Tình yêu vâng lời
Với thánh
Gioan, chỉ có một cách để trắc nghiệm tình
yêu thương là sự vâng lời. Chúa Giêsu đã chứng
minh Ngài yêu Chúa Cha bằng sự vâng lời. “Thánh Gioan
chẳng bao giờ cho phép biến tình yêu thành một thứ
cảm xúc. Tình yêu được bộc lộ dưới
tính cách đạo đức, bày tỏ ra bằng sự
vâng lời.” (Barett). Chúng ta biết có nhiều người
chỉ yêu thương qua đầu môi chót lưỡi,
đồng thời lại làm cho những người
họ yêu phải đau đớn, khổ tâm. Có những
thanh thiếu niên bảo chúng yêu thương cha mẹ,
nhưng lại gây buồn khổ, lo âu cho cha mẹ. Có
những ông chồng bảo yêu vợ, có những bà vợ
bảo yêu chồng, nhưng lại hay cộc cằn,
gắt gỏng, thô lỗ, nhỏ nhen, vô tâm vô tình, làm cho
chồng hay vợ mình phải đau khổ. Với Chúa
Giêsu, tình yêu thương chân thật không phải là
điều dễ dàng, tình yêu chân thật chỉ có thể
chứng minh bằng sự vâng lời chân thật.
Nhưng Chúa
Giêsu đã không bỏ mặc chúng ta chiến đấu
một mình trong đời sống theo Ngài. Ngài sẽ sai
một Đấng Giúp Đỡ đến. Bản
Việt ngữ gọi là Đấng An Ủi. Khi khảo
sát từ ngữ Paracletos này thật kỹ, chúng ta mới
lãnh hội được phần nào tính cách phong phú về
giáo lý về Chúa Thánh Thần.
Parakletos có
nghĩa là một người được gọi
đến, chính lý do tại sao, người đó
được gọi đến khiến từ ngữ
đó có ý nghĩa thật độc đáo. Người Hi
lạp thường dùng chữ này theo nhiều nghĩa khác
nhau. Có thể là một nhân chứng được tòa
mời đến bênh vực cho người nào đó. Có
thể là một trạng sư được gọi
đến để biện hộ cho bị cáo nặng
tội. Có thể là một chuyên viên được gọi
đến để cho ý kiến về một
trường hợp khó khăn. Chẳng hạn khi một
đạo quân xuống tinh thần, người ấy
được gọi đến để làm cho
đội quân lên tinh thần, lấy lại can
đảm. Paracletos luôn luôn là người được
gọi đến để giúp đỡ trong lúc khó
khăn, lúc cần. Có một thời dịch là Đấng
An Ủi, từ này do nguyên ngữ La tinh fortis có nghĩa là
dũng cảm: người yên ủi là người
khiến kẻ mất tinh thần trở thành dũng cảm.
Ngày nay, chữ yên ủi hầu như chỉ còn có nghĩa
là làm cho khỏi đau buồn, người an ủi là
người thông cảm khi ta có chuyện buồn khổ.
Chắc chắn Chúa Thánh Thần đã làm công tác đó,
nhưng giới hạn công tác của Ngài vào nhiệm
vụ đó thôi, quả là đánh giá Ngài quá thấp một
cách đáng buồn. Chúng ta vẫn thường nói
đến khả năng đối phó với mọi hoàn
cảnh. Đó đúng là công tác của Chúa Thánh Thần, Ngài
đến với chúng ta, cất đi mọi khuyết
điểm, bất năng của chúng ta, giúp chúng ta
đủ sức đối phó với cuộc sống.
Chúa Thánh Thần thay thế đời sống thất
bại của chúng ta bằng cuộc đời
đắc thắng.
Vậy, Chúa
Giêsu có ý nói: “Ta giao cho các ngươi một nhiệm vụ
nặng nề, Ta sai các ngươi đi thi hành một công
tác hết sức khó khăn, nhưng Ta cũng phái theo các
ngươi một Đấng Paracletos để
hướng dẫn các ngươi biết phải làm gì và
giúp các ngươi thực hiện công tác ấy!”
Chúa Giêsu
tiếp tục cho biết thế gian không nhận biết
Thánh Thần. Chữ “thế gian” ở đây chỉ
về những ai sống như không hề có Thiên Chúa.
Điểm Chúa Giêsu muốn nói: chúng ta chỉ có thể
thấy được điều mà chúng ta có khả
năng nhìn thấy. Nhà thiên văn nhìn lên bầu trời
sẽ thấy được nhiều điều hơn
người thường. Nhìn vào bờ rào, nhà thảo
mộc học tìm thấy những khác lạ của cỏ
cây hơn một người chẳng biết tý gì về
khoa thực vật. Bác sĩ nhìn con người thì khám phá
được nhiều hơn một người không
chuyên môn. Người am hiểu nghệ thuật nhìn vào
bức tranh sẽ chiêm ngưỡng được
nhiều hơn về đường nét tuyệt diệu.
Người biết chút ít về âm nhạc nghe một
bản giao hưởng sẽ thích thú hơn người
chẳng biết âm nhạc. Những gì chúng ta trông thấy
và từng trải luôn tùy thuộc vào nhãn quan và kinh
nghiệm của chúng ta. Vậy người nào đã
loại trừ Thiên Chúa sẽ chẳng có giây phút nào trong
ngày để trông đợi được nghe Ngài.
Người ấy sẽ nghĩ rằng dùng thời giờ
như vậy là phí phạm. Chúng ta sẽ chẳng bao
giờ nhận được Chúa Thánh Thần đến
nếu không yên lặng chờ đợi, cầu nguyện,
trông mong Ngài đến với mình. Người thế gian
rất bận rộn đến nỗi không dành một
cơ hội nào để Chúa Thánh Thần có thể
đến với họ. Thánh Thần chẳng phá cửa
lòng ai bao giờ, Ngài chờ đợi để
được tiếp rước. Vậy, suy nghĩ
đến những điều kỳ diệu Chúa Thánh
Thần đang làm và đem đến cho đời
sống, chắc chắn chúng ta sẽ dành nhiều thời
giờ hơn giữa đời sống bon chen này,
để yên lặng chờ đợi Ngài đến
với quyền năng trọn vẹn của Ngài.
Lúc này, chắc
các môn đệ đã cảm nhận được
những việc sắp xảy ra. Hẳn họ đã
cảm nghiệm được chuyện bi thảm
đang tới gần. Nhưng Chúa Giêsu phán: “Ta không
để cho các ngươi mồ côi đâu”. Từ
ngữ “Mồ côi” dùng ở đây có nghĩa là không có cha,
từ ngữ này cũng được dùng để
chỉ đám môn sinh, đám học trò bị mất
thầy, mất đi những lời dạy bảo
của người thầy thân yêu. Lúc Socrates chết, Plato
nói về các môn sinh của Socrates rằng: “Họ nghĩ
họ sẽ phải sống mồ côi suốt quãng
đời còn lại như những đứa con mất
cha, và họ chẳng biết phải làm gì”. Nhưng Chúa
Giêsu bảo các môn đệ rằng, trường hợp
của họ thì không như thế, Ngài phán: “Ta sẽ
trở lại”.
Ngài nói về
sự phục sinh và việc Ngài luôn luôn có mặt bên họ
sau khi phục sinh. Họ sẽ thấy Ngài vì Ngài sẽ
sống, và vì chính họ cũng sẽ sống. Chúa muốn
nói là họ sẽ sống thuộc linh. Lúc này họ
bối rối và tê liệt bởi thảm cảnh đang
tới gần, nhưng sẽ có ngày mắt họ sẽ
mở ra, tâm trí họ hiểu được, lòng họ
bừng sáng, chừng đó họ sẽ thật sự nhìn
thấy Ngài. Đó đúng là điều đã xảy ra sau
khi Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại. Sự
phục sinh của Ngài biến thất vọng thành hi
vọng, khi đó họ mới biết rõ không chút nghi
ngờ rằng Ngài là Con Thiên Chúa.
Qua những
lời này, Gioan đề cập đến những ý
tưởng chẳng bao giờ rời xa tâm trí ông:
1. Trước nhất
và trên hết: có tình yêu thương. Với tông đồ Gioan, tình
yêu thương là căn bản của mọi sự. Thiên
Chúa yêu thương Chúa Giêsu, Chúa Giêsu yêu thương Thiên
Chúa, Thiên Chúa yêu thương loài người, Chúa Giêsu yêu
thương loài người, loài người yêu
thương Thiên Chúa qua Chúa Giêsu, loài người yêu
thương nhau. Trời với đất, con
người với Thiên Chúa, và con người với con
người, tất cả đều buộc chặt vào
nhau bằng sợi dây yêu thương.
2. Một lần
nữa, Gioan lại nhấn mạnh sự cần thiết
của việc vâng lời. vâng lời là bằng chứng duy nhất của
tình yêu thương. Khi Chúa Giêsu sống lại, Ngài đã
hiện ra cho những người Ngài yêu mến, chứ
không cho các đạo sĩ, các thầy thông giáo hay những
người Do thái thù ghét Ngài.
3. Tình yêu vâng lời và
tin cậy sẽ
đưa đến hai điều. Một là sự an toàn
tuyệt đối. Vào ngày toàn thắng khải hoàn của
Chúa Cứu Thế, những người yêu thương
vâng lời Ngài sẽ được an toàn giữa một
thế gian tan nát. Hai là nhận được mạc
khải ngày càng đầy đủ hơn. Sự mạc
khải của Thiên Chúa là điều đắt giá. Bao
giờ cũng có một căn bản đạo
đức trong sự mạc khải. Chúa Giêsu chỉ bày
tỏ Ngài cho những người vâng giữ các giới
răn của Ngài. Chẳng hề có kẻ ác nào nhận
được mạc khải của Thiên Chúa. Kẻ ác có
thể được Thiên Chúa xử dụng, nhưng
chẳng bao giờ được thông công với Ngài. Thiên
Chúa tự mạc khải, tự tỏ ra cho người
tìm kiếm Ngài. Chỉ có những người dù thất
bại mà vẫn biết vươn lên, mới
được Thiên Chúa cúi xuống để tiếp xúc.
Sự tương thông với Thiên Chúa và sự mạc
khải của Thiên Chúa tùy thuộc vào tình yêu thương,
và tình yêu thương tùy thuộc vào sự vâng lời. Càng
vâng lời Thiên Chúa chúng ta càng hiểu biết Ngài, và
người nào đi trong đường lối của
Thiên Chúa nhất định là đang được cùng
đi với Thiên Chúa
|