Thánh
Thể
Một hôm,
người ta hỏi một em bé chín tuổi mới
được rước lễ lần đầu:
“Đâu là sự khác biệt giữa cây thánh giá và Mình Thánh
Chúa?”. Em bé ấy đã trả lời
rất hay và rất đúng rằng: “Trên cây thánh giá,
người ta thấy Chúa Giêsu. Nhưng Ngài
không có ở đó. Còn trong bánh Thánh,
người ta không thấy Ngài, nhưng Ngài ở trong
đó”. Đúng vậy, về phép Thánh Thể
người ta không thể nhìn bằng con mắt xác
thịt, mà chỉ có thể nhìn bằng con mắt
đức tin, bởi vì đây là một mầu nhiệm
đức tin, nhưng đây cũng là một mầu
nhiệm của tình yêu thương. Chúng ta hãy
tìm hiểu nhân ngày lễ trọng kính Mình Máu Thánh Chúa hôm nay.
Trong bữa tiệc ly, bữa tiệc cuối cùng của
Chúa Giêsu với các môn đệ vào chiều ngày thứ
năm tuần thánh, Chúa đã làm một việc rất quan
trọng, đó là biến bánh miến thành thịt Ngài và biến
rượu nho thành máu Ngài, đồng thời Chúa
truyền cho các môn đệ hãy làm như vậy để
tưởng nhớ đến Ngài. Như vậy, bữa
tiệc ly này đã trở thành thánh lễ đầu tiên do
chính Chúa Giêsu, là linh mục tối cao, cử hành, và việc
biến bánh rượu trở nên Mình Máu Ngài là bí tích Thánh
Thể do Chúa thiết lập và Chúa muốn sự kiện
cao quí này, tức là thánh lễ, được tiếp
diễn luôn mãi qua các môn đệ của Ngài.
Vì
thế, trong thánh lễ, khi linh mục lặp lại
những lời của Chúa Giêsu: “Này là Mình Thầy”, này là
chén Máu Thầy”, tức thì bánh không còn là bánh, rượu
không còn là rượu nữa, nhưng là Mình và Máu Chúa Giêsu. Dĩ nhiên đây là
một chân lý cao siêu, vượt quá sự hiểu biết
của trí khôn loài người. Bởi vì trước
và sau khi linh mục đọc lời truyền phép, chúng ta
có nhìn xem, đụng chạm tới hay nếm một
tấm bánh chưa truyền phép và một hình bánh đã
truyền phép, chúng ta chẳng thấy có gì khác nhau, hay là có
đưa vào phòng thí nghiệm để phân chất, chúng
ta vẫn thấy như thường về phẩm
chất, khối lượng và hình thức. Tuy nhiên, theo đức tin, thì lại khác xa nhau
một trời một vực: một đàng là Mình Máu Thánh
Chúa Giêsu, một đàng là tấm bánh nhỏ bé, tầm
thường. Chính vì thế, sau truyền phép, linh mục
lớn tiếng công bố: Đây là màu nhiệm đức
tin.
Đúng
vậy, Thánh thể là một bí tích đức tin. Nhưng cũng còn
là bí tính tình yêu. Tại sao vậy?
Thánh Gioan tông đồ đã viết: Chúa Giêsu đã yêu
thương các môn đệ của Ngài và đã yêu
thương họ đến cùng. Yêu
thương đến cùng có nghĩa là yêu thương
đến tột bực. Tột
bực tình yêu của Chúa Giêsu ở đây là việc
lập phép Thánh Thể, để từ nay Ngài trở thành
nơi gặp gỡ tình yêu giữa Ngài với chúng ta và
giữa chúng ta với nhau.
Sau
hết, Thánh Thể còn là bí tích của sự chia sẻ. Chúng ta biết: Chúa Giêsu đã
lập bí tích Thánh Thể trong bầu khí thân tình của
một bữa ăn từ giã. Tấm
bánh Chúa đã cầm và phân chia cho các môn đệ cũng
như chén rượu Ngài đã trao cho các môn đệ là
để họ cùng ăn cùng uống trong tình huynh
đệ, và chính việc chia sẻ này đã
được Chúa dùng như dấu chỉ để các
môn đệ làm mà nhớ đến Ngài. Cũng vậy, ý
thức chia sẻ đòi buộc mỗi người chúng
ta không được đóng khung những buổi cử
hành Thánh Thể bên trong nhà thờ, nhưng phải sống
mầu nhiệm Thánh Thể, mầu nhiệm yêu
thương ngay trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta
cũng không thể cử hành Thánh Thể một cách trung thực
nếu chúng ta sống dửng dưng ích kỷ, không quan tâm
đến những anh chị em chung quanh. Nếu
chúng ta nghèo của cải vật chất, chúng ta hãy chia
sẻ, hãy cho nhau tình thương, sự thông cảm,
vị tha, bác ái dưới mọi hình thức với
hết mọi người.
Bí
tích Thánh thể cao quí biết bao và đem lại ơn ích
biết bao nhiêu. Thế mà nhiều người vẫn còn thờ
ơ hoặc chưa yêu mến cho thật đầy
đủ. Được bao nhiêu
người rước lễ, có người chỉ
rước lễ một năm một lần. Nhiều người rước lễ không nên,
hoặc không chuẩn bị đầy đủ hoặc
không cám ơn đàng hoàng. Đến nhà thờ là
gặp Chúa, tâm sự với Chúa, thế mà có những thái
độ bất kính: nói chuyện riêng, có những cử
chỉ bất kính. Chúng ta hãy xin Chúa tha thứ
và cố gắng sống tốt đẹp hơn.
|