Giữ giới răn
Điều Chúa
Giêsu dạy ta hôm nay là:
“Nếu anh em yêu mến
Thầy thì sẽ giữ các giới răn của Thầy”. Lời dạy xem ra
nghe không êm tai mấy,
bởi vì giữa tình yêu và lề
luật có vẻ như xung khắc với nhau. Tình yêu gợi
cho ta cảm
giác êm đềm,
dịu ngọt, tình yêu làm
cho đời ta vui tươi
thoải mái, trong khi đó
các giới răn, các luật
lệ lại gây cho ta
một cảm giác gò bó,
trói buộc và mất tự
do. Thánh Augustinô cũng đã nói: “Hãy yêu
đi rồi muốn làm gì thì làm”.
Nói như thế có nghĩa là
trong tình yêu thì không
cần lề luật gì nữa.
Vậy mà Chúa Giêsu lại
ghép việc tuân giữ giới răn vào chuyện yêu thương như một điều kiện không thể thiếu. Điều này xem ra không ổn.
Tuy nhiên, nếu suy nghĩ kỹ
ta lại thấy lời dạy của Chúa Giêsu rất
hợp tình hợp lý và
không có gì là không
ổn cả. Có
thể nói: Yêu mến và
việc tuân giữ các lề
luật chỉ là một dòng
chảy duy nhất và rất
tự nhiên. Tuân giữ các giới răn là sự
thể hiện ra bên ngoài
tình yêu ở bên trong. Chẳng
hạn:
-
Vâng phục
cha mẹ là cách diễn tả rất tự nhiên của lòng hiếu thảo và yêu mến
mà con cái dành cho cha mẹ.
-
Chấp nhận
mưa nắng dãi dầu để
kiếm cơm áo cho con cái,
chấp nhận gian khổ để chu
toàn trách nhiệm trong gia đình là
một tỏ bày tình yêu
con cái của những bậc làm cha mẹ.
-
Không ngoại
tình, không phản bội là một đòi
hỏi đương
nhiên của tình yêu vợ
chồng.
-
Chính Chúa
Giêsu cũng đã thể hiện tình yêu đối với Chúa Cha qua việc thi hành mọi sự theo
ý muốn của Cha.
Và mọi mối liên hệ yêu
thương khác cũng thế. Chỉ yêu
trong lòng mà thôi thì
chưa đủ, nếu không muốn nói đó chưa phải là yêu
mến thật sự.
Do đó, lòng
yêu mến Chúa thực đòi ta giữ
giới răn của Người. Điều đó rất tự nhiên. Bởi khi yêu
nhau, người ta sẵn sàng
chấp nhận gian khổ, chấp nhận hy sinh vì
nhau. Người ta cũng sẵn
sàng làm theo ý của
nhau nếu đó là những
ý muốn chính đáng. Điều cần nói ở đây là việc
ta tuân giữ
giới răn của Thiên Chúa chẳng đem lại lợi lộc gì cho Người,
nhưng đem lại lợi ích cho chính
chúng ta. Bởi lẽ, lề luật của Chúa là một hàng
rào cần thiết để bảo vệ ta được an toàn và
khỏi rơi xuống vực thẳm tội lỗi. Đồng thời chúng cũng là những
bảng chỉ đường giúp ta đi đúng
con đường dẫn
đến sự sống, đến hạnh phúc. Biết như vậy nhưng dường như ta vẫn cảm
thấy khó khăn và ngại
ngùng khi phải tuân giữ, phải thực thi các giới răn của Người. Phải chăng chủ trương đạo tại tâm lại
chẳng phản ảnh việc chối từ thực thi giới răn của Thiên Chúa đó sao?
Chúa Giêsu cũng biết những khó khăn và
ngại ngùng ấy của ta. Chính vì
vậy, Người
đã hứa ban cho ta Chúa
Thánh Thần, Đấng sẽ ở với chúng ta, sẽ trợ
lực, sẽ ban sức mạnh để giúp ta sống và
thực thi những điều Người đã dạy ta. Chúa
Thánh Thần đã đến với ta ngày
ta lãnh nhận
bí tích Rửa
tội và đặc biệt qua bí tích Thêm sức. Người
vẫn còn ở với ta để
hướng dẫn và nâng đỡ
ta trong suốt cuộc đời. Chỉ có điều là ta có
đón nhận sự hiện diện, sự nâng đỡ, có lắng nghe
sự hướng dẫn của Người hay không mà thôi.
|