Chờ đợi gì nơi cuộc sống?
Vào
tuần thánh năm 1980, một đài phát thanh nước
Áo truyền đi một bài phỏng vấn vô cùng cảm
động. Người được phỏng vấn là
một nữ sinh viên đang nằm chờ cái chết
đến từng ngày tại một bệnh viện
ở thủ đô Áo. Cô phát biểu cảm nghĩ
của mình như sau:
- Sau khi bác
sĩ chuẩn đoán và cho biết tôi mắc chứng
sưng bạch huyết, tôi có cảm tưởng như
trời sập xuống trên tôi. Tuy nhiên, với đức
tin tôi có cảm thấy như Chúa muốn gửi
đến cho tôi một cơ may mới. Từ
hai ba năm nay tôi đã bắt đầu có một cái nhìn
mới. Tôi nhận ra đau khổ của riêng tôi
cũng như của những người chung
quanh phản ảnh chính nỗi đau khổ của Chúa
Giêsu chịu đóng đinh và bị bỏ rơi trên
thập giá. Tôi đã tìm cách yêu thích nỗi
đau khổ ấy.
Chính
vì muốn chấp nhận đau khổ mà cô gái đã ghi
danh vào trường y khoa. Nằm trên giường bệnh, biết mình không còn
sống bao lâu nữa, vậy mà cô vẫn cầm trên tay một cuốn sách và một cây viết.
Cô giải thích:
- Không ai có
thể nói cho tôi biết chắc một trăm phần
trăm là tôi sẽ không học xong hoặc tôi sẽ không
bao giờ trở thành bác sĩ. Tuy nhiên,
vẫn luôn có những phép lạ. Và riêng
tôi, tôi xác tín rằng tôi phải thực thi ý Chúa, nếu tôi
muốn tiến tới. Đó là cách
thế tôi chuẩn bị đón nhận cái chết,
chuẩn bị đi vào thiên đàng. Tôi
để Chúa làm việc hầu cho tất cả mọi
việc trở thành tình yêu. Tất
cả mọi sự, từ việc học hành của tôi
cho đến những việc nhỏ mọn tôi làm cho
người khác. Bởi vì tôi không làm
được những việc quan trọng nữa.
Không khỏi
ngạc nhiên trước những lời phát biểu trên
đây, người phóng viên liền hỏi:
- Tôi đọc
thấy trên gương mặt của cô niềm vui và hy
vọng, thế nhưng cô còn chờ đợi gì nơi
cuộc sống này?
Cô mỉm
cười nói:
- Tôi chờ
đợi mọi sự từ cuộc sống. Nhưng trên hết mọi sự là tình yêu của
Chúa. Chính Ngài cho tôi nếm thử thiên
đàng. Chỉ có như thế tôi
mới đương đầu được với
những đau khổ đang đè nặng trên tôi.
(Trích Món Quà Giáng Sinh)
"Anh
em đừng sợ". Sợ hãi làm cho chúng ta ra tê liệt, làm cho chúng ta
không còn là chính chúng ta nữa. Trong cuộc sống ngày
nay, chúng ta có biết bao nhiêu là cái sợ: sợ gặp
phải đau khổ, sợ mất việc làm, sợ cô
đơn, sợ thất bại, sợ tai
nạn, sợ chết... không phải riêng chúng ta. Chúa Giêsu
cho chúng ta thấy chính các Tông đồ xưa cũng đã
phải trải qua nhiều cái sợ: sợ địch
thù, sợ nói trước công chúng, sợ bị bỏ
rơi, và nhất là sợ chính Thiên Chúa bỏ rơi.
Tại
sao lại có nhiều sự sợ hãi như thế? Phải chăng chúng ta chưa
cảm nghiệm được ý nghĩa của cuộc
sống đích thực, chưa thực sự đặt
niềm tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa, chưa
cảm nghiệm được tình yêu bao la của Ngài!
Ngày nay chúng ta sợ không giám nói lên niềm tin của chúng ta
vào Thiên Chúa trước thế giới đầy tân
tiến. Nhiều người còn cho rằng một ngày nào
đó, khoa học sẽ chứng minh cho chúng ta thấy
đức tin vào Thiên Chúa của chúng ta sẽ vô ý
nghĩa...
Không, dù tài ba
mấy đi chăng nữa, dù tân tiến mấy chăng
nữa con người khoa học vẫn "không một
lời" trước cái chết của một
người thân mình! Chỉ có đức tin vào Thiên Chúa
mới có thể mang lại ý nghĩa và làm tan biến
sự sợ hãi. Sức mạnh của khoa học không
thể nào phá hủy được phẩm giá cao quí
của con người: những người con đáng yêu
của Thiên Chúa, và chỉ tình yêu Ngài mới xứng
đáng. Đừng sợ, hãy sống như cô nữ sinh
Áo: đi tìm cho mình một ý nghĩa cuộc sống đích
thực trong hạnh phúc cũng như trong đau khổ,
và giám làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa. "Này
đây, Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến
tận thế".
|