Đừng sợ – Fernandez
1) Dũng cảm trong đời
thường
Trong bài Tin
Mừng Thánh lễ hôm nay (Mt 10,26-33), Chúa Giêsu nhắn
nhủ chúng ta đừng sợ, nhưng hãy sống như
con cái Thiên Chúa. Nhiều khi chúng ta tình cờ gặp
những người luôn bị cuộc sống nhọc
nhằn này đè nặng. Nghịch cảnh và trở
ngại hình như cứ chực giăng mắc bủa vây
những khi người ta chỉ dựa vào sức riêng con
ngưới để thắng vượt chúng. Chúng ta
cũng cũng thường gặp những Kitô hữu hay
xấu hổ khi phải nói về Chúa hay phải nói không
với cái xấu và trong những lúc cần phải xưng
mình là những môn đệ trung thành của Đức
Kitô. Họ sợ những lời người ta nói ra nói vào,
sợ luôn những nhận xét phê bình, sợ phải
lội ngược dòng đời hay bị nhòm ngó
để ý. Chắng lẽ giữa môi trường ngoại
giáo nơi mà người ta thường đề cao
những giá trị tiền tài của cải một Kitô
hữu lại không thể để cho người ta chú ý
đến mình hay sao?
Chúa Giêsu nói chúng
ta đừng quan tâm đến phê bình chỉ trích hay vu
khống. "Vậy anh em đừng sợ người
ta. Thật ra, không có gì che giấu mà sẽ không
được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà
người ta sẽ không biết” (Mt 10 26-33). Thật là
xấu hổ nếu như có ai khám phá ra chuyện chúng ta e
ngại loan báo khắp năm châu bốn bể cho mọi
người biết chân lý mà Thiên Chúa đã ký thác cho chúng ta!
Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói
ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai thì hãy lên
mái nhà rao giảng. Nhiều khi chúng ta giữ yên lặng vì
đó là hành động tốt nhất phải làm, có
thể là vì những lý do khôn ngoan siêu nhiên hay động
cơ đức ái nhưng không bao giờ được
viện cớ sợ hãi hay nhút nhát. Là những Kitô hữu,
chúng ta không được làm bạn với bóng tối hay
trở thành những xó xỉnh ẩn nấp; chúng ta là
bạn hữu của ánh sáng, của công khai cởi mở
trong ngôn từ và hành động. Thời đại chúng ta
đang sống đây lại càng tới mức cần
chúng ta công bố chân lý sự thật một cách rõ ràng minh
bạch. Sự giả dối và ngộ nhận hiện
đang dẫn đưa nhiều tâm hồn tới chỗ
lầm đường lạc lối. Có vẻ là phi lý,
nhưng nhiều khi ngay cả học thuyết đúng
đắn, những quy tắc ưlng xử luân lý (vốn
thường theo sát lương tâm người ta trong lao
động và trong cuộc sống gia đình, là lẽ
thường tình của lương tri) lại bị coi
nhẹ kém cả học thuyết sai lầm kỳ quặc
mà người ta coi là “tiên tiến” hay “tiến bộ”.
Chúng ta không nên sợ
mất những uy tín hào nhoáng giả tạo, hay bị
chỉ trích phê bình hay thậm chí có khi bị sát hại vì
chúng ta lội ngược dòng hay đi ngược lại
những gì đang được coi là thịnh hành. Chúa
Giêsu quả quyết rằng: "Phàm ai tuyên bố nhận
Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng
sẽ tuyên bố nhận người ấy trước
mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn ai
chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy
cũng sẽ chối người ấy trước
mặt Cha Thằy, Đấng ngự trên trời".
Người vẫn hằng ban thưởng cho chúng ta
một cách trọn vẹn cho tất cả những
lần chúng ta bị người đời hiểu
lầm vì chúng ta đã sống dũng cảm trong cuộc
đời này, trong một thế gian thường xuyên
mất khả năng hiểu biết mọi điều
trừ ra những giá trị vật chất. Thánh Phaolô nói
rằng: "Tôi coi mọi sự khổ đau đời
này không ra gì so với vinh quang đã được tỏ
hiện cho chúng ta" (Rm 8,18). Vì thế, thánh Gioan Kim
khẩu chú giải thêm rằng, ai mà lại không ra sức
đạt được vinh quang cao cả ấy,
để sống thân thiết bằng hữu với Thiên
Chúa, mang lấy Đức Kitô trong mình, nhận lãnh
những phần thưởng từ Thiên Chúa ban sau bao
nỗi đớn đau âu lo của trần thế.
Nếu những người lính chiến trần gian này
vinh quang trở về cố hương sau khi đã chiến
thắng quân thù, thì còn gì vinh hiển và đáng ca ngợi
hơn một khi chúng ta khải hoàn trở về thiên
quốc sau khi đã chế ngự được quỷ
dữ...; giương cao dấu hiệu chiến
thắng...; được ngồi bên hữu Thiên Chúa khi
Người đến xét xử, được
đồng thừa tự với Đức Kitô;
được xếp hàng với các thiên thần, với
các Tổ Phụ, các Tông đồ và các tiên tri;
được hân hoan vui mừng vì có Nước Trời
là của mình.
2) Sức mạnh của chúng ta là
biết mình trở nên con cái Thiên Chúa
Dù sống hay
chết cũng không sợ, nhưng luôn luôn vui tươi
khi phải giáp mặt với những khó khăn trầm
trọng nhất, kiên trì đương đầu với
những trở ngại đòi hỏi nhiều nỗ
lực hy sinh, bình thản chịu đựng bệnh
tật. Yên tâm trước một tương lai bấp
bênh... Thiên Chúa muốn chúng ta sống như thế đó.
Những khi có thể đươc, chúng ta nên
thường xuyên mỗi ngày nhớ rằng chúng ta đã là
con cái Thiên Chúa, đặc biệt là kẻ hi chúng ta bị
những âu lo tương lai đen tối bủa vây
tấn công. Hai con chim sẻ chỉ bán được
một hào phải không? Thế mà, không một con nào rơi
xuống đất ngoài ý của Cha anh em. Thì đối
với anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên
đầu anh em, Người cũng đếm cả
rồi. Vậy anh em đừng sợ, anh em còn quý giá
hơn muôn vàn chim sẻ.
Như thế
Thiên Chúa đã tỏ rõ tình cảm vĩ đại Ngài dành
cho chúng ta và cái giá trị to lớn Ngài đã đặt
nơi con người. Thánh Hiêrônimô đã chú giải đoạn
Tin Mừng này như sau: Nẻo những con chim sẻ rê
mạt kia vẫn luôn nhờ sự Quan Phòng của Thiên Chúa
mà chẳng hề con nào rơi xuống, anh chị em là
những thụ tạo đã được phú ban một
định mệnh vĩnh cửu nhờ có linh hồn
bất tử làm sao có thể lo sợ Đấng mà anh
chị em tôn kính là Cha sẽ không chăm lo săn sóc cho anh
chị em cách riêng hay sao?
Việc
được làm con cái Thiên Chúa sẽ củng cố
tăng cường sức mạnh cho chúng ta khi những
yếu đuối bản thân bủa vây tư bề và
những trở ngại giăng mắc trên
đường đời; khi phải đương
đầu với những khó khăn giữa một môi
trường luôn luôn thù nghịch với Thiên Chúa và
nhiều khi đối nghịch thô bạo với những
lý tưởng Kitô giáo. Trong bài đọc thứ nhất
tiên tri Giêrêmia ngỏ lời với chúng ta nhưng Đức
Chúa ở bên tôi như người chiến binh oai hùng.
Đây chính là tiếng kêu thống thiết của tiên tri
trong cảnh lẻ loi bị quân thù bao vây tư bề.
Những khi nguy hiểm cận kề, hay mây mù bão tố
giăng kín, chúng ta có thể lập đi lặp lại
những lời tự nhủ mình như thế này Thiên
Chúa, là Cha tôi, Ngài luôn ở bên tôi như người
chiến sĩ oai phong. Có Chúa là ánh sáng và là ơn cứu
độ của tôi, tôi còn sợ gì ai? Dominus, illuminatio mea
et salus mea, quem timebo? (Tv 27,1)
Và đây là
điều làm cho chúng ta thắng được thế
gian, đó là lòng tin của chúng ta (1Ga 5,4), Thánh Gioan tông
đồ đã tuyên bố như thế giữa lúc bao
nhiêu khó khăn đang ập tới ào ạt từ một
thế giới ngoại giáo. Chính trong thế giới đó
người Kitô hữu, vẫn là những công dân bình
thường, đã lao động trong những ngành
nghề khác nhau và thực hiện sứ vụ tông
đồ một cách có hiệu quả. Và nền tảng
vững chắc của một đức tin không hề lay
chuyển tạo đà phát triển cho một niềm tin
không mơ hồ hay ngây ngô chút nào, nhưng là một
niềm kiên vững hân hoan của Kitô hữu, mặc dù có
nhiều giới hạn và sự xấu xa bản thân, luôn
biết rằng Đức Kitô đã nhờ Cây Thập Giá
và Sự Sống lại của Người mà chiến
thắng vinh quang. Có Chúa là ánh sáng và là ơn cứu
độ của tôi, tôi còn sợ gì ai? Lạy Chúa, con còn
sợ gì nữa? Con còn sợ ai nữa? Vì Chúa là
ngườl canh giữ bảo vệ của cuộc
đời con.
3) Can đảm và tín thác vào Thiên
Chúa giữa mọi thử thách lớn nhỏ trong
đời sống thường ngày
Chúa Giêsu khuyên
chúng ta đừng sợ gì cả, ngoại trừ tội
lỗi là nguyên nhân phá hủy tình thân hữu với Thiên Chúa
và dẫn chúng ta tới chỗ bị án phạt đời
đời. Khi đối diện những khó khăn, chúng
ta phải tỏ ra mạnh mẽ và can đảm, như những
người con đích thực Thiên Chúa. Chúa Giêsu
thường bảo chúng ta đừng sợ những ai
chỉ giết được thân xác anh em nhưng không
thể huỷ diệt linh hồn; anh em nên sợ
người có thể hủy diệt cả hồn lẫn
xác anh em trong hỏa ngục. Kính sợ Thiên Chúa là một
trong bẩy ơn Chúa Thánh Thần, sẽ giúp chúng ta
chiến đấu một cách kiên quyết hơn với
tội lỗi, với tất cả những gì có thể
chia rẽ chúng ta với Thiên Chúa. Đức kính sợ
ấy sẽ nhắc nhở chúng ta xa tránh những dịp
tội lỗi chớ quá tự tin vào chính mình, hãy luôn
nhớ rằng bản thân chúng ta có một đôi chân
đất sét, mỏng dòn dễ vỡ. Những sự
dữ phần xác, ngay cả cái chết, cũng không
thấm tháp gì khi so sánh với những sự dữ
phần hồn, với tội lỗi.
Chúng ta không nên
lo lắng bất cứ chuyện gì trừ ra lo sợ
đánh mất Thiên Chúa. Nỗi lo sợ canh cánh này chính là
tâm tình con thảo không muốn làm mất lòng Chúa. Nhiều
lúc trong cuộc đời, chúng ta có thể trải qua
nhiều thử thách lớn lao. Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta
nhiều ơn cần thiết để chúng ta chịu
đựng vượt qua và lớn lên mãi trong đời
sống nội tâm. Ơn của Ta đủ cho các con, Chúa
Giêsu đã bảo chúng ta như thế.
Đấng
đã giúp thánh Phaolô xưa kia thì nay cũng giúp đỡ
chăm sóc chúng ta những khi chúng ta chạy đến kêu
cầu Thiên Chúa, khiêm tốn và tin tưởng: Lạy Chúa,
xin Chúa đừng tin con. … nhưng con đây, con đặt
hết lòng tin vào Chúa. Rồi khi chúng ta cảm thấy trong
trái tim này cái nhìn yêu thương cảm thông và dịu dàng
của Đức Kitô - vì Người không bao giờ
bỏ rơi chúng ta – chúng ta sẽ hiểu ra đầy
đủ ý nghĩa của những lời thánh Phaolô tâm
sự: ‘virtus in infirmitate perficitur’. Vì khi tôi yếu, chính là
lúc tôi mạnh. (2Cor 12,9). Nếu chúng ta có đức tin vào
Chúa Giêsu, mặc dù đã bao lần chúng ta làm lỡ - hay,
đúng hơn, mặc dù chúng ta có biết bao lầm lỡ
- chúng ta vẫn cứ trung thành với Thiên Chúa Cha chúng ta:
quyền năng thần linh của Ngài sẽ chiếu sáng
trên chúng ta, và luôn nâng đỡ những yếu đuối
của chúng ta.
Tuy nhiên, trong
đời thường chúng ta sẽ phải sống
mạnh mẽ và dũng cảm cả trong những
chuyện nho nhỏ: những khi chúng ta lịch sự
nhưng cương quyết từ chối một lời
mời đi đến những chốn mà một Kitô
hữu đàng hoàng sẽ cảm thấm bứt rứt khó
chịu, những khi chúng ta phải mạnh dạn góp ý cho
các giáo viên đang dậy dỗ con em chúng ta; những khi
chúng ta phải cắt ngang câu chuyện nào đang đến
hồi rẽ sang chuyện đáng ngờ hay những khi
thấy có một cơ hội mời người bạn
nào đó đi nghe hội thảo về đức tin, hay
gợi chuyện dẫn tới cơ hội khéo léo khuyên
nhủ ai đó đi xưng tội. Công việc tông
đồ đầy tham vọng của chúng ta
thường bị trì trệ hay đình đốn chỉ
vì cái tính rụt rè nhút nhát trong những chuyện nho nhỏ
như thế thôi. Và cũng chính nhờ những can
đảm trong những việc nho nhỏ như thế mà
cuộc sống chúng ta thêm nhiều hoa trái.
Trong giờ phút
bị bỏ rơi bên thập giá, Đức Nữ Trinh
Maria đã đứng đó bên Con mình, sẵn lòng cùng chung
một số phận với con. Chúng ta hãy xua tan nỗi
sợ sệt không dám sống như những Kitô hữu có
trách nhiệm những lúc môi trường chúng ta đang
sống không còn dễ dàng thuận lợi. Những lúc
ấy Đức Maria sẽ đứng bên chúng ta, giúp
đỡ chúng ta trong mọi cơn khốn khó.
|