Bánh (1)
Hôm nay chúng
ta mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu, trung tâm của Giáo
Hội, trung tâm của đời sống đức tin,
trung tâm của giáo xứ và đời sống của
mỗi người như Công đồng Vatican II đã
nói: “Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và chóp đỉnh
của đời sống Kitô giáo”, “Bí tích Thánh Thể tích
chứa tất cả của cải thiêng liêng của Giáo
Hội: Đó chính là Đức Kitô”.
Vào năm
1263, một linh mục từ Prague, thủ đô Tiệp
Khắc, đi hành hương tới Rôma cầu xin Thiên
Chúa gia tăng đức tin cho ngài vì đang có những nghi
ngờ về ơn kêu gọi. Trên đường tới
Rôma, ngài ngừng lại ở một thị xã cách Rôma 70
dặm về phía bắc. Tại đây, trong thánh lễ,
khi truyền phép ngài nâng cao bánh lễ lên, tấm bánh đã
trở nên thịt và bắt đầu chảy máu.
Những giọt máu đã chảy xuống trên tấm
khăn thánh nhỏ màu trắng trên bàn thờ. Năm sau,
1264 Đức Giáo Hoàng Urban IV đã thành lập lễ Mình
Máu Thánh Chúa Giêsu, và ngài đã yêu cầu thánh Thomas Aquinas sáng
tác một bài ca cho ngày lễ. Thánh Thomas đã viết ra hai
bài nổi tiếng là “Tantum Ergo” và “O Salutaris” mà chúng ta
vẫn thường hát khi chầu Thánh Thể. Tấm
khăn thánh mang những vết máu vẫn còn
được lưu giữ tại vương cung thánh
đường Orvieto, phía bắc thành phố Roma.
Mặc dù
phép lạ thánh thể này đã dẫn tới việc
thiết lập ngày lễ Mình và Máu Chúa Giêsu, nhưng phép
lạ Thánh Thể nổi tiếng ở Lanciano, cũng
tại Ý, đã xảy ra nhiều thế kỷ
trước vào năm 700. Câu chuyện xảy ra tại nhà
thờ thánh Legonzanô khi một linh mục dòng thánh Basiliô
đang dâng thánh lễ bỗng trở nên nghi ngờ sự
hiện diện thực sự của Mình Máu Thánh Chúa trong
hình bánh rượu. Lúc truyền phép, sự lạ liền
xảy ra ngay trong tay vị linh mục. Bánh trở nên
thịt sống và rượu trở nên máu tươi
rồi đông đặc lại thành 5 cục to nhỏ.
Tuy đã trải qua 1300 năm rồi, ngày nay vẫn còn
thấy rõ miếng bánh đã biến thành thịt này có màu
hơi nâu, nhìn dưới ánh sáng thấy màu hồng
được đặt trong một mặt nhật quý
giá. Và năm cục máu màu vàng nghệ được
đặt trong một chén thánh bằng kính trưng bày
ở nhà thờ Lancianô để giáo dân tự do kính
viếng.
Trong 12
thế kỷ qua, giáo quyền đã cho làm nhiều cuộc
giám nghiệm vào những năm 1574, 1637, 1770, 1886. Mới
đây vào năm 1971 và 1981 một phòng thí nghiệm của
bệnh viện đã thử nghiệm lại bằng
những thiết bị khoa học tối tân. Công việc
được trao cho ông Odoardo Linoli, giáo sư môn giải
phẫu nhân hình, kiêm giáo sư mô học bệnh lý, hóa
học và hiển vi học, với sự cộng tác
của giáo sư Ruggero Bertelli thuộc đại học
đường Siena. Kết quả được công bố
vào ngày 04.03.1971 trước các vị trong giáo quyền, chính
quyền, các giới khoa học, văn học và báo chí:
-
Thịt và máu này là thịt và máu thật, của
một người có máu AB đã sống.
-
Thịt được lấy ra từ mô cơ tim
(myocardium), một phần thịt của trái tim, một
cách khéo léo tuyệt vời như do một nhà phẫu
thuật tài giỏi. Điều này có nghĩa là từ trái
tim của Chúa Giêsu, Thánh Tâm. Đây chính là biểu
tượng của tình yêu.
-
Thịt và máu không có vết tích của một
chất nào được dùng để ướp xác
cả.
-
Trong máu có các chất clorua, phốt pho, magnesium,
potassium, sodium và calcium.
Các di tích này
được lưu trữ bao nhiêu thế kỷ một
cách tự nhiên, lại chịu ảnh hưởng của
những xúc tác vật lý, không khí, sinh vật mà vẫn
giữ nguyên tình trạng như thế là một hiện
tượng kỳ lạ, khoa học không sao giải thích
được. Hơn thế nữa, điều lạ
lùng là nếu đem cân một cục máu, trọng
lượng vẫn bằng tổng số của cả
năm cục. Đem cân riêng lẻ từng cục hay cân
chung lại với nhau tổng số vẫn không thay
đổi.
Đây là hai
phép lạ Thánh Thể trong tổng số khoảng 22 các
phép lạ khác xảy ra ở khắp nơi trên thế
giới. Những phép lạ này trả lời cho những
nghi ngờ về sự hiện diện thực của
Chúa Giêsu qua hình bánh và rượu. Lòng đạo đức
và sự trung thành của chúng ta sẽ tùy thuộc vào
sự ràng buộc bởi mệnh lệnh của Chúa Giêsu
đã ban trước ngày chịu nạn: “Anh em hãy làm
việc này để tưởng nhớ Thầy”.
|