Chúa Giêsu lên trời
Biến
cố Chúa Giêsu về trời đã được ghi
lại trong sách Tông đồ Công vụ một cách rất
chi tiết và đầy đủ. Còn trong bài Tin Mừng hôm nay các
tông đồ được giới thiệu như là
những người được Chúa Giêsu trao phó cho
nhiệm vụ gìn giữ giáo huấn của Chúa Giêsu và
tiếp tục các sứ mệnh tông đồ mà Ngài
uỷ thác cho.
Thật
vậy, các tông đồ là những người đã
được Chúa Giêsu tuyển chọn và dạy dỗ,
họ là những chứng nhân tai nghe mắt thấy Chúa
Giêsu Phục Sinh, được tẩy rửa trong Chúa
Thánh Thần và lãnh nhận sức mạng tiếp tục
rao giảng Tin Mừng cứu độ. Do đó, các tông
đồ là những vị nòng cốt xây nền cho
cộng đoàn mới của Chúa Giêsu là Giáo Hội, dân
riêng mới của Thiên Chúa.
Tất cả
sự phát triển sau này của Giáo Hội đều
phải dựa trên quyền bính và tính chất xác thực
của đoàn tông đồ dưới sự trợ
lực của Chúa Thánh Thần. Các vị là những
người chu toàn sứ mệnh đại đồng,
đem Tin Mừng cứu độ tới cho mọi dân
tộc và làm cho Tin Mừng cứu độ thấm
nhập sâu rộng vào dòng lịch sử cho tới ngày Chúa
Kitô trở lại trong vinh quang.
Để
chuẩn bị cho các tông đồ đảm trách sức
mạng trọng đại này, sau khi sống lại Chúa
Giêsu qui tụ đoàn tông đồ bị tản mát
lại và trong 40 ngày liên tiếp, Ngài đã hiện ra
với các ông, để giúp các ông sống kinh nghiệm
thực lại Phục Sinh, cũng như dạy dỗ họ
hiểu biết bản chất nước Thiên Chúa.
Trong trình
thuật Chúa lên trời của Tin Mừng thì cõi trời cao
là nơi Thiên Chúa thánh thiện siêu việt ngự tới
Vượt cao trên trái đất là nơi loài người
tội lỗi sinh sống và xa cách vùng nằm dưới
trái đất là âm ti, nơi sự dữ chết chóc và
tối tăm chiếm hữu. Cuộc gặp gỡ
giữa Thiên Chúa và con người được quan
niệm như là đường dọc: Thiên Chúa từ
trời xuống để đối thoại với con
người, rồi sau khi kết thúc Ngài lại lên
trời.
Qua kiểu
diễn tả với các ý niệm không gian này, tác giả
Tin Mừng muốn khẳng định và tuyên xưng lòng
tin của Giáo Hội vào Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh,
Đấng đã khiến con người bước vào
trong sự hiệp thông với Thiên Chúa và chia sẻ thiên
tính siêu việt của Ngài.
Tuy
Chúa Giêsu Phục Sinh không hiện diện giữa chúng ta
với thân xác phải tuân hành các luật lệ vật lý
như trước nữa, nhưng Ngài hiện diện
bằng sức mạnh trao ban sức sống của Thiên
Chúa. Thân
xác mờ đục in tằn dấu vết khổ đau
của Người lôi tớ giờ đây đã
được cất nhắc lên cao, được
toả vinh quang trong Thiên Chúa. Chính vì thế thánh Gioan
đã khẳng định: "Chúa Giêsu Kitô được
cất nhắc lên cao là để tôn vinh ngay trong khi Ngài
bị treo lên và chết trên Thập giá".
Đám
mây là một hình ảnh biểu tượng và ám chỉ các
tần Thiên Chúa tự tỏ hiện ra như trình thuật
trong sách Xuất Hành.
Biến cố Chúa về trời mời
gọi tín hữu đừng biến lòng tin vào Chúa Giêsu
Phục Sinh thành việc chứng nhận một phép lạ
cả thể, giống như phép lạ cho người
chết sống lại. Nhưng phải nhận ra
sự thật tuyệt diệu này qua Chúa Giêsu Kitô, Ngài là Chúa
vinh quang của toàn vũ trụ, và Ngài đã cho con
người từ nay được tháp nhập vào chính
vinh quang của Thiên Chúa.
Câu các tông
đồ hỏi liên quan đến việc thiết
tập nước Israel phản ánh một thứ lòng tin
nghèo nàn còn lệ thuộc vào ý niệm không gian, và việc
biểu diễn ngoạn mục bề ngoài lòng tin đích
thực là sức mạnh của Chúa Thánh Thần, là
chứng tá can đảm và thái độ rộng mở
đại đồng vượt ra ngoài mọi thứ
biên giới của thế giới và tâm thức loài
người.
Đây
là ba nhân tố làm thành kinh nghiệm của Giáo Hội
như trình thuật trong sách Tông đồ Công vụ. Chúng cụ thể
hoá biến cố Phục Sinh và Lên Trời trong cuộc
sống của người tín hữu, và biến chúng ta
trở thành những người sống và đem Tin Mừng
Phục Sinh hiện thực giữa lòng thế giới.
Việc đem Tin Mừng Phục Sinh đó không phải theo kiểu cách tâm thức và các mong
đợi của con người trần gian, nhưng theo
tiết nhịp phương thức và kiểu cách trong
chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Đây cũng
là sứ điệp mà thánh Matthêu nêu bật trong trình
thuật cuộc gặp gỡ của các môn đệ
với Chúa Kitô Phục Sinh và biến cố này
được nhắc lại trong bài Tin Mừng lễ
Chúa Lên Trời hôm nay. Trình thuật này nhằm
đúc kết Phúc âm, vừa diễn tả đích tới
của nó.
Cho tới nay,
Chúa Giêsu đã rao giảng và hoạt động để
phổ biến Tin Mừng cứu độ, giờ đây
Ngài trao cho các tông đồ và Giáo Hội nhiệm vụ
tiếp tục sức mệnh của Ngài, bắt
đầu lại Galilêa nơi Chúa Giêsu đã khai mào sứ
mệnh ấy.
Cuộc gặp
gỡ theo lược đồ của các trình thuật
ơn gọi gồm việc giới thiệu Chúa Giêsu Kitô,
sứ mệnh Ngài trao phó là lời Ngài hứa sẽ luôn
luôn hiện diện trợ lực cho các môn đệ trong
công tác truyền giáo.
Chúa Giêsu
được giới thiệu như là Chúa của toàn
thể vũ trụ, Ngài nắm trong tay
mọi quyền bính. Chính Ngài trao cho các tông đồ
sức mệnh rao giảng Tin Mừng, để biến
mọi dân nước thành môn đệ của Ngài qua
việc trao ban Bí tích Rửa Tội và giảng dạy toàn
vẹn giáo lý Họ đã lãnh nhận, hầu đem
mọi người về với Thiên Chúa.
Từ
nay, Chúa Giêsu Phục Sinh sẽ hiện diện và trợ
lực họ khắp nơi trên thế giới này, chứ
không phải chỉ hạn chế trong đất Palestine mà thôi. Như thế, lễ Chúa Giêsu Lên
Trời cũng là biến cố tôn vinh vận mệnh
cuối cùng của con người chúng ta. Nó
là bài ca chúc tụng gia nghiệp kho làng vinh quang của Chúa
và định hướng đi cho lịch sử loài
người. Bởi vì nó giúp chúng ta ý
thức được rằng, Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh là
trung tâm điểm lôi kéo và qui tụ vũ trụ cùng toàn
thể nhân loại vào trong quỹ đạo của ơn
cứu độ. Tư tưởng
thần học này được thánh Phaolô nhắc lại
trong bài thánh ca chương I gởi giáo đoàn Êphêsô,
được nhắc lại nơi bài đọc II
của Chúa Nhật lễ Chúa Thăng Thiên hôm nay. Thánh
Phaolô viết tá thư này khoảng năm 62-63 và mở
đầu với bài thánh ca chúc tụng Chúa Kitô Phục
Sinh, đồng thời cho tín hữu thấy chương
trình cứu độ tuyệt vời mà Thiên Chúa đã
đề nghị với nhân loại khi cho Chúa Kitô sống
lại, tôn vinh Người làm chủ vũ trụ và
đặt mọi sự dưới chân Chúa Giêsu Kitô.
Thiên Chúa Cha
cũng tôn vinh con người, đồng thời năng
lực thần thiêng của Chúa Kitô Phục Sinh lôi kéo Giáo
Hội tới với Ngài. Giáo Hội là thân mình của Ngài,
là sự hiện diện của Ngài giữa lòng thế
giới, giống như thân xác của Chúa Giêsu xưa kia khi
Ngài, còn giảng dạy hoạt động và chữa lành
bệnh tật Chúa con người trên mặt đất.
Trong bài thánh ca
chúc tụng Chúa Kitô Phục Sinh, thánh Phaolô đã dùng các
từ diễn tả sự hiểu biết và hiệp thông
thân tình mà Thiên Chúa ban cho tín hữu. Chính Thiên Chúa sẽ trao
ban cho chúng ta thần trí khôn ngoan và mạc khải, soi sáng
tâm trí chúng ta, để chúng ta hiểu biết Ngài, nghĩa
là bước vào liên hệ thân tình với Ngài và nếm
hưởng mọi điều tuyệt hảo Ngài đã
chuẩn bị cho chúng ta. Chính niềm tin tưởng vào
vận mệnh cao quí này khiến cho tín hữu phải
lạc quan hy vọng, dấn thân biến đổi
thế giới và đem mọi người đến
với Chúa Kitô, để Chúa Kitô là tất cả trong
mọi người.
|