Mầu
nhiệm hiệp thông
Anh chị em thân mến,
Hôm nay chúng ta mừng kính một mầu nhiệm cao
cả, cũng là một mầu nhiệm thách đố trí
tuệ loài người. Chúng ta biết rằng mầu nhiệm
là một điều con người không thể
đạt thấu bằng trí tuệ, nhưng lại có
thể cảm nghiệm bằng đức tin, bằng lòng
mến, bằng sự hiệp thông chân thành yêu mến
với Thiên Chúa, nhất là khi Chúa muốn ban cho ta hồng
ân đó. Xin được chia sẻ một vài suy niệm
hết sức thô thiển, nhân ngày đại lễ hôm nay.
Kính mời cùng suy niệm….
a/. Câu hỏi ta sẽ nêu
trước hết, Thiên Chúa Ba Ngôi là gì? Thưa đó chính
là một mầu nhiệm; vì thế qua bao thế kỷ,
đây vẫn còn là một câu hỏi thách thức trí
tuệ con người; và cho đến ngày tận thế
cũng vẫn luôn là một dấu hỏi lớn. Dù
vậy con người biết chắc rằng mình đang
sống trong mầu nhiệm đó. Ai cũng sống trong
dòng đời, nhưng mấy ai hiểu rõ được
dòng đời? Ai cũng cảm nghe được
điệu nhạc, nhưng không thể lấy ra cho
người ta xem được. Con cá đang sống trong
nước, nếu bắt nó ra khỏi nước, nó
sẽ chết. Tách biệt con người khỏi dòng
đời, con người sẽ không tìm thấy hạnh
phúc. Mỗi nốt nhạc khi đánh lên riêng rẻ,
chỉ là một âm thanh trơ trọi, không thành bài ca.
Một ca khúc sống động chính là một sự kết
hợp các nốt nhạc trôi chảy, nhịp nhàng. Mầu
nhiệm Thiên Chúa không phải là một vấn đề
để con người nghiên cứu, cân đo bằng trí
tuệ giới hạn. Nếu ta chỉ học về Thiên
Chúa để làm giàu thêm kiến thức, thì Thiên Chúa
vẫn luôn là một vị thần xa lạ. Nếu
niềm tin của ta chỉ dựa vào những công thức
máy móc, những cách cầu nguyện vô hồn, Thiên Chúa
vẫn luôn xa lạ với con người chúng ta. Mầu
nhiệm Ba Ngôi chính là lời mời gọi hiệp thông
trong tình yêu, là tham dự vào sức sống thần linh
của Thiên Chúa. Hiểu được điều này, có
làm cho chúng ta kinh ngạc không?
b/. Ba Ngôi Thiên Chúa có phải là
một mầu nhiệm tình yêu, và luôn muốn đồng
hành với con người không? Thưa phải. Ngay
từ khi tạo dựng con người, Thiên Chúa luôn yêu
thương, vẫn ở bên họ, luôn muốn
đồng hành với họ. Kinh thánh thuật lại:
chiều chiều Thiên Chúa đi dạo trong vườn và
đàm đạo với Adam, Evà. Thiên Chúa cũng ban cho con
người quyền làm chủ cá biển chim trời, vì
Chúa luôn muốn con người được hạnh phúc
như Chúa….Khi Môisen dẫn dân Do Thái ra khỏi đất Ai
cập, Thiên Chúa vẫn luôn ở với họ: ban ngày là
cột mây, ban đêm là cột lữa trên đầu
họ…Sau đó, bao nhiêu lần dân chúng phản bội,
bị phạt; rồi họ ăn năn chạy tới
cầu khẩn Môisen, cầu khẩn Chúa, Chúa vẫn luôn
tỏ ra dung mạo Người là Đấng đầy
lòng yêu thương, luôn đồng hành với họ…Dù
vậy, những bí ẩn muôn đời của Thiên Chúa
chỉ được bày tỏ trọn vẹn qua Con
Người và cuộc đời của Đức Kitô làm
người. Với Đức Kitô, Ba Ngôi Thiên Chúa
được gọi là Tình Yêu, Đấng luôn yêu
thương và muốn đồng hành với con
người. Với Đức Kitô, mầu nhiệm sâu
thẳm về Ba Ngôi không còn là bức tường thành kiên
cố, bất khả xâm phạm, nhưng lại là
nhịp cầu nối liền trời với đất.
Mấu nhiệm Ba Ngôi khi xưa là Thiên Chúa vô hình, nay trở
nên bằng xương bằng thịt, nay trở nên là
Đấng Cứu thế đầy lòng yêu thương,
luôn cảm thông và đồng hành với con người,
sẵn sàng cùng vui với tiệc cưới Cana, cảm
thấy đau xót trước bệnh tật, trước
nạn ma quỉ ám ảnh của dân chúng, và cũng khóc
thương với Ladarô bạn thân, vì anh này đã
chết. Với Đức Kitô, Thiên Chúa đó sẵn sàng
cảm thông ngay cả tội lỗi, yếu đuối
của con người, đã dang rộng cánh tay trên thánh giá
để mở rộng cửa trời, ôm ấp cả
nhân loại về cho Thiên Chúa.
c/. Mầu nhiệm của Ba Ngôi
có phải còn là lời mời gọi hiệp thông giữa
Thiên Chúa và con người? Có phải cũng là
lời mời gọi con người sống bằng
sức sống của Thiên Chúa sáng tạo và đổi
mới không? Thưa phải. Đức Kitô đã nói: “Thầy
là cây nho, chúng con là cành, là nhánh..” Người Kitô hữu khi
được tham dự vào sự hiệp thông, vào sức
sống của Thiên Chúa, họ phải sẵn sàng bỏ
qua tính ganh tị, tính loại trừ, chia rẻ nhau
để xây dựng tình huynh đệ trong Thiên Chúa, y
như hình ảnh nhánh nho, muốn được tháp
chặt vào Thân Nho, nó phải loại bỏ nhựa của
chính mình, để chỉ hút nhựa từ Thân Nho mà thôi.
Ngược lại, nhánh nào không hút nhựa từ Thân Nho,
nó phải khô héo và phải chết…
Người đời có nói: “Đừng
phàn nàn cà phê đắng, có thể tại vì
đường của bạn chưa đủ ngọt”.
Nếu đường chúng ta đã đủ ngọt và cà
phê không còn đắng nữa, đó là lúc ta khám phá ra dung
mạo rạng ngời của Ba Ngôi Thiên Chúa, cũng là lúc
Thiên Chúa ban cho ta được tham dự vào sự
hiệp thông thần thánh, đầy yêu thương,
cũng là lúc ta sống bằng chính sức sống của
Thiên Chúa Ba Ngôi sáng tạo và đổi mới trong một
nền văn minh tình thương.
d/. Gợi ý sống và chia sẻ:
nhân ngày mừng kính Thiên Chúa Ba Ngôi, ta có nhận ra rằng:
lời mời gọi sống hiệp thông của Ba Ngôi
Thiên Chúa, thúc bách chúng ta mở rộng tâm hồn mình ra
với thế giới và với mọi người chung
quanh, để cố gắng xây dựng xã hội, gia
đình chúng ta hôm nay, thành nền Văn minh Tình thương
như ý Ba Ngôi mong muốn không?
|