Sức mạnh của đức tin - Lm
Giuse Dương
Hữu Tình
Trong Thánh lễ Rửa chân
tối thứ Năm tuần thánh, chúng ta đaơ
được suy ngắm cử chỉ và nhương
lời dạy vô cùng thân thương của Chúa. Bởi đó là cử chỉ và những lời
dạy cuối cùng trước khi Chúa bước vào
cuộc khổ nạn. Tuy nhiên, cử chỉ và
những lời vàng ngọc đó không thể kín múc hết
được ý nghĩa và bài học quý giá trong một
thời gian ngắn, Giáo hội khôn ngoan đạo dành
trọn 3 Chúa nhật: V, VI và VII phục sinh để giúp chúng
ta có thời gian suy ngắm kỹ hơn những lời
dạy này. Đó là lý do Chúa nhật V và VI, chúng ta
được suy ngắm gần như trọn
chương 14 Phúc âm theo Thánh Gioan và Chúa
nhật tới (VII), chúng ta sẽ suy ngắm phần
đầu của chương 17.
Trong chương 14, chúng ta có thể dễ
nhận ra lời dạy của Chúa gồm hai phần:
phần dạy về đức tin (chúng ta đã suy
ngắm tuần trước) và phần dạy về
đức mến (chúng ta suy ngắm trong tuần này). Tin và Yêu là đề tài chính trong lời dạy
của Chúa ở chương 14 Phúc âm thánh Gioan.
Với đức tin, Chúa giúp
các Tông đồ và cả chúng ta vượt qua lãnh vực
trần thế để bước vào một thế
giới khác, thế giới thần linh. Với đức tin, chúng ta có thể vượt
qua cuộc sống hữu hạn để bước vào
cuộc sống vô hạn. Với đức tin, con
người khám phá ra ơn gọi đích thực của
m#nh, đó là ơn gọi làm
người và làm con Thiên Chúa, là ơn gọi
được sống và sống viên mãn.
Đức tin giúp con người ta thoát
khỏi sự tù túng nghèo nàn của thế giới trần
thế này bao nhiêu, thì đức mến lại giúp con
người tiến sâu hơn vào thế giới thần
linh bấy nhiêu. Tin là ngưỡng cửa,
mến là cuộc sống. Trong suốt các Chúa
nhật: Chúa nhật Phục sinh, Chúa nhật II và III
Phục sinh, Giáo hội liên tục cho chúng ta sống
lại kinh nghiệm của Giáo hội sơ khai về
sự hiện diện của Chúa phục sinh đang
đồng hành với m#nh. Giáo hội
muốn làm sống lại niềm tin nền tảng
ấy nơi mỗi người chúng ta. Nhưng không
chỉ sống lại một niềm tin, Giáo hội còn
muốn moăi người chúng ta đồng hành bên Chúa,
sống với Chúa, để con tim
của đập cùng nh#ip với con tim của
Người. Bởi thế, theo
Đạo đâu phải là theo một mớ lý thuyết
trừu tượng hay một hệ thống lý luận
tôn giáo, nhưng là theo và sống với một
Người, là gắn bó mật thiết với một
Người. Đó chính là Đức Giêsu Kitô.
|