Mái nhà
Thật
không thể nào cường điệu về tầm quan
trọng của mái nhà. Có một lần tôi được nghe một
quản giáo trại tù nói “Nếu bạn cho các tù nhân
được quyền chọn lựa giữa việc
trở về nhà, và ở lại trại giam, mà
được cho ăn mặc sang trọng, có đầy
đủ tivi màu, phòng tắm hơi, phòng uống
rượu… thì sẽ không có một tù nhân nào không chọn
lựa cách trở về nhà”.
Khi mọi
sự đều thất bại, khi chúng ta cảm thấy
mệt mỏi và cô đơn, thì chúng ta luôn luôn có một
mái nhà để trở về, và có rất nhiều
trường hợp, chúng ta đã được
người ta nói, hoặc chính chúng ta nói những câu
này:”Chúng ta hãy trở về nhà”. “Tôi muốn
trở về nhà”. Mái nhà là một nơi chúng ta
được an toàn. Mái
nhà là một nơi của sự hiệp thông. Nếu bạn nhận biết rằng mình đang
trên đường trở về nhà, thì không bao giờ
bạn cảm thấy cuộc hành trình quá lâu dài hoặc quá
khó khăn nữa. Chúng ta phải đi
ra thế giới bên ngoài, thì mới nhận biết
được mái nhà của mình đáng yêu ra sao. Bạn hãy thử tưởng tượng xem,
nếu không có nhà để trở về, thì sẽ ra sao?
Nelson Mandela đã kể lại
trong suốt những năm dài bị giam hãm tại
đảo Robben, ông bị một cơn ác mộng lập
đi lập lại ra sao. Ông nói:”Trong một giấc
mơ, tôi mơ thấy mình được phóng thích
khỏi nhà tù – chỉ có điều đó không phải là
đảo Robben, nhưng là một nhà tù ở Johannesburg.
Tôi bước ra bên ngoài cổng, rồi đi vào thành
phố, và nhận ra là không có ai gặp tôi. Trên thực
tế, ở đó không hề có ai, không một
người nào, không có xe hơi, không có
taxi. Rồi tôi đi bộ đến Soweto. Tôi
đi bộ trong nhiều giờ, trước khi tới
phía tây Orlando, và sau đó, tôi quẹo về hướng nhà
số 8115. Cuối cùng, tôi nhìn thấy căn nhà của tôi,
nhưng đó là một căn nhà trống rỗng, một
căn nhà ma quái, với tất cả các cửa ra vào và
cửa sổ đều mở toang, nhưng không hề có
ai ở trong đó cả”.
Có một mái
nhà, không nhất thiết mang ý nghĩa là phải có một
căn nhà. Mà là phải có hàng loạt những mối dây
ràng buộc thân thiết, với những người
biết chấp nhận chúng ta vì chính con người
của chúng ta, và tạo cho chúng ta cảm giác được
thuộc về người đó. Nhưng
bất kể tất cả những tòa cao ốc mà chúng ta
đã dựng lên, và những gốc rễ mà chúng ta đã
tạo ra, thì nơi đây, trên trái đất này, chúng ta
vẫn không hề có được một mái nhà lâu
bền. Như thánh Phaolô nói, tất
cả những gì chúng ta có, chỉ là một thứ lều
tạm bợ. Khi chúng ta chết đi, thì căn
lều đó sẽ được gấp lại.
Do đó, chúng ta
cần có một mái nhà, không chỉ ở trên trái đat này.
Sau khi cái chết đã vén mở bức màn cuộc
sống, chúng ta cũng cần phải có một mái nhà để
trở về. Nếu không có một cuộc
sống mới, ở trong một mái nhà khác, thì hành trình
cuộc đời của chúng ta sẽ không đi
đến đâu cả.
Trong
suốt Bữa Tiệc ly, Đức Giêsu bắt
đầu nói với các tông đồ về sự
kiện Người sắp rời xa họ. Khi nghe biết tin
đó, lòng các ông tràn ngập đau khổ. Nhưng
Người đã an ủi họ
bằng những lời sau đây, chắc chắn
được coi là những lời nói đầy yêu
thương nhất trong Tin mừng “Trong nhà của Cha Ta có
nhiều chỗ. Ta sắp sửa đến đó
để chuẩn bị chỗ cho anh em. Ta sẽ trở
lại để đón anh em đi với Ta; sao cho Ta
ở đâu, thì anh em cũng sẽ được ở
đó”. Điều này có nghĩa là chúng ta có
một mái nhà vĩnh cửu để trở về, là nhà
của Chúa Cha.
Đối
với một đứa trẻ, mái nhà không hẳn là
một nơi trú ngụ, cho bằng là một tương
quan của yêu thương và tin tưởng. Một đứa trẻ có
thể đi khắp mọi nơi, mà vẫn không hề
cảm thấy mình không có nhà, miễn là có cha mẹ của
bé cùng ở đó. Đây cũng là cảm giác
của những người có tương quan thân thiết
với Thiên Chúa.
Chúng ta trải
qua cuộc sống của mình trong sự tìm kiếm Thiên
Chúa, và dò dẫm lối đi của mình hướng
về Người. Chết đi có nghĩa
là tìm được Thiên Chúa, gặp gỡ Người,
nhìn thấy Người.
Chết
đi có nghĩa là trở về với Thiên Chúa, và trở
về với Thiên Chúa nghĩa là trở về mái nhà
của mình.
|