BÀI LỜI CHÚA 127
ĐỨc Giêsu, Nhà cách mẠng xã
hỘi vĩ đẠi
Bài
trước, chúng ta đã được Tin Mừng cho
biết Đức Giêsu là Đấng giải phóng, với bài
này, đoạn sách ngôn sứ Isaia khiến ta còn phải
nhìn nhận Ngài cũng là nhà cách mạng xã hội nữa !
Trích sách ngôn sứ Isaia ch.42.1-7
1 Đây là người tôi
trung Ta nâng đỡ,
là người Ta tuyển chọn và hết lòng quý mến,
Ta cho thần khí Ta ngự trên người ;
người sẽ làm sáng tỏ công lý trước
muôn dân.
2 Người sẽ không kêu to,
không nói lớn,
không để ai nghe tiếng giữa phố phường.
3 Cây lau bị giập,
người không đành bẻ gẫy,
tim đèn leo lét, cũng chẳng nỡ tắt đi.
Người sẽ trung thành làm sáng tỏ công lý.
4 Người không yếu hèn, không
chịu phục,
cho đến khi thiết lập công lý trên địa
cầu.
Dân các hải đảo xa xăm đều
mong được người chỉ bảo.
5 Đây là lời Thiên Chúa, lời
ĐỨC CHÚA,…
6 Người phán thế này : “Ta là
ĐỨC CHÚA, Ta đã gọi ngươi,
vì muốn làm sáng tỏ đức công chính của Ta.
Ta đã nắm tay ngươi,
đã gìn giữ ngươi và đặt làm giao ước
với dân,
làm ánh sáng chiếu soi muôn nước,
7 để mở mắt cho
những ai mù loà,
đưa ra khỏi tù những người bị giam
giữ,
dẫn ra khỏi ngục những kẻ ngồi trong
chốn tối tăm.”
*
Đó là lời Chúa ! – Tạ ơn Chúa !
Suy niệm Lời Chúa
Đoạn
ngôn sứ Isaia trên đây, nói về Người tôi trung
được Thiên Chúa tuyển chọn, yêu quí và nâng
đỡ, thì Hội Thánh Kitô giáo hiểu đó là ám chỉ
và tiên báo về Đức Giêsu. Ngài được Thiên Chúa
thông ban Thần khí để có đủ khả năng chu toàn sứ mệnh làm sáng tỏ và
thiết lập nền công lý của Thiên Chúa trên
địa cầu. Nền công lý này là một trật tự thế
giới mới của Thiên Chúa.
Khi đến trần gian,
Đức Giêsu thấy xã hội Do Thái thời đó đầy
dẫy những bất công, đàn áp do những
người tham lam, ích kỷ cậy vào quyền lực mà bức
bách người nghèo, người cô thân cô thế... Ngay
cả trong tôn giáo, Đền Thờ, Hội đường,
phẩm trật, chức sắc trong đạo… Ngài
cũng thấy xảy ra những chuyện tương
tự...
Áp bức ấy không
chỉ là những gì trên mặt vật chất, mà trên
cả mặt tinh thần : - người tội lỗi
bị người ta xa lánh, loại trừ ; - lớp người nghèo
khổ bị coi khinh, với mặc cảm nhục nhã
; - người bệnh
hoạn tật nguyền bị coi là Thiên Chúa phạt cho nên
họ lại càng bị khủng hoảng và tuyệt
vọng; - đàn bà chịu một số phận rất
hèn kém, bị nhiều thiệt thòi và bị coi như không
đáng kể. Người chồng có thể chỉ vì
một bữa cơm không nóng, canh không sốt mà viết
tờ ly dị, đuổi vợ đi, lấy vợ
khác...
Đức Giêsu
đến, Ngài đứng lên bênh vực những kẻ
bị áp bức, giải oan cho họ, chống lại
mọi hình thức đàn áp, đè bẹp, khinh khi, loại
trừ, dù đó là một người cùng đinh mạt
hạng, nghèo khổ đói rách, nhưng họ cũng là
những con người trước mặt Thiên Chúa,
cũng có phẩm giá quí trọng như mọi người
khác. Đức Giêsu không chỉ dùng lời nói, lời rao
giảng, Ngài còn dùng hành
động :
Người
nghèo khó bị khinh dể ư ? Ngài đến với
họ, tiếp đón họ như bạn bè bằng vai
với mình, ăn uống đồng bàn với họ, tháo
cởi cho họ khỏi mặc cảm nhục nhã.
Người thu thuế và tội lỗi bị xa lánh ư
? Ngài hòa mình làm bạn với họ, làm cho họ có cảm
tưởng được thanh tẩy, được tha
thứ tội lỗi, sự dơ bẩn của họ
được xóa bỏ, không còn đè nặng trên họ
nữa. Người bệnh hoạn tật nguyền
bị coi là đồ chúc dữ ư ? Ngài thương xót
và chữa lành họ. Phụ nữ bị khinh thường
coi rẻ ư ? Người ta thấy Ngài tỏ vẻ
kính nể, trân trọng phẩm giá họ. Ngài nói chuyện
với phụ nữ đa tình Samari, Ngài ngồi giảng
cho cô Maria, em bà Matta. Ngài để cho một vài phụ
nữ đi theo mình giúp việc vật chất, tài trợ
cho nhóm Ngài (Lc 8.1-3), quả thật đây là điều
mới lạ chưa hề gặp thấy nơi một
Kinh sư Do Thái nào từ trước đến nay. Ngài
để cho người đàn bà tội lỗi hôn chân,
xức dầu, xõa tóc lau chân... Nhất là khi người Do
Thái đến hỏi có được phép rẫy vợ
không, Đức Giêsu trả lời dứt khoát : không! Vì
từ khởi thủy, Thiên Chúa dựng nên con người
có nam có nữ, hai bên bình quyền. Qua lời tuyên bố
này, chính Đức Giêsu đã mở đường cho công
cuộc giải phóng phụ nữ trong những thế
kỷ sau này ! Học đòi giáo huấn ấy của
Thầy, Thánh Phêrô tông đồ của Đức Giêsu
đã có thể viết trong thư của ông một câu
đầy tôn trọng giá trị phụ nữ : “Anh em là chồng thì phải biết điều mà
sống cảnh gia thất với họ, hợp với
thân phận mỏng dòn của nữ tính họ; đối
với họ phải biết quý trọng vì họ cũng
được đồng hưởng cơ nghiệp
sự sống là hồng ân Chúa ban…” (1 Pr 3.7)
Làm cách
mạng như thế, Ngài chấp nhận bị lớp
người quyền thế giận ghét, hận thù và
bị giết. Hàng lãnh đạo Do thái coi Ngài là một tên
phá đạo, lật đổ trật tự truyền
thống từ xưa vẫn đã vững bền,
vững bền không chỉ vì từ xa xưa cha ông họ
đã làm như thế và truyền lại, mà còn nhiều
khi họ vịn vào cả lời Chúa mà củng cố.
Họ coi Ngài như cái gai phải nhổ đi. Nhưng
Đức Giêsu không hề sợ hãi, vì Ngài có “thần khí Thiên Chúa ngự trên Ngài, Ngài sẽ trung
thành, Ngài không yếu hèn, không chịu khuất phục, cho
đến khi thiết lập nền trật tự
thế giới mới trên địa cầu”, như
lời tiên tri trên đây đã báo trước. Nền
trật tự mới, trong đó không còn đàn áp,
bất công, khinh chê, không còn ai phải loại trừ,
bất kể họ là thành phần xã hội nào... trái
lại bác ái yêu thương là luật tối thượng
!
Cuối
cùng các kẻ nghịch đã giết được Ngài !
Công cuộc giải phóng và cách mạng của Ngài chỉ là
mộng tưởng thôi sao ? Tất cả bị
đỗ vỡ tan tành chăng ? Không hề ! Thiên Chúa
đã phán : “Cũng như
mưa với tuyết sa xuống từ trời không
trở về trời nếu chưa thấm xuống
đất, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm
chồi nẩy lộc, … cho người đói có bánh
ăn, thì lời Ta (Đức
Giêsu là Lời Thiên Chúa) cũng vậy, một khi xuất
phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta
nếu chưa đạt kết quả, chưa thực
hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta
giao phó.” (Is 55.10-11). Máu Đức Giêsu đã đổ
ra, nhưng sự hy sinh của Ngài đã được
Thiên Chúa chấp nhận, thưởng cho Ngài phục sinh
vinh hiển, và Nước
Chúa được Ngài thiết lập thành công, tuy khởi đầu chỉ
gồm có một dúm người nhỏ bé : “nhỏ bé như hạt cải, nhưng dần
sẽ lớn lên thành một cây đến nỗi chim
trời đến nương náu trên cành nó” (Mt 13.31-32). Tất
cả những ai tin vào Tin Mừng giải phóng của
Đức Giêsu đều được vào, và tất
cả đều là con cái Thiên Chúa, ông vua cũng như
kể lê dân, người chủ cũng như tên nô lệ…
Cởi
trói mọi thứ gông cùm xiềng xích chẳng phải là
giải phóng ư? Lật đổ những cái từ
xưa vốn đàn áp, đè bẹp, hạ giá con
người, chẳng phải là cách mạng xã hội sao ?
Đức Giêsu đã làm như thế, không riêng gì cho
một người, không riêng gì cho một dân Do thái. Ngài làm
thế cho tất cả thế giới. Điều gì
Ngài làm chưa xong, Ngài bảo Giáo Hội và chúng ta là môn
đệ làm tiếp. Điều Ngài làm nhỏ ở
xứ Phalêtin, Ngài dạy ta làm rộng ra cho cả thế
giới : “Điều Thầy
nói với anh em trong bóng tối, anh em hãy nói ra nơi ánh sáng;
điều anh em rỉ tai nghe được hãy rao trên mái
nhà.” (Mt 10.27)
Chỉ có điều là công cuộc
giải phóng và cách mạng tôn giáo cũng như xã hội
của Đức Giêsu là cuộc cách mạnh ôn hòa, không
dùng bạo lực, không đổ máu, đoạn tiên tri
trên kia đã công bố: “Ngài
sẽ không kêu to, không nói lớn, không để ai nghe
tiếng giữa phố phường. Cây lau bị
giập, người không đành bẻ gẫy, tim đèn
leo lét, cũng chẳng nỡ tắt đi.” Đức Giêsu không hô hào
chiến tranh, không cổ võ dùng khí giới, quân đội,
xe tăng, phi cơ, bom đạn, không chiếm đất
làm lãnh thổ, không cần một dinh thự hay một
hoàng cung. “Vì Nước của
Ta không thuộc về thế gian này” (Ga 18.36).
Vậy Ngài dùng khí
giới gì ?
Thưa : Khí giới
của Ngài là kêu gọi người ta hoán cải: “Hãy hối cải, vì Nước
Thiên Chúa đến gần”. Ai hối cải thì vào đây,
cùng nhau ta họp thành một vương quốc mới !
Vì sao Chúa lại kêu gọi sự hoán cải ? Thưa : sở dĩ loài
người bất công, tàn ác là do con tim thiếu vắng
tình yêu, không mến Chúa, không yêu người. Một khi
người ta hối cải, quay trở về bằng
con tim với Thiên Chúa, tin vào lời Chúa mà thực hành
lòng mến Chúa, và yêu thương người, thì
đại cuộc cách mạng của Chúa sẽ thành công.
Cứ xem bao nhiêu cuộc cách mạng trên thế giới :
họ tưởng họ làm thay đổi được
xã hội, được cả thế giới ! Nhưng
vì trái tim họ không tin Thiên Chúa, không yêu thương con
người, họ vẫn để trái tim hận thù, tham
ô, gian ác, thế là họ đã để ma vương,
quỉ dữ thống trị lòng họ, vì vậy mà
hỏng hết. Đâu lại hoàn đấy và có khi còn
tệ hơn trước.
Nhờ vào sức gì,
Đức Giêsu làm cho con người đổi trái tim, hoán
cải nếp sống ?
Thưa: Nhờ
sức của Thần Khí, mà Chúa Cha thông ban cho Ngài : “Ta cho thần khí Ta ngự trên Ngài”,
lời tiên tri Isaia trên đây đã báo trước, và
quả thật Ngài đã lãnh
được từ Chúa Cha, do bởi cuộc Tử
nạn, phục sinh của Ngài (xem Cv 2.32-33). Và Thần khí
ấy - là sức mạnh vô địch của Thiên Chúa -
Đức Giêsu sẽ phân phát cho ai tin vào Ngài, muốn
sống trong Nước của Ngài. Chỉ Thần Khí mới
có sức hoán cải trái tim chai đá, tội lỗi, luôn
ích kỷ và muốn áp bức người khác để
mưu lợi cho mình, thành trái tim xả kỷ biết yêu
thương.... “Ta
sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới,
sẽ đặt thần khí mới vào lòng các ngươi.
Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân
mình các ngươi và sẽ ban tặng các ngươi
một quả tim bằng thịt. Chính Thần Khí
của Ta, Ta sẽ đặt vào lòng các ngươi, Ta
sẽ làm cho các ngươi đi theo thánh chỉ, tuân
giữ các phán quyết của Ta và đem ra thi hành. “ (Ed
36.26-27)
Tích truyện
Nhìn tất cả công cuộc giải
phóng và cách mạng xã hội Đức Giêsu đã làm trên,
chúng ta phải nhìn nhận rằng : trước mặt
thiên hạ, Ngài quả thật đáng mặt là một
bậc Đại trượng phu. Thầy Mạnh Tử
trong truyện sau đây đã mô tả những đức
tính của con người vĩ đại ấy. So
với bài tiên tri Isaia trên đầu thì thấy đúng
tăm tắp.
Có một người tên Cảnh Xuân
đến hỏi thầy Mạnh Tử : “Công Tôn Diễn
và Trương Nghi há không đáng gọi là bậc
đại trượng phu sao ? Hai người ấy
mỗi khi tức giận thì làm cho các vua chư hầu
phải sợ hãi, còn khi ở yên một chỗ thì thiên
hạ liền được vô sự.” (Hai ông này là chính
khách thời Chiến quốc bên Tàu, có sức khuấy
động thiên hạ). Nhưng thầy Mạnh Tử
đáp: “Như vậy đáng gọi là trượng phu sao
? Đây này : Người nào ở trong đức nhân là chỗ
rộng rãi dung nạp tất cả loài người ;
đứng trên đức lễ là chỗ chính đáng
hơn hết ; noi theo đức nghĩa là con
đường lớn ai cũng phải đi. Lúc
đắc chí thì chung sức với dân mà thi hành các
đức nhân, lễ, nghĩa (tức là thi hành
điều tốt cho dân); khi
không đắc chí thì ẩn dật mà tu thân ;
được giàu có chẳng hoang dâm phóng túng ; gặp nghèo
khó, chẳng đổi dời tiết tháo ; cường
quyền chẳng làm cong vạy chí khí của mình.
Người như thế mới đáng gọi là bậc
đại trượng phu” (Sách Mạnh Tử,
chương Đằng Văn Công hạ, trang 185. Dịch
giả : Đoàn Trung Còn, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1996).
Đức Khổng Tử còn ca
tụng hơn thế : “Ông Tử Cống hỏi ngài
rằng : “Ví như có người thi ấn bố
đức cho khắp cả dân gian, lại hay cứu
tế cho đại chúng, thì nên nghĩ người ấy
là thế nào ? Có nên gọi là người nhân chăng ?
Đức Khổng Tử đáp : “Sao chỉ gọi là
người nhân thôi ? Ắt gọi là bực thánh mới
xứng.” (Sách Luận ngữ, chương Ung Dã, trang 97,
cùng một dịch giả và Nxb như trên)
Y…
|