Vai trò của Thần Khí - McCarthy
Suy Niệm 1. ƠN
CỦA THẦN KHÍ
Chúng ta muốn
bám chặt vào một người mà chúng ta yêu mến và phụ
thuộc. Chúng ta không thể chịu nổi ý tưởng
người ấy rời bỏ chúng ta. Khi Đức Giêsu
nói với các Tông đồ rằng Người sắp rời
bỏ họ, họ rơi vào sự u sầu. Nhưng
Người nói với họ: “Thầy ra đi thì có lợi
cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng
Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng
nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy
đến với anh em”.
Các Tông đồ
khó mà hiểu được bằng cách nào Đức Giêsu
ra đi thì có lợi cho họ. Những minh hoạ sau
đây sẽ chiếu soi một số ánh sáng trên đề
tài ấy.
Bạn hãy
tưởng tượng bạn đang ngắm mặt trời
lặn xuống. Và khi nó lặn, có vẻ như nó đem cả
thế giới này theo nó.
Đồng thời,
mặt trăng lên cao trong bầu trời. Nhưng mặt
trăng mờ nhạt đến nỗi bạn phải
nhìn kỹ mới thấy. Dường như mặt
trăng không đóng góp điều gì cho trái đất.
Rồi bạn
nhận thấy một điều đẹp đẽ và
kỳ lạ. Mặt trời càng xuống thấp trong bầu
trời, mặt trăng càng trở nên sáng hơn. Sau cùng, mặt
trời rồi cũng biến mất khỏi quang cảnh,
mặt trăng được biến đổi hoàn toàn.
Và giờ đây, mặt trăng đương nhiên là vật
sáng nhất trong bầu trời. Và khi bạn nhìn chung quanh,
bạn ngạc nhiên và thích thú nhận thấy rằng thế
giới cũ kỹ này không những đã được
phục hồi hoàn toàn đối với bạn, nhưng
còn được làm cho mới mẻ, sáng tươi và quyến
rũ. Chỉ khi mặt trời rút lui, bạn mới có thể
thấy sự đóng góp của mặt trăng.
Yêu thương
đôi khi lúc có nghĩa phải sống xa cách người
mình yêu. Điều này có nghĩa là người ta được
tự do phát triển theo đường lối của
riêng mình. Người được yêu thương cảm
thấy mình đã góp phần xây dựng nên tình cảm
đó và được tự do tiếp nhận từ một
người khác.
Tuy nhiên, chúng ta
thường bám chặt ánh đèn sân khấu. Chúng ta muốn
lúc nào cũng có mặt ở đó. Chúng ta không biết nên
rút lui khi nào hoặc bằng cách nào. Vì thế, bằng một
thái độ vô tâm và vị kỷ, chúng ta làm chủ những
người khác. Chúng ta bóp nghẹt sự phát triển của
họ. Chúng ta đặt họ vào vị trí phụ thuộc,
và kết quả là họ ở mãi trong tình trạng kém phát
triển.
Điều này
đem lại cho chúng ta một sự hiểu biết sâu sắc
điều Đức Giêsu muốn nói khi Người cho rằng
Người ra đi thì có lợi cho các Tông đồ, nếu
không có Thần Khí sẽ không đến. Nếu Người
cứ duy trì sự hiện diện thể chất với
họ thì chính họ sẽ không bao giờ trưởng
thành nổi.
“Tôi không có gì cho
người khác; nhưng tôi có bổn phận hướng
người ấy về với chính cuộc đời
người ấy và chấp nhận người ấy là
chính người ấy” (Michel Quoist).
Không bao giờ
có người nào tỏ ra tín nhiệm và tôn trọng con
người như Đức Giêsu. Người đã không
thống trị họ. Người đã cho họ một
cơ hội để toả sáng. Người chuyển
giao toàn bộ công trình của Người cho họ. Người
biết rằng họ vẫn cần được giúp
đỡ. Đó là lý do Người sai Thần Khí đến
với họ.
Điều mà
Thần Khí đã làm là biểu lộ ra bên ngoài những sự
việc đã có bên trong họ. Tình yêu của Thần Khí
đánh thức những năng lực có bên trong họ mà họ
không biết đã có đó, vì thế họ có thể làm
được những việc mà họ không nghĩ rằng
họ có khả năng làm. Sau ngày Hiện Xuống, tâm hồn
họ như lửa đốt và có gió thổi mạnh vào
sau lưng.
Chúng ta cũng cần
có Chúa Thánh Thần. Chúng ta cần Người giúp đỡ
chúng ta thực hiện quyền bính và những ơn đã
có trong chúng ta. Chúng ta cần Người khai thác quyền
bính ấy và phát huy những ơn Người ban ngõ hầu
chúng ta cũng có thể trở thành nhân chứng không sợ
hãi cho Đức Kitô.
Suy Niệm 2. PHÉP
LẠ CỦA SỰ ĐỔI THAY
Trước khi
Chúa Thánh Thần đến, các Tông đồ gần như
sống trốn tránh trong một phòng trên lầu. Đức
Giêsu đã giao phó cho họ một nhiệm vụ cao cả.
Tuy nhiên họ đã không có cả sức mạnh lẫn ý
chí để bắt tay vào việc. Nhưng sau khi Chúa Thánh
Thần hiện xuống, họ là những người
đã thay đổi.
Vậy Chúa Thánh
Thần đã làm gì cho họ và phép lạ làm thay đổi
chính xác như thế nào? Mặc dù chúng ta không biết một
tí gì về điều đó.
Chúng ta phải
nhận thức rằng các Tông đồ là những người
bị tổn thương. Họ bị tổn
thương bởi nghi ngờ và đau buồn, bởi sợ
hãi và thất bại, và trên tất cả bởi ý thức
về sự bất toàn.
Jean Vanier là một người biết
rất nhiều về điều gì giúp đỡ những
người bị tổn thương thay đổi. Ông
đã thiết lập những cộng đoàn nhỏ khắp
thế giới cho những người thiểu năng
(tâm thần). Khi người thiểu năng bị nhốt
trong những cơ chế, người ta đã gây ra cho tâm
trí họ sự thiệt hại khủng khiếp. Một
thân thể bị tổn thương sẽ lành lại một
cách tự nhiên, nhưng một tâm hồn bị tổn thương
thì không như thế. Một tâm hồn tổn
thương sẽ chai cứng; chỉ để sống
còn và vì thế đầy ắp sự tức giận và
cay đắng.
Nhưng khi người thiểu
năng được đưa ra khỏi những cơ
chế ở đó họ cảm thấy chán ghét, và
được đặt vào những cộng đoàn ở
đó họ được yêu thương. Vanier đã nhiều
lần chứng kiến phép lạ làm họ thay đổi.
Điều này
giúp chúng ta hiểu được điều gì xảy ra
cho các Tông đồ. Khi nói rằng các Tông đồ bị
tổn thương, người ta không có ý nói họ bị
tổn thương ở mức độ như những
người thiểu năng. Nhưng dù sao họ cũng bị
tổn thương. Tuy nhiên sau khi Chúa Thánh Thần đến,
họ là những con người đã thay đổi. Họ
rời bỏ nơi họ trốn tránh và bắt đầu
rao giảng Tin Mừng.
Chúng ta không nên
nghĩ rằng sự thay đổi chỉ thực hiện
trong trong một lúc. Nó phải là một việc có cấp bậc
và một quá trình phát triển. Sự phát triển có thể
chậm chạp đau đớn. Chúng ta không dễ dàng gạt
bỏ những tập quán và thái độ cũ.
Con người
thay đổi khi có người mang lại cho họ niềm
hy vọng; khi có người tin tưởng họ và cho họ
một nhiệm vụ để hoàn thành. Nhất là, họ
thay đổi khi họ được yêu thương. Họ
bước ra khỏi vỏ ốc của mình và những
năng lực giấu kín của họ được giải
phóng từ bên trong họ. Phép lạ làm con người thay
đổi là một phép lạ chân thật.
Mọi người
chúng ta đều có khả năng làm điều tốt.
Chúng ta có tay để có thể chăm sóc, có mắt để
có thể nhìn, có tai để có thể nghe, có lưỡi
để có thể nói, có chân để có thể đi và
trên hết có một tấm lòng để có thể yêu
thương.
Nhưng mỗi
người chúng ta đều có một khuyết tật kềm
hãm không cho chúng ta giải phóng bản thân chân thật và tràn
đầy. Chúng ta cần có một ai đó đánh thức
những gì ở bên trong chúng ta. Một ai đó kêu gọi
chúng ra sống và giúp đỡ chúng ta trưởng thành.
Đối với
chúng ta, những môn đệ của Đức Kitô, một
ai đó chính là Chúa Thánh Thần. Quyền lực đã biến
đổi các Tông đồ, quyền lực hiền hoà của
Chúa Thánh Thần cũng có giá trị và hiệu lực đối
với chúng ta. Thần Khí ấy đánh thức những
năng lực trong chúng ta, kêu gọi chúng ta sống, giúp
đỡ chúng ta trưởng thành. Nhà thơ Pablo Neruda
đã nói: “Tôi muốn làm cho bạn điều mà mùa xuân làm
cho cây anh đào”. Đó là điều mà Thần Khí đang
thực hiện.
|