Chiều ngày thứ nhất trong tuần... ---
Chú giải của Noel Quesson
Trong Tin Mừng theo
thánh Gioan, Thánh Thần được trao cho các tông đồ,
ngay chiều Phục sinh, trong bước đầu của
cuộc sống lại, và Giáo hội được khai
sinh nhờ khí thế của Đức Giêsu. Trong trình thuật
trên, so sánh với bản văn của Luca trong Công vụ
Tông đồ, Đức Giêsu xem ra giữ ưu thế
hơn Thánh Thần. Thánh Gioan giúp chúng ta quen nhận ra trong
Tin Mừng của ông, một nội dung thần học
phong phú, nhờ các biểu tượng Kinh Thánh.
“Ngày thứ nhất
trong tuần”. Một thế giới mới
khởi sự một cuộc tạo dựng mới.
Đó là một Sáng Thế mới. Thiên Chúa lại cầm “con người" trong
bàn tay, và nhào nắn nó lại trong một thứ "đất
sét" hoàn toàn mới.
Và từ hôm đó,
các Kitô hữu không ngừng tụ họp lại từ
“ngày thứ nhất trong tuần" này đến ngày thứ
nhất trong tuần khác.... từ Chúa nhật này đến
Chúa nhật khác. Giáo hội phát sinh từ cuộc
tập họp nhịp nhàng như thế, trong suốt dòng
thời gian, ngày nay vẫn còn tiếp diễn. Cần
phải tổ chức những Chúa nhật, để giúp
mọi Kitô hữu dần dần... sống nhịp theo những lần "hiện đến"
của Đức Giêsu. Chúng ta không thích
"nghĩa vụ dự lễ Chúa nhật" một
cách nhạt nhẽo, với vẻ bề ngoài quá vụ luật.
Vì đó là một nhu cầu sống! "Cần
phải thở hít mà"? Do đó, không phải một
năm chỉ dự lễ một lần.
Nơi các môn đệ
ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ
người Do Thái.
Sợ hãi! Thế giới của chúng ta luôn được
xây dựng trên sợ hãi. Ngăn ngừa
nguyên tử, là vì nó "gây khiếp sợ".
Trước khi
đi sâu hơn vào cầu nguyện, tôi cần phải nhìn
thẳng thắn vào đời sống riêng tư của
mình, xem những nỗi sợ hãi của tôi là gì? Nơi
"xảy ra biến cố Phục sinh", là nơi mà
các môn đệ đóng cửa, tự đề phòng, là
nơi họ đang sợ sệt.
“Nơi" mà Thần
Khí Thiên Chúa có thể xuất hiện trong tâm hồn tôi,
đó là điểm gây thương tích nội tâm, là nơi
dễ bị tổn thương, rủi ro, đau khổ.
Đối với
tôi tình huống nào làm tôi dễ "đóng cửa then cài”?
Trường hợp,
tội lỗi, băn khoăn nào thường đồng
kín tôi? Thánh Phao lô đã ý thức về thực tại này,
như một kiểu chết chóc: "Sự chết hoạt
động nơi chúng tôi... Nhưng, chúng tôi không chán nản,
bởi vì, dù con người bên ngoài của chúng tôi có tiêu tan
đi, thì con người bên trong của chúng tôi ngày càng
đổi mới... Thật vậy, một
chút gian truân tạm thời: trong hiện tại sẽ mang
lại cho chúng tôi cả một khối vinh quang vô tận,
tuyệt vời" (2 Cr 4, 12. 16. 17).
Đức Giêsu đến,
đứng giữa các ông
Không phải ngẫu
nhiên mà Gioan liên kết biến cố Phục sinh của
Đức Giêsu với việc trao ban Thần Khí. Trong Kinh Tin Kính, chúng ta quả quyết rằng,
Thánh Thần là "Thiên Chúa, là Đấng ban sự sống".
Việc trao ban sự sống này, trước hết chính
Đức Giêsu đã đón nhận: khi lôi kéo Đức
Giêsu ra khỏi quyền lực của tử thần, Thần
Khí của Thiên Chúa đã đạt thành tích của bậc
thầy!
Trong con người
thụ tạo của ta, vì không phải là thần linh, nên
mang tính hữu hạn, thì "tinh thần" và "thân
xác" liên kết với nhau trong mọi tình huống. Nhưng dù mạnh
đến đâu, tinh thần trong ta cũng nhận ra một
suy sụp cuối cùng, không cho phép nó cầm giữ lại
thân xác của mình: “con người" cũng có nghĩa là
phải chết! Nhưng trước vũ trụ thụ
tạo hay chết đó, Đức Ki tô không những
được trang bị những năng lực hữu hạn
của tinh thần con người, nhưng Người còn
nhận được những năng lực vô biên dành
riêng cho Thiên Chúa. Đức Kitô mang trong mình một
Thần Khí hoàn toàn khác với tinh thần của con người,
nên không sử dụng Thánh Thần, là Đức Chúa và là
Đấng ban sự sống? Đức Giêsu phá bỏ
mọi thứ rào cản sự kiện Ngài đột nhiên
xuất hiện giữa các môn đệ đang bị nhốt
kín, chứng tỏ rằng Người không để cho bất
cứ một chướng ngại vật nào có khả
năng cầm giữ được Người đến
"đứng giữa các người thuộc về
mình. Sáng nay, Người đã nhận một luồng sinh
khí đặc biệt mới mẻ, biến Người
trở thành một "thân thể thiêng liêng", một thân thể được sống sự
sống của Thánh Thần tác động (1 Cr 15, 44).
Trước khi trực tiếp trao ban Thần Khí cho các bạn
hữu của mình, Đức Giêsu
Phục sinh đã
được Thiên Chúa Cha Người, ra tay uy quyền
nâng lên cao và trao cho Người Thánh Thần đã hứa"
(Cv 2,33). Chính Thánh Phêrô đã
công bố mạc khải kỳ diệu trên, vào ngày Lễ
Hiện Xuống. Vâng, sự Phục sinh
là một công trình, của Thánh Thần.
Người cho các
ông xem tay và cạnh sườn
Bạn muốn tìm
nơi xuất hiện biến cố Phục sinh: Bạn sẽ
thấy khó phát hiện ra sự hiện diện của Thần
Khí? Do đó, hôm nay, bạn hãy cố khám phá ra những vết
sẹo những thương tích đang ở đâu trong
trái tim, trong đời sống bạn,
cũng như trong thế giới hay trong Giáo hội.
Chúc anh em được
bình an! Các môn đệ vui mừng vì được
thấy Chúa.
Từ sợ hãi
đến vui mừng, nhờ lời chúc bình an.
Như Chúa Cha đã
sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.
Họ đang bị
"nhốt kín", giờ lại được "sai
đi". Việc sai đi thi hành sứ vụ, không hẳn
được nhìn theo quan điểm một
tổ chức nào đó: không phải là một thứ
"xí nghiệp" quảng cáo được trang bị
đầy đủ đồ hàng. Và Đức Giêsu không
thực dụng giúp Giáo hội bước vào con đường
“thừa sai" Theo Người, chỉ có một điều
quan trọng: đó là nguồn gốc phát sinh công cuộc thừa
sai: “mối dây thân mật liên kết Đức Giêsu với
Chúa Cha". Thực vậy, chỉ có một sứ vụ:
sứ vụ của Chúa Cha, cũng là sứ vụ của
Đức Giêsu, và trở thành sứ vụ của Giáo hội.
Nói xong, Người
thổi hơi vào các ông
Ở đây Gioan sử
dụng một thứ ngôn ngữ Kinh Thánh, đặc biệt
ám chỉ tới hai bản văn sáng giá sau đây:
-
Cuộc tạo dựng đầu tiên:
"Thiên Chúa thổi vào mũi con người một sinh
khí" (St 2,7).
-
Cuộc sáng tạo cuối cùng: "Hãy
thổi vào các bộ xương chết khô này, để
chúng được sống” (Ed 37,9).
-
Có một cuộc sáng tạo trong, quá khứ
đó là sự phát sinh sức sống đầu tiên lúc khởi
sự thời gian. Cũng sẽ có một cuộc sáng tạo
trong tương lai, đó là sự sống lại sau cùng,
vào ngày tận thế. Nhưng luôn có một cuộc sáng tạo
hiện hành: đó là "Hơi thở" của Thiên Chúa
đang hoạt động. Tôi tin Thánh Thần là Thiên Chúa,
và là Đấng ban sự sống!
Đó là hơi thở
mang sức sống! Tự nhiên bạn lại không thấy
mình có khả năng để diễn tả sự hiện
diện của Thiên Chúa và hoạt động của
Người trong thế giới, nhờ vào sự kiện
thông thường nhất nhưng cũng cốt thiết
nhất: đó là hít thở hay sao? Mọi sinh vật, từ
vi sinh vật cho đến những ác
thú lớn lao, đều hít thở cùng một thứ ô-xy,
được cống hiến cho tất cả chung quanh
hành tinh chúng ta. Thế nên, chính tôi cũng hô hấp
hơi thở của mọi sinh vật. Đó là hình ảnh
cảm kích về Thiên Chúa duy nhất, Đấng làm cho tất
cả chúng ta sống động! Khi đàm đạo với
ông Nicôđêmô, Đức Giêsu đã dùng chính hình ảnh
đơn sơ về gió trên đây:
"Gió muốn thổi đâu thì thổi. Gió làm cho sống
động" (Ga 3,6-8).
Anh em hãy nhận lấy
Tôi cầu nguyện theo lời mời gọi trên. Tâm trạng của
người thời nay không thích "nhận": người
ta từ chối việc lệ thuộc kẻ khác. Đó
là thứ tội nguy hiểm nhất: tự phụ mình
"như thần thánh". Nhưng điều đó
đâu có thuộc quyền năng của con người.
Dù muốn hay không, con người vẫn là một sinh vật
phải lệ thuộc, hoàn toàn phải phụ thuộc:
Con người cần đón nhận sự sống để
sống. Tôi nhận lãnh sự sống từ
cha mẹ. Tôi nhận lấy sự sống
của mặt trời, giúp tôi có lương thực. Tôi tùy thuộc vào từng ngàn sự việc, từng
ngàn con người, và rất nhiều điều kiện.
"Hãy nhận lấy
mà ăn. Này là Mình Thầy". Cần phải "nhận "lãnh" "Thân
Thể". Nên cũng cần phải "nhận
lãnh" Thần Khí đó!
Lạy Chúa, xin giúp
chúng con biết tiếp nhận, biết đồng ý nhận
lấy ân huệ mà Chúa trao ban.
Thánh Thần
Nhân loại cần
đón nhận cộng đồng Thần Khí hiện hữu
giữa Chúa Cha và Chúa Con. Dù nhiều, nhưng chỉ là một!
Như thế, chúng ta cũng khám phá ra rằng, trong sứ vụ
của Giáo hội, không chỉ có Chúa Cha và Chúa Con mà Người
sai gửi đến, nhưng là mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên
Chúa.
Giáo hội, như Công
đồng Vatican II nói, là sự mở rộng tới mọi
người, cộng đồng yêu thương luôn liên kết
Ba Ngôi Thiên Chúa.
Anh em tha tội cho
ai, thì người ấy được tha, anh em cầm giữ
ai, thì người ấy bị cầm giữ.
Vai trò và sứ vụ
của Giáo Hội là loan báo ơn tha thư
và hồng phúc cứu độ! Diễn tiến của
trang Tin Mừng theo thánh Gioan trên đây thật
sống động:
Một cộng đồng
những con người đã trải qua kinh nghiệm với
Chúa Phục sinh.
- Việc sai gửi đi thi hành sứ
vụ của cộng đồng này phát sinh từ kinh nghiệm
ai đó.
- Việc thông ban Thánh Thần làm cho cộng
đồng có khả năng thi hành sứ vụ.
Sứ vụ đó
chính là thông truyền ơn cứu độ, sự tha thứ,
sự Thánh thiện.
Như thế, vai trò
của Giáo hội là giải phóng! Là cống
hiến tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Kiểu nói đối
chiếu, có tinh tiêu cực trên đây, hiển nhiên không có
nghĩa là: Giáo hội có thể hành xử một thứ
quyền phán quyết độc đoán. Đừng bao giờ
nên hỏi: "Liệu Thiên Chúa có tha thứ cho tôi không? Thập giá của Đức Giêsu đã trả lời
cho câu hỏi này. Nhưng quan trọng, vẫn là câu hỏi:
Liệu tôi có "lãnh nhận" ơn tha thứ đó
không?
|