Lưu giữ Kỷ niệm sống động về Đức Giêsu
(Suy niệm của Daniel J.
Harrington. SJ. – Văn Hào SDB,
chuyển ngữ)
“Ai thấy
Thầy là thấy Cha” (Ga 14,9).
Vào phần 2 mùa Phục sinh, những câu
hỏi chính được đặt ra cho mọi
người: “Làm sao lưu giữ được những
kỷ niệm sống động về Đức Giêsu? -
Làm sao để những công việc Đức Giêsu đã
thực hiện và khơi mào trước đây,
được tiếp nối sau khi Ngài chết và trở
về với Chúa Cha?”. Để trả
lời những câu hỏi này, chúng ta hãy trở về
với những chỉ dẫn nơi bài huấn từ
của Đức Giêsu trong bữa tiệc ly mà Thánh Gioan đã
ghi lại (Ga 14,17). Bối
cảnh của bài diễn từ này nằm trong bữa
tối cuối cùng với các môn đệ, trước khi
Chúa Giêsu thọ nạn. Đức Giêsu
đã nhắn gửi những học trò thân thiết
của mình, cách thức lưu giữ những kỷ
niệm về Ngài và thực hiện sứ mạng Ngài trao
phó. Những chỉ huấn này vẫn thức thời và luôn mang
tính thời sự cho Giáo hội trong mọi thời
đại, đặc biệt cho chúng ta ngày hôm nay.
Khởi đầu bài diễn
từ, Đức Giêsu và các môn đệ đã trò
chuyện với nhau. Trong mẩu
đối thoại đó, Ngài đưa ra một khẳng
quyết. Một môn đệ đã bình phẩm, hiểu sai điều Chúa giáo huấn.Vì thế, Chúa Giêsu đã nói những lời
dạy bảo rõ nét hơn và tích cựu hơn về chính
Ngài.
Trong bài Tin Mừng hôm nay trích trong Gioan
chương 14, Đức Giêsu thoạt đầu nói
về việc đi dọn chỗ cho các môn đệ, và
chỉ cho các ông đâu là lối đường đưa
họ đến đó. Tôma cắt ngang và hỏi Chúa, “Chúng con không biết
Thầy đi đâu, làm sao biết được
đường đi”. Đức Giêsu
trả lời, chỗ đó chính là tình trạng “chúng ta
được sống với Chúa Cha”, và “Ngài chính là con
đường đi, là sự thật và là sự
sống”.
Rồi đến lượt Philip, Ông ta nói
với Chúa là hãy cho họ thấy Chúa Cha, và điều
đó cũng đủ rồi. Điều này không giản
đơn, có gì đó xem ra có vẻ ngô
nghê và hơi khó chịu. Tuy nhiên, yêu cầu
của Philip đã khiến đức Giêsu truyền
đạt cho các học trò của mình nhãn quan sâu xa nhất
và thâm thúy nhất được diễn đạt trong
suốt Tin mừng của Thánh Gioan. “Ai
thấy Thầy là thấy Cha”. Sứ
điệp mà Gioan nhắm tới, là trình bày Đức
Giêsu vừa như là người khải thị về Chúa
Cha, vừa là hiện thân của chính Chúa Cha. Nếu ta muốn biết Thiên Chúa là ai, Thiên Chúa
nghĩ gì, và Thiên Chúa muốn gì nơi ta, chúng ta phải
đến với đức Giêsu, Ngôi Lời của Chúa
Cha.
Đức Giêsu chính là “Lời” của Thiên
Chúa được gởi trao cho con người, nên
những gì chúng ta biết và nhớ về Ngài, sẽ
trở nên rất quý báu. Bởi lẽ khi chúng ta biết Đức
Giêsu là chúng ta biết Chúa Cha.
Đối với chúng ta là những kẻ tin, cũng
như đối với toàn thế Hội Thánh, việc
cần thiết phải làm là lưu giữ những kỷ
niệm về Chúa Giêsu cho thật sống động. Chúng
ta làm được điều đó, bằng việc
đọc và gẫm suy Lời Chúa, bằng việc cùng nhau
cử hành Thánh Thể để tưởng nhớ
đến đức Giêsu, bằng việc thực hành
những truyền thống đức tin của Hội
Thánh, và cùng nhau sống theo những chỉ dạy khôn ngoan
của chính Ngài. Những kỷ niệm về đức
Giêsu sẽ đưa dẫn chúng ta hướng về giá
trị cao quý của cuộc sống làm người,
sẽ giúp chúng ta loại trừ những hành vi sai trái,
sẽ làm cho chúng ta ý thức tầm quan trọng của
một tình yêu vị kỷ, biết yêu thương cả
những kẻ thù, sẽ công bố cho mọi người
biết rằng chết không phải là hết, và sẽ
giúp chúng ta xác tín rằng trong Đức Giêsu, tình yêu và
sự sống sẽ chiến thắng hận thù và cái
chết.
Giữ mãi kỷ niệm về
đức Giêsu cho thật sống động, là một
thách đố lớn nhất cho chúng ta trong mùa Phục
sinh. Về vấn đề này, Giáo hội với những định
chế của mình đóng một vai trò chủ đạo
và quan trọng. Bài đọc ngày hôm nay trong
sách Công vụ tông đồ chương 6, cho chúng ta
thấy được các Kitô hữu buổi sơ khai
đã áp dụng những định chế cụ thể.
Trường hợp các bà góa trong xã hội theo
văn hóa Hy Lạp ngày xưa thời giáo hội sơ khai,
là một ví dụ. Để giải quyết, nhóm 12 tông
đồ đã chỉ định 7 người Hy Lạp
(có lẽ là phó tế?) để chăm sóc cho họ và cho
những người khác. Sự kiện này cho thấy Giáo
hội ban đầu đã thiết định những
quy chế để áp dụng, và Giáo hội vẫn
giữ mãi những kỷ niệm về Chúa Giêsu cách
sống động. Kết quả là Lời
của Chúa vẫn tiếp tục được tỏa
rộng.
Trong thân thể mầu nhiệm đức
Kitô, chúng ta được chuyển giao để thủ
đắc một căn tính mới và một phẩm giá
mới. Các Kitô hữu gốc dân ngoại,
được nói tới trong thơ thứ nhất của
Thánh Phêrô, vẫn bị coi như là nhửng người
bị gạt ra bên ngoài, trên phương diện chính
trị và xã hội. Nhưng Thánh Phêrô
đã mặc cho họ một tước hiệu ấn
tượng nhất như tước hiệu dành cho dân Israel
thời cựu ước. Qua phép rửa nhân danh
Đức Giêsu, họ trở thành “ Một
dân được tuyển chọn, thuộc hàng tư
tế vương giả, chủng tộc thánh thiện, là
dân riêng của Chúa”. Công việc của họ bây giờ là
làm chứng tá về đức Giêsu, như một viên
đá sống động, bị con người loại
bỏ nhưng được tuyển chọn và trở
nên quý giá trong con mắt của Thiên Chúa. Những con
người đã một thời lưu lạc chẳng
còn dân tộc, nay đã là dân của Thiên Chúa. Họ
kết liên với nhau để cho mọi người
biết cách thức Thiên Chúa đã kêu gọi họ thoát
khỏi vùng tối tăm đến nơi đầy ánh
sánh huy hoàng như thế nào.
Giữ mãi những kỷ
niệm về Chúa Giêsu một cách sinh động là bổn
phận của mọi Kitô hữu và của cả Hội
Thánh. Nếu chúng ta thật sự tin rằng
Đức Giêsu là đường, là sự thật và là
sự sống, chúng ta sẽ biết khám phá ra những cách
thức mới mẻ và đầy sáng tạo để
lưu giữ mãi những kỷ niệm sống
động về Ngài. Nếu chúng ta thật sự tin
rằng “Ai thấy và nghe Đức Giêsu, chính là nghe và xem
thấy Chúa Cha”, thì việc lưu tồn những kỷ
niệm sống động về Ngài sẽ là một công
việc quan hệ nhất và ý nghĩa nhất mà mỗi
người chúng ta có thể và phải đem ra thực
hành.
|