Con búp bê và biển
cả
(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Trong quyển sách tựa đề: “Sức
thu hút của Thiên Chúa”, tác giả người Italia, ông
A-léc-xan-drô Phong-xa-tô đã kể lại câu chuyện vui sau
đây về con búp bê bằng muối: Muốn tìm hiểu
thế nào là biển cả để thỏa mãn tính tò mò
của mình, con búp bê một mình tiến ra bờ biển và
hỏi:
-
“Biển
cả ơi, bản chất của biển cả là
như thế nào?”
Và biển cả đã trả lời:
-
“Biển
cả là biển cả. Nếu ngươi muốn
biết ta là như thế nào thì hãy xuống đây, hãy
để cho toàn thân ngươi thấm nhập vào
biển cả”.
Con búp bê bằng muối do dự. Nhưng
rồi vì tính tò mò thúc đẩy, nó tiến gần ra
mặt nước rồi đưa hai chân thấm vào
nước biển. Trong nháy mắt sóng biển đánh
mạnh vào đôi chân bằng muối của nó làm cho
đôi chân tan thành nước biển. Con búp bê kinh hãi lùi
lại, nhưng đôi chân đã mất. Tiếng biển
cả dịu dàng mời gọi:
-
“Này con búp
bê nhỏ kia ơi, biển cả là
biển cả. Ngươi muốn biết biển cả
như thế nào thì đừng sợ. Hãy tiến vào
đây với ta. Ta sẽ bảo vệ ngươi.
Ngươi sẽ được hòa nhịp với ta và
hiểu ta như thế nào. Hãy can đảm lên! Nếu
bỏ cuộc nửa chừng thì không bao giờ
ngươi sẽ hiểu biển cả như thế nào
đâu, và phải sống những năm tháng còn lại
với đôi chân đã mất”.
Tính tò mò thúc đẩy, con búp bê ngâm mình
xuống biển. Chỉ một lát sau con búp bê bằng muối
đã hòa tan trong nước biển và hiểu
được thế nào là biển cả.
Anh chị em thân
mến, giữa con búp bê bằng muối và biển cả
có một căn bản giống nhau. Cũng
thế, giữa con người và Thiên Chúa cũng có một
sự giống nhau. Con người đã
được Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh
của Ngài. Tâm hồn con người hướng về
Thiên Chúa, muốn hiểu biết Thiên Chúa, muốn
được kết hợp với Ngài ngày càng khăng
khít hơn, giống như con búp bê bằng muối kia muốn hiểu biển cả là thế
nào. Như con búp bê được biển cả mời
gọi dìm mình vào trong lòng biển cho mình hòa tan trong biển
để hiểu được biển cả, thì
mỗi người chúng ta cũng được mời
gọi dìm mình vào trong Thiên Chúa. Cần để cho cái tôi
của mình được hòa tan đi, biến mất
đi trong Thiên Chúa để có thể hiểu biết Thiên
Chúa, sống kết hợp với Ngài. Bởi
vì Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm. Lý trí loài người khó mà hiểu biết cho
tường tận được. Chúng
ta không hiểu biết Thiên Chúa bằng lý trí cho bằng tình
yêu. Thật vậy, chỉ khi chúng ta yêu
mến Thiên Chúa thì chúng ta mới hiểu và biết Chúa.
Chỉ có sự hiểu biết như
vậy mới làm cho ta thỏa lòng thỏa trí. Vì Thiên Chúa là Tình Yêu. Mầu
nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm hiệp
thông và tình yêu.
Thiên Chúa là Tình Yêu,
nghĩa là Ngài không đơn độc một mình. Nếu
như Ngài đơn độc một mình thì Ngài sẽ yêu
một mình Ngài một cách ích kỷ vô cùng. Nhưng Ngài là 3:
Cha, Con và Thánh Thần. Là ba, nhưng cả ba hoàn toàn yêu
thương hiến tặng sự sống, hoàn toàn tương
quan với nhau, hiệp nhất với nhau: Cha hoàn toàn là
của Con, Con hoàn toàn là của Cha và mối tương quan
tình yêu và sự sống này giữa Cha và Con là Chúa Thánh
Thần. Tình yêu Thiên Chúa không khép kín lại nơi cộng
đồng Ba Ngôi mà còn lan tỏa ra bên ngoài, trên khắp
vũ trụ: Thiên Chúa đã yêu thương thế gian
đến nỗi đã trao ban cho thế gian quà tặng quý
giá nhất của người Con Chí Ái của Ngài, nghĩa
là chính sự sống của Ngài. Rồi đến
lượt Người Con ấy cũng trao ban Thánh
Thần, nghĩa là chính sự sống của Ngài cho
thế gian. Chính nơi Người Con ấy, nơi
bản thân, cuộc sống, cái chết và sự Phục
Sinh của Chúa Giêsu mà chúng ta nhận ra được Thiên
Chúa là tình yêu và thế nào là sống như con người
được tạo dựng giống hình ảnh của
Thiên Chúa: “Ai không yêu thương anh em là không biết Thiên
Chúa” (1Ga 4,8). Còn ai đã biết Thiên Chúa thì
phải yêu thương anh em như Ngài đã yêu
thương, vì Thiên Chúa là Tình Yêu.
Thưa anh chị em,
với mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa muốn
vạch ra cho chúng ta con đường của yêu
thương và hiệp nhất. Chúng ta chỉ có thể yêu
thương và hiệp nhất với nhau khi mỗi
người thực sự phải là mình, và chấp
nhận đồng hành gắn bó với tha nhân, coi tha nhân
là thành phần của chính hiện hữu của mình,
đồng thời ý thức rằng mình chỉ có thể
sống nhờ tha nhân, sống với tha nhân và sống cho
tha nhân; bởi vì tự chính trong nguyên lý, sự sống không
phải là một thực tại đơn độc, khép
kín, mà là chia sẻ, hiệp thông: sự sống thần linh
của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Cái độc
đáo mà mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi muốn nói lên đó
là Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của sự khác
biệt. Ngài yêu thích sự khác biệt. Ngài tạo ra sự khác biệt và Ngài bao hàm chính
sự khác biệt đó trong bản tính của Ngài. Nhưng Ngài cũng là Thiên Chúa của sự
hiệp nhất. Ngài hiệp nhất
những gì khác biệt. Phải có cái khác
biệt thì mới có thể nói tới hiệp nhất.
Phải có Ba Ngôi mới có thể hiệp
nhất thành một Thiên Chúa. chỉ khi nào chúng ta
chấp nhận và tôn trọng cái khác biệt: khác biệt
về hiện hữu, về chủng tộc, văn hóa,
tôn giáo, địa vị, phái tính, tuổi tác v.v… và sống
với những khác biệt đó, hiệp nhất
những cái khác biệt đó. Chỉ khi đó, chúng ta
mới đi đúng con đường mà ánh sáng của
mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi soi dẫn chúng ta. Sự
hiệp nhất ấy không làm cho chúng ta phong phú hơn và
sống đúng bản chất là cộng đoàn của
Thiên Chúa yêu thương, là hình ảnh của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Anh chị em thân
mến, trong Thánh lễ hôm nay, cũng như trong các Thánh
lễ, chúng ta dâng lên Chúa Cha của lễ cuộc
đời chúng ta, nhờ Đức Kitô, cùng với
Đức Kitô và trong Đức Kitô, hiệp nhất
với Chúa Thánh Thần, để chúc tụng vinh quang Thiên
Chúa Ba Ngôi muôn đời.
|