MÁU và NƯỚC
từ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU
Trong
Bữa Tiệc Ly, tông đồ Gioan – người
môn đệ “được Chúa Giêsu
yêu quý” – đã được
tựa đầu vào Thánh Tâm Chúa
Giêsu (Ga 13:23). Chỉ vài giờ sau đó,
ở bên chân Thập Giá, Gioan lại
là người chứng kiến Thánh Tâm
Chúa Giêsu bị đâm thâu. Thánh
Gioan xác định rõ ràng: “Một
người lính lấy giáo đâm vào
cạnh sườn Người, tức thì máu
cùng nước chảy ra” (Ga
19:34). Các giáo phụ thời kỳ đầu
đã hiểu Máu và Nước đó
theo nghĩa bí tích, là Máu trong Bí
tích Thánh Thể và Nước trong Bí
tích Thánh Tẩy. Các Bí Tích
và Giáo Hội phát sinh từ vết
thương nơi Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Thánh Augustinô liên tưởng rằng
Bà Eva được tạo nên từ chiếc
xương sường của Ông Adam khi ông
chìm vào “giấc ngủ mê”
(St 2:21). Giáo Hội cũng vậy, Giáo Hội
được phát sinh từ cạnh nương
long của Đức Kitô và là Hiền
Thê của Ngài. Nhờ Nước trong Bí
tích Rửa Tội và Máu trong Bí
tích Thánh Thể mà Giáo Hội
được sinh ra và được duy trì.
Giáo Hội tôn kính Thánh Tâm
Chúa Giêsu, bởi vì “Ngài cho
phép tội lỗi của chúng ta đâm
thâu Thánh Tâm Ngài”, là biểu
tượng của Thánh Tình dành cho
nhân loại (GLCG số 2669).![](M%C3%81U%20v%C3%A0%20N%C6%AF%E1%BB%9AC%20t%E1%BB%AB%20TH%C3%81NH%20T%C3%82M%20CH%C3%9AA%20GI%C3%8ASU_html_m3595d599.jpg)
Thông
điệp “Haurietis Aquas” (Hân Hoan Múc
Nước) năm 1956, nói về lòng sùng
kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, mở
đầu bằng câu trích dẫn sách
ngôn sứ Isaia về nước ban sự sống
của Đấng Mêsia chịu đau khổ. Ngôn
sứ Isaiah nói: “Các
bạn sẽ vui mừng múc nước tận
nguồn ơn cứu độ” (Is
12:3) và “đến
cả đi, hỡi những người đang
khát, nước đã sẵn đây!” (Is
55:1). Các ngôn sứ khác – như
Giôen, Êdêkien, và Dacaria – cũng
nói về loại nước này của
Đấng Cứu Độ. Chính Chúa
Giêsu trích dẫn lời các tiên
tri nói rằng từ nơi Ngài “tuôn
chảy những dòng nước hằng sống”
(Ga 7:38). Nước trường sinh này là
gì? Các giáo phụ thời Giáo
Hội sơ khai đã nhận biết nước
này chảy ra từ Thánh Tâm Chúa
Giêsu là ân sủng từ các bí
tích. Đó là biểu tượng
về việc trao ban Chúa Thánh Thần. Nước
hằng sống là nước rửa tội,
qua đó Chúa Thánh Thần thanh tẩy
tội lỗi của chúng ta và đến
cư ngụ trong chúng ta. Chúa Giêsu
nói với ông Nicôđêmô rằng
chúng ta phải được tái sinh bởi
“nước và Thánh Thần”, cũng
như Ngài đã nói với phụ nữ
Samari tại giếng nước ngày xưa: “Nước
tôi cho sẽ trở thành nơi người
ấy một mạch nước vọt lên,
đem lại sự sống đời đời” (Ga
4:14).
Không
phải là ngẫu nhiên mà Lễ Thánh
Tâm Chúa Giêsu xuất hiện trong lịch
Phụng Vụ sau Lễ Ngũ Tuần, tưởng
nhớ tác phẩm của Chúa Thánh
Thần. Chúa Thánh Thần nhiệm xuất
(proceed) từ chiều sâu thẳm của Thánh
Tâm Chúa Giêsu. Lễ Thánh Tâm
Chúa Giêsu cũng là ngày thứ sáu
đầu tiên trong Tuần Bát Nhật Lễ
Mình Máu Chúa (Corpus Christi), cử hành
sự hiện diện thật của Mình Máu
Thánh Chúa Giêsu trong Bí tích
Thánh Thể. Đó là điều phù
hợp, bởi vì Thánh Tâm Chúa
Giêsu là thành phần trong Thánh Thể
của Ngài. Theo nghĩa đó, khi chúng
ta đón nhận Bí tích Thánh Thể,
chúng ta cũng đón nhận Thánh Tâm
Chúa Giêsu (Tông thư Haurietis Aquas, số
122). Máu tuôn trào từ Thánh Tâm
Chúa Giêsu bị đâm thâu trên
đồi Can-vê là “Máu của
giao ước mới” mà Chúa Giêsu
đã mở ra tại Bữa Tiệc Ly, chính
bữa tiệc mà chúng ta tham dự mỗi
thánh lễ.
Hồi
thế kỷ 17, đức tin lộn xộn, nhất
là ở Pháp, khi phải xử lý cuộc
Cải Cách Tin Lành và tà thuyết
Gian-xen (*). Thuyết này từ chối ý
muốn tự do của con người, cho rằng
chỉ những người được Thiên
Chúa tiền định mới nhận được
ơn thánh hóa. Thuyết này ngụ
ý tính khắt khe luân lý, kết
quả là nhiều người đã từ
chối rước lễ bởi vì họ cảm
thấy tội lỗi. Đó là trái
ngược với nền tảng của thế
giới quan hạn hẹp này, giới hạn
ân sủng bí tích với một số
người, và rồi Chúa Giêsu đã
hiện ra với Thánh Margaret Maria Alacoque, Ngài
nói: “Hãy
nhìn Thánh Tâm Ta đây, Thánh
Tâm Ta yêu thương quá đỗi,
đến nỗi không còn lại gì,
thậm chí còn kiệt quệ để
chứng minh tình yêu thương của Ta
dành cho họ”. Chúa
Giêsu cho thấy rằng Ngài mở hết
lòng mình, không chỉ cho một số
người, mà cho hết mọi người,
và Ngài muốn mọi người đón
nhận Thánh Thể Ngài thường
xuyên. Ngài muốn rằng ngày lễ
kính Thánh Tâm Ngài được
thiết lập, và mọi người sẽ
rước lễ vào các thứ sáu
đầu tháng, đồng thời thường
xuyên làm Giờ Thánh. Thật vậy,
Chúa Giêsu đã canh tân đời
sống Giáo Hội, làm sống động
trái tim của các tín hữu với
việc sùng kính Thánh Tâm Chúa
Giêsu.
Chúa
Giêsu cũng đã bày tỏ nhiều
lời hứa qua Thánh nữ Margaret Mary dành
cho những người tôn sùng Thánh
Tâm Ngài. Trong số đó có
lời hứa ban an bình cho các gia đình,
an uiủ họ khi gặp khó khăn, ban cho họ
những ơn cần thiết, giúp họ sốt
sáng hơn và hoàn thiện hơn qua
đức tin, đồng thời ghi khắc tên
họ vào Thánh Tâm Ngài mãi
mãi. Trong lá thư tháng 5-1688, Thánh
Margaret Mary đã viết về “Lời Hứa
Quan Trọng” mà Chúa Giêsu đã
nói với bà. Chúa Giêsu
nói: “Ta
hứa với con rằng tình yêu mãnh
liệt của Ta sẽ ban cho những người
rước lễ vào các ngày thứ
Sáu đầu tháng, trong chín tháng
liên tục, được ơn hối cải
trong giờ lâm tử”.
Lời hứa tuyệt vời biết bao, nhưng
chúng ta nên nhớ rằng đây không
là “sự bảo đảm tự động”
(automatic guarantee) được vào Nước
Trời (nghĩa là đừng ảo tưởng
rằng cứ “khoán trắng” đủ
chín tháng là xong, rồi muốn sống
sao cũng được lên Thiên Đàng
– chú thích của người
dịch). Chúng ta nên phân biệt với
dạng mê tín (superstition) liên quan điều
này. Lm James Kubicki, Dòng Tên, giám đốc
chương trình Tông đồ Cầu
nguyện (Apostleship of Prayer), cho biết rằng điều
này “không có phép thần thông
nhưng có hệ quả tự nhiên trong
đời sống kết hiệp với Thánh
Tâm Chúa Giêsu”. Chúng ta không
được mời gọi mê tín dị
đoan, mà được mời gọi sùng
kính.
Lòng
sùng kính Thánh Tâm được
mô tả đầy đủ nhất qua lòng
tôn kính của chúng ta đối với
Giáo Hội. Máu và Nước
trong Bí tích Thánh Thể và Bí
tích Thánh Tẩy làm cho chúng ta nên
mới. Thần Khí Ngài cư ngụ trong
chúng ta để trao ban sự sống đời
đời. Đây là cách hoàn tất
lời tiên tri của ngôn sứ Êdêkien. Kinh
Thánh cho biết: “Ta
sẽ ban cho chúng một trái tim và đặt
thần khí mới vào lòng chúng.
Ta sẽ lấy khỏi mình chúng trái
tim chai đá và ban cho chúng một trái
tim bằng thịt, để chúng đi theo
các thánh chỉ của Ta và tuân
giữ cùng thi hành các quyết định
của Ta. Lúc ấy, chúng sẽ là
dân của Ta và Ta sẽ là Thiên
Chúa của chúng”
(Ed 11:19-20). Trong chúng ta cũng vậy. Trái
tim của chúng ta được thích nghi
và được tái tạo khi sùng
kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Khi
bị treo trên Thập Giá, Chúa Giêsu
đã kêu lên: “Tôi
khát”
(Ga 19:28). Nhìn qua lăng kính Kitô giáo,
sự khát của Chúa Giêsu là khao
khát cứu các linh hồn. Chúng ta có
thể theo cách thực tế để an ủi
Thánh Tâm Chúa Giêsu và thỏa
mãn cơn khát của Ngài bằng cách
cảnh báo đền tội và tôn
sùng Thánh Tâm Ngài (Tông thư
Miserentissimus Redemptor – Đấng Cứu Chuộc
Rất Yêu Thương, số 13). Bí tích
Thánh Tẩy và Bí tích Thánh
Thể biến đổi chúng ta, những
người dự phần vào Nhiệm Thể
Đức Kitô. Chúng ta được tẩy
sạch nhờ nước ban sự sống của
Chúa Giêsu, và chúng ta được
biến đổi nhờ Mình Máu Thánh
Chúa. Về điều này, Thánh
Gioan tông đồ là ví dụ điển
hình, chàng trai trẻ này đã
tựa đầu vào ngực Chúa Giêsu,
được nghe nhịp đập của Thánh
Tâm, và Chúa Giêsu cũng làm cho
mọi thụ tạo nên mới như vậy.
BRIAN
KRANICK
TRẦM
THIÊN THU
(chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
Kính
Mừng Tháng Thánh Tâm Chúa Giêsu,
1-6-2017
------------------------
(*)
Jansenism:
Thuyết của thần học gia Công giáo
Cornelis Jansen (1585–1638), khoảng 1656-1657, dựa
trên thuyết tiền định luân lý
(moral determinism). Các nguyên tắc thần học
của Cornelis Jansen nhấn mạnh sự tiền
định, phủ nhận ý chí tự
do, cho rằng bản chất con người hư
hỏng, không thể tốt lành, còn
Chúa Kitô chỉ chết cho những người
được chọn chứ không chết cho
mọi người. Giáo hội Công giáo
kết án thuyết này là lạc giáo.
Thuyết này bị những người cải
cách trong giới giáo sĩ, tu sĩ và
học giả Công giáo Âu châu Tây
phương phản đối, và bị kết
án là tà thuyết. Bị ảnh hưởng
các tác phẩm của thánh Augustinô,
nhất là sự tấn công của thánh
Augustinô đối với thuyết Pelagianism
(phủ nhận tội tổ tông) và thuyết
ý chí tự do, Jansen theo thuyết của
thánh Augustinô về sự tiền định
và sự cần thiết của Ơn Chúa,
một lập trường bị Công giáo
La Mã coi là gần với thuyết của
Calvin, đã cấm lưu hành cuốn The
Augustinus của ông năm 1642. Sau khi Jansen chết
năm 1638, những người theo ông đã
lập cơ sở tại tu viện ở
Port-Royal, Pháp. Blaise Pascal, một đệ tử
trung thành của Jansen, đã bảo vệ
các giáo huấn của họ trong Provincial
Letters (1656–1657). Năm
1709, vua Louis XIV ra lệnh bãi bỏ tu viện
này. Những người theo Jansen bắt đầu
lập Giáo hội Jansen năm 1723 và tồn
tại tới cuối thế kỷ 20.
|