Các con đừng
sợ
Đâu
là những nỗi sợ của chúng ta? Đứng
trước những lời “Các con đừng sợ, hãy
sợ, chớ sợ” của bài học ngày hôm nay, làm sao không
nghĩ đến những người anh em của chúng ta
đang sống tại các nước độc tài
hoặc tại Châu Mỹ La tinh đang bị đe dọa
và bách hại? Hiện nay có nhiều
vị tử đạo hơn là vào thời kỳ
đầu của Giáo hội. Đây là
một điều người ta cố quên tại
những nước mà việc tỏ ra mình là người
Kitô hữu không nguy hiểm bao nhiêu. Trước
hết bài suy niệm của chúng ta phải hướng
về những người có lý do để hết
sức sợ hãi, và về những người có thể
chế ngự nỗi sợ của mình, đó là những
người rao giảng Tin Mừng một cách anh hùng.
Nhưng trong khi
cầu nguyện cho những người anh em bị bách
hại của chúng ta và trong khi ngưỡng mộ họ,
chúng ta đừng từ chối một câu hỏi có thể
là khó chịu: ‘tôi có sợ hãi không?’
Đây không
phải là những nỗi sợ của “cá nhân” của
chúng ta: sợ đau khổ, sợ già hoặc sợ bom
hạt nhân. Tin Mừng nói về những nỗi sợ
trước điều mà đức tin đòi hỏi:
sợ di luỵ đến bản thân, sợ dấn thân
trong việc dạy giáo lý hoặc trong việc tông
đồ khó khăn, sợ mất thời giờ,
tiền bạc hay có lẽ linh hồn của mình vào đó.
Khi Matthêu viết những câu vừa đen
tối vừa làm hứng khởi này, Giáo hội của
ngài đã nếm trải đủ loại khó khăn
ở bên trong và những bách hại ở bên ngoài. Ba
ngọn cờ ngài giương lên rất cao, nếu
cần, sẽ làm cho chúng ta can đảm.
Sự khuyến khích đầu
tiên: các con đừng sợ rao giảng Tin Mừng. Trong cuộc sống công khai
của mình, Chúa Giêsu không thể mạc khải tất
cả. Người ta không hiểu đó là cái
gì và sứ điệp của Ngài tiến triển trong bóng
tối. Nhưng đã có lễ Phục
sinh và lễ Hiện xuống. Những
người sợ hãi của ngày thứ sáu tuần thánh
đã trở thành những người linh hoạt các
đám đông. Không có lời mời gọi can
đảm nào mạnh mẽ cho bằng bài đọc trong
sách Công vụ Tông đồ. Chúng ta phải thường
xuyên đi vào trong bầu không khí xác tín và can đảm
của các Kitô hữu đầu tiên. Một
sự sợ hãi kỳ lạ đã xâm chiếm chúng ta
kể từ công đồng Vatican II, đó là sợ
trở thành những kẻ “háo thắng”. Chắc
chắn phải tìm lại sự đơn sơ
và sự kín đáo, nhưng không phải để
đắm chìm trong một Kitô giáo toàn những người
câm. Giữa các tiếng la của thế giới, chúng ta
phải nghe tiếng la của Tin Mừng: “Các con hãy đi
loan báo Tin Mừng giữa ban ngày, trên mái nhà!”.
Đó là một cuộc chiến tôn trọng con
người. Có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ
đứng trước những kẻ tra tấn
cương quyết bắt chúng ta chà đạp Thánh giá,
nhưng khi chúng ta bị cám dỗ xấu hổ vì Chúa Kitô
tại nơi làm việc chẳng hạn, thì ước gì
lời cảnh báo của Ngài làm cho chúng ta trấn tỉnh
đúng lúc: “Nếu các con nói về Thầy, Thầy cũng
sẽ nói về các con; nếu các con chối Thầy,
Thầy cũng sẽ chối các con”.
Sự khuyến khích thứ hai
đối với những người anh em chúng ta bị
đe doạ tra tấn và chết chóc: “Các con đừng
sợ những kẻ giết hại thân xác các con, các con
hãy sợ Đấng có thể giết chết linh hồn
các con”. Đây là
một nguyên tắc quan trọng và sáng chói để phân
biệt giữa những nỗi sợ tốt và những
nỗi sợ xấu. Cuối cùng chỉ có
một điều cần phải sợ mà thôi, đó là
người ta giật chúng ta ra khỏi Chúa Kitô, giật
chúng ta ra khỏi sự sống vĩnh cửu với Thiên
Chúa. Nhưng các bạn đã biết tiếng la
chiến thắng chống lại mọi nỗi sợ hãi
này rồi: “Nếu Thiên Chúa thân với ta, ai dám nghịch
với ta?” (Rm 8,31). Không bị đe
doạ lắm, có lẽ chúng ta cần phải xác minh
những nỗi sợ hãi của chúng ta: chúng ta có sợ
nhất những gì và những người có thể làm suy yếu
đức tin của chúng ta hay không?
Sự khuyến khích thứ ba:
chúng ta có một người Cha trên trời, Chúa Giêsu nói điều đó
với những ẩn dụ dí dỏm Ngài dùng để
truyền đạt một chân lý quan trọng: “Không có con
chim sẻ đáng giá một xu nào rơi xuống
đất mà không ngoài ý Cha các con trên trời, tóc trên
đầu các con Ngài cũng đã đếm hết”.
Tốt hơn
là người ta có thể nói đến sự quan phòng hay
không? Đây không phải là sự siêu tổ
chức của một Thiên Chúa có bộ óc điện toán.
Đây là sự quan tâm chú ý của một người Cha
nói với chúng ta qua Con của Ngài: “Con biết, đối
với Ta Con đáng giá hơn tất cả các con chim
sẻ trên thế giới này”.
|