Thánh Lễ nối dài
Nhân ngày lễ kính Mình
và Máu Thánh
Đức Kitô hôm nay, tôi muốn
trình bày về mối liên hệ giữa
thánh lễ với cuộc đời mỗi người chúng ta. Mối liên hệ ấy
được diễn
tả qua hai ý tưởng.
Ý tưởng thứ nhất: cuộc đời chính là một thánh
lễ được
nối dài.
Thực vậy,
có nhiều người trong chúng ta chỉ
sống đạo trong nhà thờ,
nhưng lại không sống đạo giữa lòng cuộc đời. Tới nhà thờ,
họ là những con chiên ngoan. Nhưng khi thánh lễ
kết thúc, bước xuống cuộc đời, họ lại vội vã dẹp
bỏ niềm tin, như cởi bỏ bộ quần áo đẹp
họ mặc vào khi đi
tham dự thánh lễ, cất kỹ trong tủ, để hóa kiếp trở thành một loài lang sói
bằng những hành động thù oán, bất
công và ghen
ghét.
Họ tách
biệt thánh lễ ra khỏi
cuộc đời và trong suốt
khoảng thời gian còn lại,
họ quên đi mình là
người Kitô hữu.
Tôi nghĩ rằng cách sống đạo chỉ hạn hẹp trong bốn bức tường nhà thờ chắc chắn sẽ không thể nào làm đẹp
lòng Chúa, bởi vì chính
Ngài đã muốn chúng ta phải sống
đạo giữa đời. Ngài đòi hỏi chúng ta phải trở
nên như men trong bột, như muối trong thức ăn, như ánh sáng trong
đêm tối. Nghĩa là tình thần
của Phúc âm phải thấm
nhiễm vào toàn bộ cuộc
sống chúng ta, rồi từ
nền tảng ấy, nó dần
dần cải tạo cái môi
trường xã hội chúng ta đang tiếp
xúc.
Khi vị Linh mục
nói với chúng ta:
-
Lễ đã xong, chúc anh
chị em ra về bình
an.
Điều ấy không có nghĩa là:
thánh lễ đã kết thúc khi cánh
cửa nhà thờ khép lại, trái lại còn phải
mở ra cho chúng ta
một thánh lễ khác nữa,
thánh lễ giữa lòng cuộc đời, thánh lễ của chính cuộc sống.
Điều ấy
còn muốn nói lên rằng
chúng ta phải kéo dài thánh lễ
từ nhà thờ đến cuộc sống, phải biến cuộc đời chúng ta trở
thành một thành lễ nối dài, phải thực hiện tinh thần thánh lễ trong chính môi trường
và hoàn cảnh
xã hội. Hay nói một cách khác: điều quan trọng không phải chỉ là phải
sống đạo trong nhà thờ,
mà còn phải
sống đạo trong cuộc đời. Mỗi người chúng ta phải trở
nên muối ướp cho xã hội khỏi
ươn thối, phải trở nên men làm cho
xã hội dậy lên hương
thơm thánh thiện, phải trở nên ánh sáng
phá tan bóng tối đang bao phủ xã
hội. Và như vậy,
cuộc đời chính là một
thánh lễ được nối dài.
Ý tưởng thứ hai: Dưới một góc độ
nào đó, Thánh lễ cũng chính là cuộc đời
được kết
đọng lại.
Thực vậy,
nhiều khi chúng ta đã
có quan niệm
sai lạc, coi việc đi tham dự
thánh lễ như đi xem một vở
kịch, một cuốn phim, để rồi có thái độ
hoàn toàn thụ động và dửng dưng.
Trong khi đó, thánh lễ đòi hỏi mỗi người tham dự phải có một thái
độ tích cực. Chúng ta cùng dâng thánh lễ
với vị Linh mục, bởi vì chúng
ta cùng sống
một tâm tình, cùng dâng
một lễ vật là Mình
và Máu thánh
Đức Kitô.
Ngoài ra, lễ vật
riêng tư của mỗi người còn là những lao công
vất vả, những khổ đau buồn phiền, những gian nguy thử
thách mà chúng ta gặp
phải trong cuộc sống. Chúng ta dâng
lên cùng với Mình và Máu thánh
Đức Kitô, nhờ đó những hy sinh nhỏ bé và tầm
thường của
chúng ta sẽ có được
một giá trị thiêng liêng to lớn, trở nên như
một góp phần vào hy lễ thập
giá, đồng thời trở nên như những
sợi chỉ vàng dệt thành tấm vải cuộc đời của chúng ta.
Như thế,
dưới một góc cạnh nào đó, thánh
lễ cũng chính là cuộc
đời được
kết đọng lại. Chúng ta nên nhớ rằng:
Thánh lễ trong nhà thờ
cần phải được tiếp nối trong cuộc sống thường ngày bằng cách chấp nhận những gian khổ là như
thập giá Chúa muốn chúng ta vác
lấy, cũng như bằng cách thực thi những hành động bác ái yêu
thương, giúp đỡ những người chung quanh. Đồng thời, cuộc
sống của chúng ta cũng
cần phải được cử hành trong thánh
lễ tại nhà thờ bằng
cách dâng lên Chúa những
thập giá, những hy sinh chúng ta
gặp phải.
Và như vậy, có một sự
pha trộn,
có một sự hòa nhập,
có một sự liên hệ
mật thiết giữa thánh lễ được cử hành trong
nhà thờ với cuộc đời chúng ta đang sống.
|