BÀI LỜI CHÚA 123
THIÊN
đàng LÀ NƠI CÓ CHÚA Ở CÙNG
Trích sách
Khải huyền ch. 21.1-8
1Và tôi đã
thấy một trời mới và một đất
mới, vì trời cũ và đất cũ đã qua, và
biển không còn nữa. […] 3Và tôi đã nghe có
tiếng lớn tự ngai phán ra: "Này là Nhà tạm
của Thiên Chúa ở với loài người. Người
sẽ dựng trướng ở với họ và họ
sẽ là dân của Người; còn Người: Thiên Chúa
ở cùng họ, sẽ là [Thiên Chúa của họ]. 4Và Người sẽ lau sạch
nước mắt họ; chết sẽ không có nữa;
phiền muộn, kêu gào và khó nhọc sẽ không có nữa,
vì các điều cũ đã qua!"
5Và Đấng
ngự trên ngai đã phán: "Này, Ta làm mới mọi
sự". […] 6Người lại phán cùng tôi:
"Đã thành sự! Ta là Alpha và là Ômêga, là Khởi nguyên và
là Cùng tận! […]
7Ai thắng sẽ thừa hưởng
mọi sự ấy làm cơ nghiệp; và Ta sẽ là
Thiên Chúa của nó, và nó sẽ là con của Ta. 8Còn
lũ đớn hèn, bội tín, vô luân, sát nhân, dâm dật, và
gian dối hết thảy, thì phần của chúng là nơi
vũng lửa sinh diêm, đó là chết thứ hai, chết
muôn đời".
* Đó là lời Chúa
! – Tạ ơn Chúa !
Suy
niệm Lời Chúa
Ở Cõi Trời mới
Đất mới này, điều
kỳ diệu nhất – mà sách Khải huyền vừa cho
biết – là Thiên Chúa từ
cõi vĩnh hằng siêu việt của Người, sẽ xuống ở trong cái nhà
tạm này với chúng ta :
“Và tôi (Gioan) nghe có tiếng lớn từ ngai phán ra : “Đây là nhà tạm của Thiên Chúa
ở với nhân loại, Người sẽ dựng
trướng ở với họ.” (Kh 21.3)
Sở dĩ chúng ta nói : Thiên Chúa
“xuống” là vì – như kỳ trước đã xem – từ
muôn thuở trước, Thiên Chúa ngự trong cõi vĩnh
hằng siêu việt, “trong ánh
sáng vô phương đạt thấu, không người phàm
nào đã thấy hay có thể thấy ”, vì thế
Người đã phải dựng nên cho chúng ta một
nơi ở thích hợp với thân phận là
người phàm có hồn có xác, nơi ấy gọi là thiên
đàng hay cũng gọi là cõi Trởi mới Đất
mới. Cho nên muốn đến ở
với chúng ta trong cái Nhà Tạm ấy, Người
phải từ cõi siêu việt vĩnh hằng mà
“xuống”.
Nói “xuống” và “dựng trướng ở với” là
nói theo cách nhân loại, chứ Thiên Chúa đâu cần
phải di chuyển hay dựng lều dựng
trướng, Người “ở khắp mọi nơi”, và
Người muốn tỏ mình ra ở đâu, là
Người liền hiện
diện và ngự ở đó ngay !
Và ở đó chúng ta “các tôi tớ
Người sẽ thờ phượng Người, sẽ
được nhìn thấy tôn nhan Người, và thánh
danh Người ghi trên trán họ” (Kh 22.3-4), tức là
chúng ta thuộc về Người và sống trong tình yêu và
hiểu biết thân mật với Người.
Bây giờ chúng ta đã
được nghe những bằng chứng của Thánh
kinh xác định chân lý : Thiên Đàng hay cõi Trời
mới Đất mới của chúng ta là vũ trụ này,
một vũ trụ sẽ được Thiên Chúa Toàn
năng biến đổi nên mới vô cùng tốt đẹp
kỳ diệu, còn những kẻ ác bị tống khứ
đi hết : “Còn lũ
đớn hèn, bội tín, vô luân, sát nhân, dâm dật, và gian
dối hết thảy, thì phần của chúng là nơi
vũng lửa sinh diêm, đó là chết thứ hai, chết
muôn đời" (Kh 21.8).
Nhưng vẫn có những người cứ còn mơ tưởng một
cõi Thiên Đàng nào khác huyền diệu, thanh cao, siêu thoát
hơn chứ không phải cái vũ trụ này dù
được đổi mới, vậy để cho
họ có thể tin như ta, ta sẽ lấy thêm bằng
chứng là niềm tin của Hội Thánh, mà cho họ thấy
sự mơ tưởng đó của họ không đúng:
Niềm tin
ấy của Hội Thánh biểu lộ ra trong Lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ.
Lập ra Lễ ấy để
mừng kính, đó là vì Hội Thánh đã tin Chúa Kitô Vua
vũ trụ là chân lý không thể sai lầm, căn cứ
vào lời Thánh Kinh, ví dụ lời tiên tri của ngôn
sứ Đaniên :
“Trong những thị
kiến ban đêm, tôi mải nhìn thì kìa :
có ai như một Con Người đang ngự giá mây
trời mà đến.
Người tiến lại gần bên Đấng Lão Thành
và … Đấng Lão Thành trao cho
Người quyền thống trị,
vinh quang và vương vị ; muôn người thuộc
mọi dân tộc,
quốc gia và ngôn ngữ đều phải phụng sự
Người.
Quyền thống trị của Người là quyền
vĩnh cửu,
không bao giờ mai một ;
vương quốc của Người sẽ chẳng
hề suy vong.” (Đn 7.13-14)
Và nhất là căn
cứ vào chính lời Chúa Giêsu phục sinh tuyên bố
với các môn đệ :
“Thầy đã được
(Chúa Cha) trao toàn quyền trên trời dưới
đất” (Mt 28.18).
Hai câu Kinh Thánh đó
đều xác nhận Đức Giêsu được Thiên
Chúa trao toàn quyền làm Vua, làm Chúa tể vĩnh cửu của
toàn thể vũ trụ, và vương quốc Ngài chẳng
bao giờ suy vong.
Khi nghe biết như
vậy rồi, ta sẽ đặt câu hỏi:
- Chúa
Giêsu làm Vua ở đâu ?
Thưa : Vua vũ trụ !
- Ngài làm Vua vũ trụ, song vũ
trụ nào ?
Đáp :
Dĩ nhiên là vũ
trụ này, vì Thiên Chúa tạo thiên lập địa là
tạo dựng nên chỉ có một vũ trụ này mà thôi.
- Chúa
Giêsu sẽ làm Vua bao lâu ?
Đáp : Làm Vua cho đến đời
đời.
- Đúng. Xin hỏi câu cuối cùng : Ngài là Vua, thì thần dân Ngài là ai ?
Đáp : Là chúng ta.
- Xin phép kết luận :
Nếu Hội Thánh tin chắc rằng Chúa Giêsu làm Vua
vũ trụ này, và làm Vua cho đến đời
đời ở đây, và thần dân Chúa là chúng ta,
thì làm sao có ai đó dám nghĩ rằng: khi chúng ta chết, ta
đi về một thiên đàng ở nơi cõi trời nào
khác? Là thần dân mà ta lại đi ở nơi khác, Chúa
Giêsu sẽ làm Vua không dân, và cai trị cái vũ trụ
trống không này hay sao ? Không được ! Chúa Giêsu làm Vua ngự
trị ở đâu, ta là thần dân cũng sẽ ở đó ; Ngài làm Vua đời đời trên
vũ trụ này, thì ta cũng sẽ ở trên vũ trụ
này đời đời với Ngài.
Và Chúa Kitô ở đâu,
chỗ đó là Thiên Đàng của ta, vì Thiên Đàng
chẳng phải là ở với Chúa Kitô sao ?
Thánh Phaolô đã khẳng định rõ ràng
:
“Đây điều chúng tôi
dựa vào lời Chúa mà nói với anh em: là…khi lệnh vang
ra… thì tự trời chính Chúa sẽ ngự xuống và…chúng
ta sẽ được đem đi… để nghênh
đón Chúa… Như thế chúng ta sẽ được
ở với Chúa mãi mãi !” (1 Tx 4.15-17).
Nhất là chân lý Chúa Giêsu
với ta hợp thành một Thân Thể (Mầu Nhiệm) càng
củng cố thêm việc ta phải ở với Chúa, không
thể lìa xa : “Muôn sự, Thiên Chúa
đã đặt dưới chân Đức Giêsu, và đã
ban cho Ngài… làm Đầu Hội thánh (là chúng ta), đích
thực là thân mình Ngài….” (Ep 5.22-23),
Nếu Ngài là Đầu,
ta là thân mình gắn liền với Đầu, thì làm sao có
chuyện Đầu ở một nơi, thân mình ở một
nẻo !
Nhưng chẳng có lý nào bằng
chính lời Chúa Giêsu đã xác quyết về chân lý ta
được ở với Ngài mãi mãi đời đời :
“Trong nhà Cha Thầy có
nhiều chỗ ở – chẳng vậy, Thầy đã nói
với anh em – vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Và
nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, ắt Thầy
sẽ đến lại mà đem anh em theo
Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng
ở đó (với Thầy).” (Ga 14.1-3)
Ngài
còn thưa với Cha rằng :
“Lạy
Cha … Con muốn rằng Con
ở đâu, chúng cũng ở đó với Con, để
chúng được ngắm vinh quang của Con, mà Cha đã
ban cho Con, vì Cha đã yêu mến Con từ trước
tạo thiên lập địa.” (Ga 17.24)
· Có
người vịn vào câu này của Thư Thánh Phêrô : “…Trong ngày ấy các tầng trời
xèo xèo biến sạch; ngũ hành bốc cháy tiêu tan; đất
và các công trình trên đất sẽ hóa [tiêu tan] (2 Pr 3.10-12),
để
phản bác rằng : Vũ trụ này, ngày tận
thế,
sẽ cháy tiêu tan không còn nữa, làm sao có thể là thiên đàng
cho ta ở đời đời được ?
Xin trả lời : Thắc
mắc như thế là do chưa hiểu Thánh Phêrô dùng loại
văn chương khải huyền để mô tả
“Ngày của Chúa” kinh hoàng đáng sợ chừng nào. Dĩ
nhiên, những hiện tượng đảo lộn vũ
trụ, viết theo thể văn khải huyền ấy, không
ai lại đi hiểu theo sát mặt chữ, sát nghĩa
đen. Đấy cứ xem, cả ngàn năm
trước, các ngôn sứ đã báo “Ngày của Chúa” xảy
đến cũng giữa các hiện tượng vũ
trụ trời đất rúng động đảo
lộn giống như vậy, thế mà bây giờ, ta có
thấy trời đất vỡ lở ra đâu, núi
đồi đâu có tan chảy ra, tất cả vẫn còn
y nguyên đó, mặt trời đâu có mất sáng, mặt
trăng chẳng bao giờ đỏ lòm như máu ; các tinh
tú vẫn đầy đủ trên trời chẳng
thấy cái nào rơi rụng cả !
Không ! Vũ trụ này
sẽ không bị hủy diệt ! Nếu xảy ra như
vậy thật, thì chân lý Hội Thánh tin trên đây về
Chúa Kitô là Vua đời đời trên vũ trụ này,
sẽ hết sức khôi hài : vì nếu vũ trụ này
bị thiêu hủy tiêu tan, thì Chúa Giêsu sẽ làm Vua
đời đời trên đống tro tàn hay sao?
Nghĩ như thế là vô lý, đi ngược với lòng
tin của Hội Thánh, và vô tình đã lộng ngôn xúc
phạm đến Chúa Giêsu !
Bằng chứng tích
cực vũ trụ tạo thành sẽ còn tồn tại, là
đoạn thư Thánh Phaolô gửi cho giáo đoàn Rôma sau
đây :
“Vũ trụ tạo thành những ngong ngóng
đợi chờ Thiên Chúa mặc khải vinh quang
của con cái Người. Quả thế, tạo thành
đã phải lụy phục thói phù phiếm (những
lạm dụng ích kỷ và tàn bạo của loài
người), không phải vì nó muốn, nhưng là vì Thiên
Chúa bắt nó phải lụy phục ; tuy nhiên nó hy
vọng cũng sẽ được tự do, thoát
khỏi vòng nô lệ cảnh hư nát, để
được hưởng tự do và vinh quang của
con cái Thiên Chúa.” (Rm 8.19-21)
Nếu vũ trụ tạo thành
này bị thiêu hủy, tức là nó không còn tồn tại, thì làm sao Thánh Phaolô
nói nó vẫn ngong ngóng chờ mong con cái Thiên Chúa
được hiển dương, và nó hy vọng nó cũng
được vào hưởng tự do và vinh quang của hàng con cái Thiên Chúa ? Nó
phải còn tồn tại thì nó mới ngóng chờ và hy
vọng sẽ được hưởng chứ !
(Ở đây, sợ làm
cho anh chị em rối trí nên không muốn trích dẫn thêm
những bằng chứng nữa của Công Đồng
Vaticanô II trong Hiến chế Giáo Hội, số 48, và sách
Giáo lý Hội Thánh Công giáo số 1042-1047 cách riêng số
1046.)
Sở dĩ nhấn
mạnh vấn đề xem ra còn mới mẻ này, là
để anh chị em được vui mừng vì Thiên
Chúa dọn sẵn cho chúng ta, sau cuộc đời
dương thế này, một tương lai quá đỗi
huy hoàng.
Sau
đó cũng muốn
nhắc bảo chúng ta đừng có thái độ khinh chê
trái đất này, khinh chê cuộc sống trần gian – tuy
nó tạm bợ, và một thời rồi sẽ hết –
mà cứ mong mau lên thiên đàng hưởng thanh nhàn, vui
vẻ... Biết bao bài hát, kinh đọc đã bộc
lộ ý đó : “Mẹ ơi hãy mau mau đưa con về
trời...”, hoặc : “Lạy Mẹ thân ái lòng con yêu
mến, cho con đôi cánh để bay lên trời...”.
Riết rồi, ta đâm coi trần gian là nơi bể
khổ, nơi lưu đầy..., chỉ mong mau thoát ly...
(kỳ thực, trong bụng, có ai muốn mau chết
đâu)... Các người Cộng sản thấy thái
độ tiêu cực ấy của ta, vẫn thường
chê : “Người Công giáo không biết yêu thương
đồng bào, yêu thương đất nước, không
chịu tranh đấu cho hạnh phúc loài người,
họ chỉ lo mau mau lên thiên đàng lãnh phần
thưởng! Thật là
một cái đạo ích kỷ, đạo vụ lợi, thế
mà họ vẫn luôn miệng cao rao đạo họ là
đạo bác ái”. Xem ra lời chê bai của họ không sai
lắm đâu!
Ta hãy
sửa lại thái độ vụ lợi đó mà yêu
mến trái đất, yêu mến những người
đang sống trên đó, mà phục vụ họ tận
tình cách riêng những người nghèo, để theo gương
Đức Giêsu, thiết lập thiên đàng ngay trên
trần gian này. Việc cụ thể : Hãy làm cho nơi ta ở, ta
sống, nhất là gia đình ta trở thành thiên đàng
đi!
Tích
truyện
Một cử chỉ
nhỏ, cũng có thể gây hạnh phúc cho kẻ khổ
đau. Tổng thống Mỹ Ai-xen-hao đi nghỉ hè vài
hôm tại Đen-vơ, bang Co-lo-ra-đô. Ông chú ý đến
một lá thư của một em trai nhỏ đăng trên
báo địa phương, em bị bệnh ung thư thời
kỳ cuối, nên ngỏ ý muốn được thấy
mặt Tổng Thống. Thế là ông nhất định
đến cho em gặp. Một cách đột ngột, sáng
chủ nhật ấy, một chiếc xe hơi lộng
lẫy đỗ xịch trước cửa nhà em Pôn
Ha-lây. Tổng Thống bước ra, đến bấm
chuông. Ba của Pôn ra mở cửa, ông chỉ mặc có
chiếc quần din đã cũ, chiếc sơ mi bạc
màu, với râu cằm lởm chởm mấy ngày chưa
cạo. Chúng ta có thể tưởng tượng sự ngạc
nhiên của cha con em Ha-lây là thế nào.
Vào gặp em, Tổng
Thống nói: “Pôn, Ta biết con ngỏ ý muốn gặp Ta.
Ta vui sướng được gặp con hôm nay”. Rồi
Tổng Thống bắt tay em, dẫn em ra đi chơi
một vòng trên chiếc xe hơi sang trọng, rồi
một lúc sau từ giã em ra về. Cha mẹ Pôn, hàng xóm và
nhiều người có mặt hôm đó cứ còn kể
lại câu chuyện bất ngờ thú vị ấy hàng tháng
trời. Chỉ có một người lại không vui vì
cuộc gặp gỡ đẹp đẽ ấy : chính là
ba của Pôn. Sao vậy? Ông cứ phàn nàn mãi về bộ
dạng của ông lúc ra mở cửa: “Trời ơi ! mặc
chiếc quần din cũ, chiếc sơ mi bạc màu, râu
cằm không cạo… bộ dạng như thế mà ra
đón Tổng Thống nước Hoa Kỳ!”
™¯™
|