Duy nhất
Trong suốt những năm
từ 1984 đến 1986, Ethiopie đã phải chịu
đựng một nạn đói khủng khiếp.
Đức Hồng y Hume ở Westminster kể lại một
sự kiện đã xảy ra, khi ngài thăm viếng
Ethiopie giữa thời kỳ nạn đói. Một trong
những nơi mà ngài thăm viếng là một trại
định cư nằm trên các sườn đồi,
tại đó, dân chúng đang chờ đợi thực
phẩm không chắc sẽ được gửi tới. Đức Hồng Y đã được chở
đến đó bằng trực thăng. Ngay khi ngài
vừa mới bước ra khỏi trực thăng, thì có
một bé trai, khoảng độ 10 tuổi, chạy
đến và nắm bàn tay của ngài.
Cháu bé không mặc quần áo gì cả, chỉ đóng
một cái khố nhỏ mà thôi. Suốt thời gian mà
Đức Hồng Y có mặt ở đó, cháu bé này không
hề buông tay mình ra khỏi bàn tay
của ngài. Trong khi Đức Hồng y và bé trai này đi
bên nhau, cháu bé có hai cử chỉ: cháu dùng một bàn tay chỉ vào miệng của mình, còn bàn tay kia
vẫn nắm chặt bàn tay Đức Hồng Y, và
ép sát bàn tay ngài lên má của mình. Sau này, Đức Hồng Y
đã nói: “Đây là một đứa trẻ mồ côi,
đã bị mất hết cha mẹ vì nạn đói. Tuy
nhiên, bằng hai cử chỉ đơn giản đó, cháu
bé đã chứng tỏ hai nhu cầu đói khát căn
bản của con người. Bằng cử chỉ
đầu tiên, cháu bé đã cho tôi thấy cơn đói
ăn của mình, và bằng cử chỉ kia,
cháu đã nói lên nhu cầu được yêu thương.
Không bao giờ tôi quên được sự kiện đó,
và cho đến hôm nay, tôi vẫn thắc mắc không
biết cháu bé đó còn sống không. Tôi còn nhớ là khi
bước lên trực thăng, cháu cứ đứng nhìn
tôi bằng một cái nhìn đầy trách móc”.
Bài đọc
hôm nay nói: “Con người không chỉ sống bằng
cơm bánh, nhưng còn bằng mọi lời từ
miệng Thiên Chúa phán ra”. Đức Giêsu đã trích dẫn
những lời này, trong khi Người bị cám dỗ
ở trong sa mạc.
Chúng
ta cần có cơm bánh hàng ngày. Đó là nhu cầu đầu tiên và cơ bản
nhất của con người. Nhưng chúng
ta còn cần nhiều hơn thế nữa. Cơm bánh chỉ nuôi dưỡng chúng ta phân
nửa mà thôi – đó là về mặt thể lý. Nhưng chúng ta còn có mặt tinh thần nữa.
Tinh thần cũng kêu gào đòi
được nuôi dưỡng. Ngay
cả đứa trẻ đang chết đói trên đây
cũng đã nhận ra điều đó. Trong Phép
Thánh Thể, chúng ta được nuôi dưỡng bằng
lương thực là lời của Thiên Chúa, lời
hằng sống có tác động an ủi, hướng
dẫn, truyền cảm hứng, và thử thách chúng ta. Và trong sự hiệp thông Thần Thánh, chúng ta
được nuôi dưỡng bằng lương
thực là sự sống đời đời.Trong bữa
tiệc Thánh Thể, chúng ta có lương thực nuôi
dưỡng tư tưởng, tâm hồn và tinh thần
của mình. Ở đây, chúng ta cảm
nghiệm được sự hiện diện kéo dài
của Đức Kitô với chúng ta. Người không
hiện diện với tư cách như là một ký ức
mơ hồ của một con người đã sống
từ trước đây rất lâu, nhưng là một sự
hiện diện đích thực, ban sự sống làm
biến đổi chúng ta. Bằng cách đón
nhận lương thực là Phép Thánh Thể, chúng ta
được nuôi dưỡng, và giống như
Đức Kitô, chúng ta cũng có khả năng nuôi
dưỡng cả những người khác nữa.
|