Cái chết là cái chết!
(Death is Death)
Một người cha có một
cô con gái duy nhất 17 tuổi. Cô gái trẻ
tuổi này đang là chuẩn bị vào đại học.
Hai cha con họ rất thân tình với nhau, và họ bắt
đầu cảm thấy sự đau đớn khi
sắp phải chia lìa nhau. Người cha nhận thấy
rằng ông không còn có thể tiếp tục ở bên
cạnh người con yêu dấu của ông để
khuyên bảo, nâng đỡ, và bảo vệ cho cô. Bất
ngờ, con ông bước vào giai đoạn cuối
của cuộc đời. Đối với ông, cái
chết của người con ông là một chuyện “khó có
thể chấp nhận”. Sau khi người con gái của
ông đã qua đi, ông ta khóc rất nhiều. Thế
nhưng, trong sự đau khổ tột độ đó,
người cha đó đã biết dùng đức tin
của mình để thắng vượt. Ông nói rằng
khi ông sống với niềm tin Kitô giáo, thì ông có thể
sống tích cực hơn, và ông còn nhận ra một
điều quan trọng nữa là nhờ đức tin soi
dẫn, sự chết không phải là hết, nhưng nó là
cánh cửa dẫn đến sự sống.
Câu truyện
trên là một điển hình diễn tả điều mà
Chúa Giêsu nói cho chúng ta trong bài Phúc Âm theo
Thánh Gioan hôm nay. Phúc Âm của Thánh Gioan
được chia ra làm hai phần. Phần
đầu bắt đầu với câu truyện Tiệc
Cưới Cana. Thánh Gioan đã kể cho chúng ta
một loạt những phép lạ Phục Sinh vĩ đại mà Chúa Giêsu đã làm. Qua phép
lạ Chúa Giêsu biến nước thành rượu tại Cana, Chúa Giêsu nói cho chúng ta rằng
Thiên Chúa đang biển đổi: nước thành
rượu, sự chết thành sự sống, đau
khổ thành vinh quang, bệnh tật thành khỏe mạnh. Phép lạ cả thể sau cùng là Chúa Giêsu đã cho
Lazarô sống lại. Ngài đã phán, “Ta là
sự sống lại và là Sự Sống.” Còn phần thứ hai của Phúc Âm Thánh Gioan thì
nhấn mạnh về tình thương của Chúa qua cái
chết và sự Phục sinh của Chúa Kitô.
Chúa
Giêsu kêu mời chúng ta hãy nhìn vào thế giới thiên nhiên
chung quanh chúng ta. Chúng ta nhìn thấy gì? Chúng ta nhìn thấy bàn tay Thiên Chúa vẫn còn hoạt động
trong sự chết và sự sống. Có
rất nhiều triết thuyết về sự sống.
Theo như thuyết Tiến Hoá, thì con người mỗi
ngày đi dần đến chỗ tốt hơn. Còn theo triết Đông Phương, thì con
người phải đầu thai cho đến khi nào
đạt tới niết bàn. Còn theo
triết thuyết của Chúa Giêsu thì thế giới thiên
nhiên, lịch sử, trái đất, mỗi một con
người, thì đang trong một tiến trình chết
đi và sống lại. Thiên Chúa hiện
diện trong mỗi cái chết, thế nhưng Ngài cũng
không ngừng biến đổi chết thành cái sống.
Chúng
ta thường thấy những bài thơ ca tụng
những nhân vật kết thúc cuộc đời của
họ cách vui vẻ.
Tuy nhiên, theo cả bốn Phúc Âm, Chúa Giêsu
đã không chết một cách vui vẻ. Ngài
đã nói đến mỗi đau khổ trong tâm hồn
của Ngài trong vườn Gethsemane. Ngài đã chịu
bị bỏ rơi và phản bội. Ngài đã
chịu bị đóng đinh... Bởi thế, chúng ta
cần phải thâm tín một điều theo
như Tân Ước nói đó là sự chết là sự
chết: sự đau khổ, lo sợ, lo lắng...
tất cả là sự thật. Tuy nhiên, Tân
Ước cũng nói với chúng ta hãy ca tụng Chúa
bởi vì quyền năng phục sinh của Ngài đang
hiện diện trong mỗi một cái chết. Hãy ca tụng Chúa bởi vì mỗi lần chúng ta
phải đương đầu với đau khổ thì
chúng ta càng gần Thiên Chúa hơn nữa. Thiên Chúa đang yêu thương bạn, và Ngài
đang mở ra cho bạn cuộc sống mới. Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đã hứa với
chúng ta là “Thầy sẽ không bỏ chúng con mồ côi. Thầy đến cùng các con. Chẳng
bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy.
Phần các con, các con sẽ được
thấy Thầy, vì Thầy sống và các con cũng sẽ
sống” (Jn 14:18-19).
|