Mình Máu
Thánh Chúa – R. Veritas
(Trích trong ‘Sống Tin Mừng’)
Một
Mục sư nọ kể lại câu chuyện sau đây:
Hai
người lính vào trong một Giáo đường. Họ đứng giữa
cộng đoàn đang sốt sắng cầu nguyện,
người lính lớn tiếng đe dọa: Ai không bỏ đạo sẽ
bị bắn chết tại chỗ. Ai bỏ đạo
thì đứng sang bên phải và được thả
về; những người còn lại chuẩn bị
để chết vì niềm tin của mình.
Nhưng
trong bầu khí hoàn toàn tin tưởng, không ai rời
khỏi vị trí mình đang cầu nguyện.
Trước
bầu khí thinh lặng và thánh thiêng ấy, hai người
lính kia thả súng xuống và nói: Chúng tôi là những người
Kitô, sở dĩ chúng tôi đã hành xử như vừa
rồi là vì chúng tôi muốn thử xem có ai là người
sẵn sàng chết cho niềm tin của mình không? Và chỉ những người như thế
mới đáng được về.
Bài Phúc Âm
của Chúa Nhật Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa tra vấn các
người Kitô, mỗi người chúng ta có quyết
liệt đến mức sẵn sàng chết vì
điều mình tin chăng?
Sách
Phúc Âm của Gioan đã thuật lại cho độc
giả tới màn khá gay cấn. Sau bài Tin Mừng, tác giả cho biết nhiều môn
đệ của Chúa Giêsu không ngần ngại nói trắng
ra điều họ nghĩ: "Lời này chướng
tai quá, ai mà nghe nổi" (Ga 6,60).
Kết quả là nhiều môn đệ rút lui không còn tin vào
Chúa Giêsu nữa, không còn đồng hành chung
với Ngài nữa. Đó là lúc chính Chúa Giêsu đã muốn
nhóm Mười Hai phải xác định rõ lập
trường về niềm tin của mình: "Cả anh em
nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?". Chúng ta biết, một bên là Phêrô đã
tuyên xưng thay cho các Tông Đồ: "Thưa Thầy,
bỏ Thầy chúng con biết đến với ai.
Thầy mới có những Lời ban sự sống
đời đời". Và bên kia là
Giuđa Iscariô không những bỏ Thầy mà còn phản
Thầy nữa.
Toàn bộ
chương VI của Phúc Âm thánh Gioan đặt các môn
đệ trước thái độ quyết liệt này,
các ông đã được thấy Chúa Giêsu làm phép lạ cho
bánh hóa ra nhiều (x. Ga 6,1-10), rồi đi trên mặt
nước và trong nháy mắt thuyền đã cập
bến không cần chèo chống (x. Ga 6,16-21). Rồi
cuối bài giảng tại hội đường
Capharnaum, ở đó Chúa Giêsu xưng mình là Bánh Hằng
Sống (x. Ga 6,26-59). Bài Phúc Âm hôm nay rút
từ bài diễn văn của Chúa tại Hội
Đường Capharnaum: "Ta là Bánh Hằng Sống
từ Trời xuống, ai ăn bánh này
sẽ được sống muôn đời và bánh Ta
sẽ ban chính là Thịt Ta đây để cho thế gian
được sống". Chúng ta có còn tin tưởng
vững vàng vào Lời Chúa phán hay không?
Ngày
3.5.1999, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã cử hành Thánh
Lễ Mình và Máu Thánh Chúa tại đền thờ thánh Gioan
Latêranô ở Rôma.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II mong ước tất cả
mọi người hiệp ý với Ngài dâng lên Chúa Giêsu
Thánh Thể lời nguyện cho hòa bình tại Kosovo và cho
tất cả mọi người trên thế giới. Sau đây xin được trích lại bài
giảng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Thánh
Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa để chúng ta cùng hiệp ý chia
sẻ và mừng kính Lễ Mình Máu Thánh Chúa trong ngày hôm nay.
"Hỡi Sion, hãy dâng lên lời
chúc tụng Đấng Cứu Thế".
Lễ
trọng kính Mình Máu Thánh Chúa là ngày Lễ Chúc Tụng và
Tạ Ơn. Trong lễ này, dân Kitô hiệp nhau quanh bàn
thờ để chiêm ngắm và tôn thờ mầu nhiệm
Thánh Thể, nhắc nhớ hy tế Chúa Kitô, Đấng
đã ban cho tất cả mọi người ơn cứu
độ và sự bình an.
Việc
cử hành Thánh Lễ trọng thể và cuộc
rước kiệu theo truyền
thống, cả hai đều hướng đến
một mục tiêu đặc biệt là cầu khẩn tha
thiết cho "Hòa Bình". Trong khi chúng ta tôn
thờ Mình Thánh của Đấng là Đầu, là Chúa Giêsu.
Làm sao chúng ta không liên đới để
trở thành những chi thể của Người đang
chịu đau khổ vì chiến tranh?
Phải,
Thưa anh chị em thân mến,
Những
tín hữu Rôma và khách hành hương hôm nay, tất cả
chúng ta bắt đầu cầu nguyện chung với nhau
cho Hòa Bình. Chúng ta hãy cầu nguyện đặc biêt cho hòa
bình tại Kosovo. Ước chi Lời Chúa mà chúng ta
vừa nghe soi sáng và hướng dẫn chúng ta.
Trong bài
đọc thứ nhất vang lên mệnh lệnh của
Chúa: "Con hãy nhớ lại con đường mà Thiên Chúa
đã cho con đi qua" (Dnl 8,2). "Con hãy nhớ lại", đây là mệnh
lệnh thứ nhất, không phải lời mời gọi
mà là mệnh lệnh Chúa gởi đến dân Ngài
trước khi đưa họ vào đất hứa.
Thiên Chúa ra lệnh cho họ là đừng
quên.
Để
có được sự hòa bình của Thiên Chúa hứa ban
thì trước hết hãy "đừng quên", hãy
biết sử dụng những kinh nghiệm đã trải
qua, kể cả những sai lầm, người ta cũng
có thể rút ra một bài học để định
hướng tốt hơn cho con đường mình
đang đi. Khi nhìn về thế kỷ này
và nhìn về ngàn năm sắp kết thúc, làm sao chúng ta không
nhớ lại những thử thách khủng khiếp mà nhân
loại đã gánh chịu, chúng ta không thể nào quên
được, ngược lại chúng ta phải nhớ.
Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, giúp chúng ta rút ra
những bài học đúng từ những thăng trầm
chúng ta trải qua cũng như của những ai đã
đi trước chúng ta.
Lịch
sử muốn nói đến những khát vọng to lớn
là muốn có hòa bình, nhưng cũng nói đến thất
vọng mà nhân loại đã phải chịu nữa là
"nước mắt và máu". Chính ngày hôm nay
3.6.1963, cách đây hơn ba mươi năm về
trước, Đức Gioan XXIII qua đời. Ngài là vị Giáo Hoàng của "Thông Điệp
Hòa Bình Trên Mặt Đất". Thông
Điệp này đã được mọi người
đồng thanh ca tụng biết chừng nào, trong đó
có nói lên những đường nét chính đích thực cho
việc xây dựng hòa bình thế giới. Nhưng biết bao lần trong những năm qua,
người ta phải chứng kiến biết bao vụ
bùng nổ, gây chiến, bạo lực, chiến tranh trên
thế giới. Tuy nhiên, người tín
hữu không đầu hàng, người tín hữu biết
mình có sức cậy dựa vào sự trợ lực
của Thiên Chúa. Về điểm này, những
lời của Chúa Giêsu trong bữa Tiệc Ly thật là có ý
nghĩa: "Thầy để lại bình an
cho các con. Thầy đem lại bình an không như cách
thức thế gian đã ban cho" (Ga 14,27).
Ngày
hôm nay, chúng ta muốn hiểu thấu những lời này và
hiểu cách sâu xa hơn nữa. Trong tinh thần, chúng ta hãy bước vào nhà Tiệc
Ly với Chúa Giêsu qua việc Ngài trao ban chính Mình và Máu Ngài
dưới hình bánh và rượu mà Ngài đã thực
hiện ở Calvariô đang được tái diễn trong
nhiệm tích Thánh Thể. Chính trong cách thức này mà Chúa Giêsu
trao ban cho chúng ta sự bình an. Sau này Thánh Phaolô đã bình
luận: "Người là hòa bình của chúng ta".
Khi trao ban
chính Mình, Chúa Giêsu Kitô trao ban cho chúng ta chính sự bình an. Hòa
bình của Chúa không phải là hòa bình của thế gian,
nhưng hòa bình của Chúa Kitô là kết quả sự
Vượt Qua của Ngài, nghĩa là kết quả của
hy tế trong cuộc vượt qua của Ngài.
"Bánh mà
Ta ban cho là Thịt Ta để cho thế gian
được sống". Đoạn Phúc
Âm chúng ta vừa nghe, những lời này của Chúa Giêsu làm
cho chúng ta hiểu thế nào là nguồn mạch của hòa
bình đích thực. Chúa Kitô là hòa bình của chúng ta, là
Bánh được trao ban cho thế gian để
được sống. Đó là Bánh mà Thiên Chúa Cha đã
chuẩn bị, ngõ hầu để nhân loại
được sống và sống dồi dào: "Thiên Chúa
đã không tha Con Một Ngài, nhưng đã trao ban Con Một
Ngài" (Ga 3,16), để cứu
rỗi tất cả, như là Bánh nuôi sống tất
cả.
Ngôn ngữ
Chúa Giêsu dùng thật rõ ràng. Để
được sống thì không chỉ tin Chúa mà thôi, còn
cần phải sống như Chúa, sống bằng sự
sống của Chúa. Vì vậy mà Ngôi
Lời đã Nhập Thể, chết và sống lại.
Người đã ban cho ta Thánh Thần của Ngài, nhờ
vậy mà chúng ta biết Thánh Thể, ngõ hầu chúng ta có
thể sống nhờ Ngài, như Ngài sống nhờ Chúa
Cha (Ga 6,5). Bí tích Thánh Thể là bí tích
của hồng ân mà chính Chúa Kitô đã
trao ban cho chúng ta, là bí tích của tình thương và hòa bình,
là sức sống sung mãn "Bánh Hằng Sống, Bánh ban
sức sống".
Ước
gì lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa gia tăng đức tin của
chúng ta vào Chúa Giêsu, vào Bí Tích Thánh Thể. Chúa Giêsu hiện
diện trong Bí Tích Thánh Thể để ở lại
với chúng ta, ban cho chúng ta sự sống đời
đời.
Lạy Chúa
Giêsu, bước theo Chúa chúng con dấn
thân chống lại bạo lực của con người
trên con người mà không dùng đến bạo lực.
Chúng con cần có sức mạnh của tình thương
Chúa, chúng con cần lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa để
được sống sự sống của Chúa,
để được sức mạnh của Chúa,
sức mạnh của tình thương chiến thắng
trên bạo lực.
Lạy Chúa,
xin giúp mỗi người chúng con mỗi ngày trở nên
giống Chúa hơn, nhờ bí tích Thánh Thể chúng con
được lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa, chúng con lãnh
nhận sự sống của Chúa trong mình chúng con, xin cho
chúng con mỗi ngày trở nên giống Chúa nhiều hơn.
Amen.
|