Suy
Niệm Chúa Nhật V Phục Sinh – Năm A
Sống trong xã hội tiến
bộ như hôm nay, để đi đến một
địa chỉ nào đó, có rất nhiều con
đường để lựa chọn. Có con
đường rộng. Có con đường hẹp. Có con
đường khó đi. Có con đường dễ
đi. Có con đường cong. Có con đường thẳng.
Có con đường gồ ghề sỏi đá. Có con
đường bằng phẳng. Có con đường
ngắn. Có con đường dài…Nhưng chắc chắn
trong muôn vàn con đường đó sẽ có một con
đường thuận tiện hơn cả, sẽ dẫn
tới đích nhanh nhất.
Đích đến của
mỗi Kitô hữu chúng ta là Thiên Đàng. Để tới
Thiên Đàng cũng có nhiều con đường đi,
nhưng con đường thuận tiện hơn cả
và dẫn tới Thiên Đàng nhanh nhất đó là con
đường Giêsu.
Thật vậy, Tin mừng hôm
nay cho chúng ta biết, sau khi yên ủi các môn đệ: “Lòng các con đừng xao
xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy”(Ga 14,1),
Đức Giêsu cho các ông biết:
Trên Thiên Đàng “có nhiều
chỗ ở” và Ngài muốn cho các ông tới đó, vì
Ngài “đi trước
để dọn chỗ,” rồi Ngài “sẽ trở lại đón các ông…vì Thầy đi
đâu các ông đã biết đường rồi.” (x.
Ga 14, 2-4).
Vậy, đường của
Đức Giêsu đi là con đường nào? Chính
những người thân cận của Đức Giêsu
vẫn còn vu vơ, chưa biết. Tôma là hiện thân
của con người thực dụng, ông muốn biết
một cách chính xác những gì ông chưa hiểu. Chính vì
thế, ông mới hỏi Đức Giêsu rằng: “Lạy Thầy, chúng con không
biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết
đường đi?” (Ga 14,5). Cám ơn Thánh Tôma, vì
nhờ ông mà chúng ta có được một câu trả
lời hết sức quan trọng của Đức Giêsu: “Thầy là đường, là
sự thật và là sự sống. Không ai đến
được với Cha mà không qua Thầy. Nếu các con
biết Thầy, thì cũng biết Cha Thầy. Ngay từ
bây giờ các con biết và đã xem thấy Người”
(Ga 14, 6). Như vậy, chính Đức Giêsu là
đường đi, muốn tới Chúa Cha, muốn
tới Thiên Đàng, thì cần phải đi trên con
đường Giêsu. Nhưng con đường Giêsu là con
đường nào? Đó là con đường Ngài đã
đi trong suốt 30 năm đời sống ẩn
dật: khiêm nhường, hy sinh phục vụ, vâng lời
Đức Mẹ và Thánh Giuse, càng thêm tuổi càng thêm khôn
ngoan và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Ngài…Đó là con
đường Ngài đã đi trong suốt 3 năm
đời sống công khai: rao giảng Tin mừng, chữa
lành bệnh hoạn tật nguyền, tha thứ tội
lỗi, tuyển chọn và huấn luyện các Tông
đồ, thiết lập Giáo hôi, thiết lập các Bí
tích, chấp nhận bước vào cuộc khổ nạn
và chết trên thập giá để cứu độ
thế gian.
Muốn đi trên con
đường của Giêsu, chúng ta phải theo vết chân
Ngài. Muốn đi trên con đường của Giêsu, chúng
ta phải thực hiện giáo huấn của Ngài. Giáo
huấn của Đức Giêsu dạy chúng ta
được ghi lại trong các cuốn Tin mừng. Giáo
huấn của Đức Giêsu dạy chúng ta
được cô đọng trong 10 điều răn, tóm
lại trong hai điều này là mến Chúa và yêu
người.
Đi theo con đường
Đức Giêsu đã đi, có thể là bước theo con
đường của Đức Maria, nghĩa là biết
sống phó thác, khiêm nhường, phục vụ. Đi theo
con đường Đức Giêsu đã đi, có thể là
bước theo con đường của các Thánh. Nhưng
mỗi thánh cũng có một con đường để
đi: Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã đi con
đường thơ ấu thiêng liêng; Thánh Đamiêng
đã đi con đường phục vụ người
cùi; Thánh Phanxicô Xaviê đã đi con đường
truyền giáo; Thánh Têrêxa Caculta đã đi theo con
đường phục vụ người nghèo; Thánh Maria
Goretti đã đi con đường tha thứ cho kẻ
thù; các thánh Tử đạo đã đi con
đường đau khổ…Nhưng tất cả các con
đường đó đều được
Đức Giêsu vạch ra. Chính vì thế, hãy đến
với Đức Giêsu, chúng ta sẽ chọn một con
đường thích hợp cho mình để tới tới
Chúa Cha, để về Thiên Đàng.
Bài đọc I, trích sách Công
vụ Tông đồ cho chúng ta biết một số sinh
hoạt của Giáo hội thời sơ khai (x. Cv 6,1-7). Khi
số tín hữu ngày càng đông, các tông đồ không
thể đáp ứng hết mọi công việc phục
vụ nên đã mời gọi một số người cộng
tác, đây là sự xuất hiện đầu tiên của chức
phó tế trong Giáo hội. Chắc chắn ngoài 7 vị phó
tế ra còn có nhiều người giúp đỡ các ông
trong những lãnh vực khác. Sự phân chia các công việc
này là mô hình đẹp cho các cộng đoàn giáo xứ hôm
nay. Thật vậy, trong các giáo xứ, cha xứ là
người chủ chăn được Giáo hội giao
phó để coi sóc đoàn chiên. Nhưng một mình cha
xứ không thể đảm đương hết
tất cả các công việc. Vì thế, để cha
xứ chu toàn bổn phận của mình cần có nhiều
người cộng tác như: Cha phó, thầy Phó tế, chủng
sinh, các Sr…Đặc biệt, trong giáo xứ luôn có Hội
đồng mục vụ Giáo xứ, là cánh tay nối dài
của cha xứ. Ngoài ra, trong giáo xứ còn có các ban ngành
đoàn thể như: Ban Phụng Vụ, Ban Giáo lý, Ban Gia
Trưởng, Ban Hiền Mẫu, Ban Giới Trẻ, Ban
Phụ Lão và các hội đoàn khác. Tất cả các ban ngành
được thành lập nhằm giúp đỡ Cha xứ
hoàn thành trách nhiệm của mình. Nếu mỗi
người trong cương vị của mình biết chu
toàn bổn phận, trách nhiệm, thiết nghĩ đó
cũng là con đường nên thánh. Con đường
đến được với Chúa Cha, con
đường dẫn tới Thiên Đàng.
Một con đường khác
nữa để đến với Chúa Cha, đến
với Thiên đàng, đó là con đường mà Thánh Phêrô đã
vạch ra trong bài đọc II (x. 1 Pr 2, 4-9). Thật vậy, Thánh
Phêrô cho chúng ta biết phẩm giá cao quý của
người Kitô hữu, đó là “dòng
giống được tuyển chọn, là hàng tư
tế vương giả, là dân tộc thánh thiện, dân
riêng của Chúa.” Nhưng để gìn giữ phẩm
giá cao quý đó, Ngài nhắc nhở chúng ta phải chu toàn
bổn phận của mình như những viên đá
sống động được tham dự vào viên đá
tảng là chính Đức Giêsu, để xây dựng tòa nhà
thiêng liêng, chức vụ tư tế thánh thiện,
để hiến dâng của lễ thiêng liêng đáng Thiên
Chúa chấp nhận nhờ Ðức Giêsu Kitô. Ngoài ra, mỗi
Kitô hữu cũng phải biết “rao giảng quyền năng của Ðấng đã
gọi anh em ra khỏi tối tăm mà vào ánh sáng kỳ
diệu của Người.”
Tóm lại, Đức Giêsu là con
đường để mỗi người chúng ta đi
và ai đi theo con đường của Ngài vạch ra
chắc chắn sẽ tới được Chúa Cha,
tới được cùng đích của mình là Nước
Thiên Đàng. Nguyện xin Đức Giêsu là
Đường, là Sự Thật và là Sự Sống giúp
mỗi người chúng ta biết đi theo con
đường của Ngài vạch ra, hầu tất
cả mỗi người chúng ta được nên thánh.
Amen.
Lm.
Anthony Trung Thành
|