Yêu thương
và vâng phục
Tin Mừng hôm nay ghi lại
những lời Chúa Giêsu giáo huấn cho các môn đệ
trong bữa tiệc ly. Trong những giờ phút sau cùng
này, Ngài đã nói với các môn đệ những lời
căn bản nhất. Những điều
ấy như là những chỉ dẫn thiết yếu cho
các môn đệ trong tương lai, và đó cũng chính là
những gì Ngài muốn họ sống trong khi không có Ngài
hiện diện bên cạnh cách hữu hình. Một
trong những điều ấy là: "nếu các con yêu
mến Thầy, các con hãy giữ các giới răn của
Thầy".
Chúa không nói với chúng ta đến việc
tuân giữ các giới răn một cách lý thuyết mà nói
bằng chính cuộc sống của Ngài. Điều
gì thật sự có sức ảnh hưởng mạnh
mẽ và chứng tỏ chúng ta là Kitô hữu? Không thể gọi chúng ta là môn đệ của
Chúa Giêsu cách đúng nghĩa, nếu chúng ta không lắng nghe
và cố gắng thực hiện lời của Ngài. Chúng ta càng không là Kitô hữu nếu chúng ta không
nỗ lực sống những gì Chúa Giêsu dạy.
Nhưng chúng ta cần phải
xác tín một điều. Chúng ta không phải giữ
giới răn của Chúa để được Ngài yêu
mến, mà chúng ta giữ giới răn Chúa bởi gì Ngài
đã yêu mến ta trước. Trong suốt bữa
tiệc ly, Chúa Giêsu không ngừng nhắc nhở: "hãy yêu
thương nhau như Thầy đã yêu thương". Điều đó cho chúng ta thấy, chính Ngài đã
yêu thương chúng ta trước, và yêu thương chúng
ta cách nhưng không, vô điều kiện.
Một sự thật quan
trọng chúng ta cần phải nhận ra là chúng ta đã
được yêu thương cách nhưng không.
Nhiều khi chính chúng ta cũng không tin rằng tại sao
chúng ta lại được Chúa yêu thương như
thế. Vì chúng thường nghĩ, hay để ý: Chúa
chỉ yêu thương chúng ta khi chúng ta tốt. Nhưng thật ra Chúa không thương yêu chúng ta
vì chúng ta tốt lành, thánh thiện nhưng bởi vì Chúa
tốt lành, thánh thiện. Vì ngay cả
sự hiện hữu của chúng ta trên đời đã là
dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta.
Chính tình yêu nhưng không mà Thiên Chúa dành cho chúng ta là Tin
Mừng cho nhân loại. Bổn phận
của chúng ta là nỗ lực, cố gắng đáp
lại tình yêu ấy.
Chúa Giêsu biết rằng, Chúa Cha
đã yêu thương Ngài và Ngài đã đáp lại bằng
cách yêu thương Chúa Cha. Và Ngài đã
chứng tỏ tình yêu đối với Chúa Cha qua thái
độ vâng phục, thậm chí vâng phục đến
nỗi dâng hiến cả cuộc sống mình. Cũng chính nhờ sự vâng phục mà chúng ta
chứng tỏ tình yêu của mình đối với Chúa
Giêsu. Như thế có ý nghĩa là gì?
Nghĩa là chúng ta phải biết lắng nghe
lời Ngài và mang ra thực hành trong cuộc sống. Yêu thương là vâng phục, và vâng phục là yêu
thương.
Có nhiều người chỉ
biết tuyên bố yêu Chúa Giêsu trong lời nói, nhưng
lại chối bỏ Ngài trong đời sống họ.
Tình yêu thật sự phải được
minh chứng bằng việc làm cụ thể. Người ta chỉ biết chúng ta qua hành
động chứ không phải bằng những lời nói
ngoài môi miệng.
Nhưng thật sự không
phải dễ sống như người môn đệ
của Chúa Giêsu trong thế giới hiện đại hôm
nay. Đó cũng chính là lý do mà Chúa Giêsu đã ban Thánh
Thần cho chúng ta. Để khi chúng ta yếu
đuối, chúng ta cầu nguyện với Ngài. Chính
Thánh Thần sẽ an ủi khi ta
buồn, soi sáng lúc ta lâm vào tăm tối và làm cho chúng ta
trở nên mạnh mẽ, dũng cảm khi chúng ta yếu
đuối.
Danh từ mà Chúa Giêsu gọi Thánh Thần là
"Đấng An Ủi", Ngài chính là Đấng nâng
đỡ, bào chữa khi chúng ta gặp thử thách gian nan.
Chính Ngài đã ban sức mạnh để nâng đỡ
các môn đệ trong lúc gặp thử thách. Cũng
chính nhờ Người mà các môn đệ Chúa Giêsu có
thể đón nhận những đau khổ như
thập giá phát sinh ơn cứu độ. Như thánh
Phêrô tông đồ nhắc nhỡ trong bài đọc II:
"thà chịu đau khổ vì làm những việc lành còn
hơn là làm điều dữ". Chính khi thi hành
điều thiện mà gặp đau khổ thì đời
sống đức tin chúng ta sẽ lớn lên và mạnh
mẽ hơn. Bên cạnh đó, chúng ta còn có
một gương mẫu là Đức Kitô, Đấng dù
vô tội nhưng vẫn chịu đau khỗ và chết
vì tội lỗi chúng ta.
Các tông đồ biết
rằng chính Chúa Giêsu yêu thương họ. Và chúng ta biết Ngài cũng yêu thương chúng
ta. Không có một tình yêu nào lại mang
bóng dáng của sự lầm lỗi, vì đã là tình yêu thì
không phải là tội lỗi. Bạn chỉ có
thể cảm nhận điều này ngay trong trái tim bạn. Nó như một
ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn bạn, thêm
sức mạnh để bạn có thể vượt qua
những giây phút tăm tối trong cuộc đời.
Tình yêu làm cho chúng ta gắn bó, hiệp thông
mật thiết với Thiên Chúa và nối kết chúng ta
lại với nhau. Đời sống
người Kitô hữu chỉ có thể lớn lên khi
được nuôi dưỡng trong môi trường,
bầu khí yêu thương, thánh thiện.
"Hãy yêu thương nhau
như Thầy đã yêu thương anh em". Điều đó đã thâu tóm lại tất
cả những gì lề luật dạy.
|