Tình mẹ
hiền – Lm.
Giuse Tạ Duy
Tuyền
Người ta nói người mẹ có
thể đọc được tâm tư của con. Dù con
không nói nhưng mẹ vẫn biết con đang muốn gì?
Bởi vì tình yêu của mẹ luôn quan tâm đến con cái
một cách rất tỉ mỉ. Từng
cử chỉ, từng hành động đều không qua
được mắt mẹ.
Có một anh
bạn nhà nghèo, chạy vạy mãi mới được
một suất hợp tác lao
động, anh coi đó như cách duy nhất để
giúp đỡ gia đình. Nhưng ảo mộng chóng tan,
xứ người chẳng phải thiên đường,
anh chỉ còn biết làm quần quật và dành dụm
từng đồng. Để nhà khỏi buồn, trong thư anh tô vẽ về một cuộc
sống chỉ có trong mơ.
Ngày về,
mọi người mừng rỡ nhận quà, anh lại
tiếp tục nói về cuộc sống trong mơ.
Đêm. Chỉ còn mẹ.
Hết nắn tay nắn chân anh rồi
mẹ lại sụt sùi. Anh nghẹn ngào khi nghe mẹ nói:
- Dối mẹ
làm gì. Giơ xương thế kia thì làm
sao mà sung sướng được hở con!
Hóa
ra tình mẹ thật sâu lắng. Sâu lắng đến độ có thể hiểu
được con tim của con. Mẹ
có thể hiểu được con đang nghĩ gì,
muốn gì. Mẹ cũng có thể biết
được phải làm gì để xoa dịu nỗi
đau cho con.
Lời Chúa hôm nay cho chúng ta thấy chân dung
của người mục tử tốt lành. Người mục tử luôn gắn liền
đời mình với đàn chiên tựa như
người mẹ gắn liền với định
mệnh đời con. Người mẹ
được Thiên Chúa sắp đặt để
bảo vệ đứa con, chăm sóc đứa con,
dậy dỗ và gìn giữ đứa con khỏi những
nguy hiểm trong suốt hành trình cuộc đời. Không có
mẹ đứa con sẽ không lớn nổi thành
người. Đàn chiên cũng không thể có
đồng cỏ xanh tươi, có suối mát ngọt ngào
nếu không được người mục tử
miệt mài tìm kiếm cho đàn chiên. Đàn chiên
sẽ không thể sống an toàn khỏi
cạm bãy, khỏi thú dữ rình chờ, nếu không có
chủ chiên canh phòng với đầy đủ trách
nhiệm và đầy yêu thương.
Chúa Giêsu sánh ví tình thương
của mình như tình thương của người
mục tử dành cho đàn chiên. Người mục
tử tốt lành đầy yêu thương luôn gắn bó
với đàn chiên, luôn sẵn sàng hy sinh cả mạng
sống mình vì lợi ích đàn chiên. Ngài chính là vị
mục tử mà bài đáp ca đã ca ngợi rằng: Chúa là
mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu
thốn gì. Trong đồng cỏ xanh tuơi,
Người cho tôi nằm nghỉ. Người
đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ
sức cho tôi. Người dẫn tôi trên
đường ngay nẻo chính. Lạy Chúa, dầu
qua thung lũng âm u con sợ gì nguy khốn, vì có chúa ở
cùng con”.
Ngày 27/04/2014,
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã được Giáo
hội tôn phong lên bậc hiển thánh. Người
là một môn sinh đã hoạ lại rõ nét hình ảnh
mục tử của Thầy Chí Thánh Giêsu. Người mục tử luôn làm việc không
nghỉ ngơi. Cho dù tuổi đã cao lại thêm
bệnh tật kéo dài, thế mà ngài vẫn đến
với đàn chiên, vẫn cất cao tiếng gọi
đàn chiên, vẫn là chỗ dựa thật vững
chắc và an toàn cho đàn chiên.
Đến nỗi khi ngài qua đời, Đức tổng
Giám mục Leônardo Sandri, thứ trưởng Ngoại giao
Toà Thánh đã nói với toàn thể thế giới rằng:
“Hôm nay, chúng tôi như những đứa con mồ côi”.
Tại sao người ta
thương tiếc một cụ già như thế? Có phải người ta ngưỡng mộ Ngài
vì ngài nhiều tiền, nhiều quyền lực không?
Thưa không phải thế. Người ta thương tiếc một mục
tử hết mình vì đàn chiên. Một
mục tử canh giữ hoà bình không chỉ cho đàn chiên
mà cho hàng tỉ người trên khắp hành tinh này.
Người mục tử với 26 năm chăn dắt
đàn chiên của Chúa đã không ngừng bảo vệ
quyền sống của con người, nhất là của
các thai nhi. Người mục tử
đã không ngừng đi đến tận cùng thế
giới để gieo rắc an bình, công
bình, tha thứ và yêu thương. Người mục
tử đã đi đến cùng đường
để quy tụ đàn chiên, để tìm kiếm các con
chiên lạc đưa về một mối và cuối
đời, trong những tiếng nấc hoà trộn
với hơi thở bị ngắt quãng, ngài đã nói
với đàn chiên đang canh thức cầu nguyện cho
ngài trong giờ lâm chung rằng: “Ta đã đi tìm kiếm
các con. Và bây giờ các con đã đến với Ta. Ta xin
cám ơn các con”.
Hôm nay lễ Chúa chiên lành, chúng ta dâng lời
cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho Giáo hội luôn có
những mục tử như lòng Chúa mong ước. Cám tạ Chúa đã thương chăm sóc, chở
che và gìn giữ cuộc đời chúng ta trong tình
thương quan phòng của Chúa.
Hôm nay cũng là Chúa nhật II
trong tháng năm, được chọn là ngày của
mẹ. Mẹ chính là một mục tử gần gũi nhất để chăm sóc chúng ta. Tình thương của mẹ là vô bờ bến.
Tình thương của mẹ dám hy sinh đánh đổi
cả cuộc đời của mình để cho con
niềm vui, tiếng cười. Thế nên,
khi nói về mẹ có lẽ chúng ta phải nói về
những hy sinh của mẹ. Nói với
mẹ chúng ta phải nói lời cám ơn mẹ đã
sẵn lòng hy sinh cho chúng ta.
Người ta
kể lại rằng trong nạn đói vào năm Ất
Dậu 1945, có một bà mẹ đã cắn đứt ngón tay của mình để con được bú
những giọt máu cuối cùng thay cho dòng sữa đã
cạn kiệt vì cái đói kéo dài. Bà chỉ hy vọng
đứa con sẽ được cứu khỏi
chết. Bà không can tâm nhìn con chết đói mà mình không làm
điều gì đó để cứu con. Bà đã chấp
nhận cái chết để con được sống.
Tình thương của mẹ
là thế. Yêu thương quên cả chính
mình. Một tình thương dám hòa
trộn mồ hôi trong những giọt nước mắt
bể dâu để mang lại hạnh phúc cho con.
Một tình thương không bao giờ giả dối
nhưng luôn mộc mạc chân tình gần gũi
như chuối ba hương hay như xôi nếp mật.
Thế nên, trong ngày của
mẹ chúng ta hãy cám ơn mẹ đã cho chúng ta vào
đời. Cám ơn mẹ đã
thức trọn canh khuya để canh giữ giấc
ngủ cho chúng ta, để gìn giữ chúng ta khỏi
mọi hiểm nguy giữa cuộc đời. Cám ơn cuộc đời đã cho chúng ta có
mẹ để được yêu thương.
Cầu mong mẹ mãi ở với chúng ta để chúng ta
mãi tận hưởng sự ngọt ngào của tình
mẹ, và cầu Chúa ban hạnh phúc thiên đường cho
mẹ vì cả một đời gian nan
mẹ đã làm cho con cái. Amen.
|