Ba
Ngôi
Trong thánh lễ ban
phép Bí tích Thêm sức, Đức Tổng
Giám mục hỏi một ứng viên định nghĩa Ba
Ngôi Thiên Chúa là gì. Một bé gái 14 tuổi nhỏ nhẹ
trả lời: “Thưa Ba Ngôi Thiên Chúa là Ba Ngôi trong một
Thiên Chúa”. Đức Tổng giám mục đã lớn
tuổi, nặng tai, nghe không rõ, bèn
hỏi lại: “Cha không hiểu con nói gì?” Vị linh mục
giúp lễ cho ngài là một nhà thần học bèn trả
lời: “Thưa Đức cha, Đức cha không cần
phải hiểu. Ba Ngôi là một mầu
nhiệm!”
Hôm nay Giáo Hội
mừng lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta biết rằng mình không
thể hiểu được, vì đó là một mầu
nhiệm. Nhưng cũng biết chắc rằng
chúng ta đang sống mầu nhiệm đó. Ai cũng sống trong dòng đời, nhưng
mấy ai đã hiểu được cuộc đời.
Ai cũng cảm được dòng nhạc hay, nhưng
lại không thể lấy được cái hay đó ra cho
người khác xem!
Tách ra khỏi dòng
sông, con cá sẽ chết. Biệt lập ra khỏi
dòng đời, con người sẽ không tìm thấy
hạnh phúc. Lẩy ra một nốt
nhạc, nó chỉ là một âm thanh trơ trọi, không còn
là một bài ca. Một vũ khúc được liên kết
bởi các cử điệu trong sự liên tục trôi
chảy và nhịp nhàng. Đó chính là
những hình ảnh sống động giúp ta hiểu
phần nào về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.
Có một cuốn
sách tuyệt hay với tựa đề “Flow” – “Sự Trôi
Chảy” của Mihaly Csikzentmihalyi, giáo sư tâm lý học
trường Đại học Chicago. Tác giả đã trình
bày những kết quả của việc nghiên cứu nhằm
xác định một cách chính xác câu hỏi: “Điều gì
làm cho con người hạnh phúc?” Sau khi thử nghiệm
và phỏng vấn hàng trăm người trong nhiều
năm, giáo sư đã đi đến kết luận
rằng con người cảm thấy hạnh phúc nhất
khi chúng ta sống “trong sự trôi chảy”.
Qua lời khẳng
định này, tác giả muốn nói đến khả
năng tự làm mất đi cái bản ngã của mình
để hòa điệu vào cái khác hay người khác, hy
sinh cuộc đời mình cho một người, một
công trình, hay một hoạt động, nhẩy ra khỏi
sự hạn hẹp của cái tôi chủ quan để hòa
mình vào dòng suối cảm nghiệm của cuộc
đời.
Sống “trong sự
trôi chảy” có thể thực hiện dưới vô số
những hình thức: leo núi, đánh
cờ, nghe nhạc, hàn huyên trong câu chuyện gẫu,
đắm chìm vào trong cuốn tiểu thuyết trinh thám,
hay hăng say làm việc giúp đỡ người nghèo. Bất cứ cái gì thúc đẩy chúng ta ra
khỏi bản thân mình, bất cứ cái gì làm cho chúng ta ngây
ngất, hay tạo nên hoan lạc có thể được
coi như “trong sự trôi chảy”. Đồng
thời, khi chúng ta bị ngã bật ngửa ra, qua sự
chán chường hay lo âu, khi chúng ta tê cóng lại thay vì
chuyển động trôi chảy, chúng ta trở nên bất
mãn, không hạnh phúc.
Đối với
người Công giáo thì chẳng có gì ngạc nhiên, vì chúng ta
ngầm khẳng định cái kinh nghiệm nội tâm này
và biểu tỏ ra một cách sâu xa mỗi khi làm dấu
thánh giá. Tôi tự hỏi chúng ta có thường ý thức
rằng Thiên Chúa mà chúng ta thờ phượng không phải
là một tĩnh vật bất động nhưng là
một tập thể của những ngôi vị linh
hoạt và năng động: Đức Chúa Cha,
Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần.
Từ nguyên thủy,
Đức Chúa Cha, nguồn thần tính vô tận và phong phú,
biểu tỏ qua Chúa Con, một cuộc hành trình đi ra
khỏi chính mình trong kiến thức và tình yêu. Và Đức Chúa Con, từ nguyên thủy tự cho
phép mình được phát biểu và rồi trở về
với Đức Chúa Cha trong hoan lạc. Trong tình yêu hỗ tương, sự chia sẻ
thân mật sâu xa của Đức Chúa Cha và Đức Chúa
Con là Đức Chúa Thánh Thần.
Diễn tả theo
ngôn ngữ gợi cảm của thánh Bernard of Clairvaux:
Đức Chúa Cha là người hôn, Đức Chúa Con là
người được hôn, và Đức Chúa Thánh Thần
chính là nụ hôn mà Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con
chia sẻ với nhau. Thiên Chúa của chúng ta
là một sự nhịp nhàng, một vũ khúc, một dòng
sông, một dòng đời. Bản
chất của Đức Chúa Cha là hướng về
người khác, là đi ra khỏi chính Ngài. Bản tính của Đức Chúa Con là quên mình,
trong khi bản tính của Đức Chúa Thánh Thần là yêu
thương và được thương yêu.
|