“Ta
là cửa chuồng chiên"
I. Ý CHÍNH:
Qua dụ ngôn về "Cửa chuồng
chiên" trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã giới
thiệu vai trò độc đáo của Người và
phải qua Người mới được ơn cứu
độ, vì Người là Đấng ban sự sống
và nuôi dưỡng nhân loại.
II. SUY NIỆM:
Để giúp hiểu ý nghĩa dụ ngôn
này, chúng ta nên biết rằng:
- Cựu Ước đã báo trước
Đấng Thiên sai sẽ đến như một mục
tử Người sẽ chăn dắt (Mk 5, 3) " Ta sẽ cho chỗi dậy một
mục tử duy nhất, Người sẽ chăn
dắt chúng" (Ed 34, 23).
- Trong Tân Ước,
Chúa Giêsu đã áp dụng hình ảnh mục tử cho mình. Ngài tự xưng là
chủ chăn được sai đến với các chiên
lạc của Israel (Mt 15,24;
Lc 19,10). Riêng trong Tin Mừng thánh Gioan, bài giảng về
người chủ chăn nhân lành đã mở đầu
Giáo Hội để rồi sau này thánh Phêrô tiếp tục
sứ mệnh chăn dắt đó (Ga 21,16).
1) “Thật, Ta
bảo thật cùng các ngươi":
Đây là một kiểu nói mà thánh Gioan
thường dùng, để nhấn mạnh tính xác thực
của một điều gì đã có trước, thực
vậy, dụ ngôn “cửa chuồng chiên" là nối
tiếp câu chuyện người mù từ bẩm sinh
được Chúa Giêsu chữa lành, là để minh
chứng Chúa Giêsu là ánh sáng thế gian, vì vậy phải qua
Người mới được ơn cứu
độ.
“Ai không qua cửa mà vào chuồng
chiên...":
Ù Chuồng
chiên là hình ảnh quen thuộc của đời sống
dân Do thái du mục. Ở đây Chúa Giêsu
nói đến Giáo Hội ở trần gian và nước
Chúa ở trên trời, tức là nước siêu nhiên.
Ù Cửa chuồng
chiên: mỗi chuồng chiên chỉ có một cửa chính
để chiên ra vào, ai muốn được vào Giáo
Hội để hưởng Nước Trời là ơn
cứu độ thì phải qua duy một cửa chính mà
thôi, cửa này chính là Chúa Kitô như Người đã
tự nhận: “Ta là cửa chuồng chiên". Ở
đây khi nói đến các mục tử giả hiệu, và
theo toàn thể mạch văn, Chúa Giêsu có ý nhắm tới
các người Biệt phái và Ký lục là những kẻ
từ lâu đã tự đặt mình làm thủ lãnh và linh
hướng của dân chúng mà không qua vị canh giữ
tối cao, không lãnh nhận từ Thiên Chúa một uỷ
nhiệm nào để thi hành sứ mệnh mục tử,
như bọn trộm cướp, họ đã chiếm
đoạt đám tín hữu vì háo danh và óc thống trị
hơn là quan tâm đến thiện ích thiêng liêng của tín
hữu.
2) "Còn ai qua
cửa mà vào là kẻ chăn chiên":
Ở đây có ý nói
đến những mục tử chân chính vào cửa
đàng hoàng vì đã lãnh sứ mệnh.
Ù "Kẻ
ấy sẽ được người giữ cửa
mở cho...":
Người mục
tử chân chính là người đã được uỷ
nhiệm chính thức. Ở đây Chúa Giêsu muốn nói
đến chính sứ mệnh của Người, vì
Người chỉ đến theo
lệnh và uỷ nhiệm thần linh mà Người đã
nhận từ Chúa Cha khi chịu phép rửa (Ga 1, 31-34).
Ù "Và
chiên nghe theo tiếng kẻ ấy...":
Chỉ có chiên là những tín hữu đích
thực, mới biết ngoan ngoãn nghe theo tiếng vị
mục tử của mình là Đức Giêsu, vì "Phàm ai
nghe và học nơi Cha thì đến với Đức
Giêsu bằng đức tin" (Ga 6, 45; 8,47).
Ù "Kẻ
ấy sẽ gọi đích danh từng con chiên"
Ở đây muốn nói đến những
kẻ thực sự thuộc về chủ chăn và
đáp theo tiếng Người gọi và chỉ theo
một mình Người, điều này được
biểu lộ qua ơn gọi của các vị tông
đồ (Ga 1,35-49) như khi Chúa gọi
Philippê "Hãy theo Ta" (1,43). Qua tiếng gọi
đặc biệt này Người "dẫn ra"
tức là kéo họ ra khỏi thế gian (Ga 15,19)
Ù " Khi đã lùa chiên mình ra ngoài..."
Khi đã kéo họ ra
khỏi thế gian, Người tiên phong dẫn họ
tới đồng cỏ là Giáo Hội và tới Chúa Cha. Đặt trọn
niềm tin tưởng vào Người, các con chiên "theo
Người" "làm tông đồ Người” và
họ biết tiếng Người: tức là đức
tin cho họ một nhận thức thiêng liêng, nhờ
đó họ phân biệt trong tiếng nói của vị
mục tử, Chúa Giêsu, một âm vang trung thực của
tiếng nói Cha trên trời, và biết rằng qua miệng
của Chúa Giêsu, chính Chúa Cha đang nói (Ga 14,10).
Ù "Chúng
sẽ không theo người lạ...":
Chính sự nhận thức thiêng liêng này, tức là
đức tin, khiến họ không làm môn đệ
những kẻ chăn chiên xa lòng, chẳng hề
được Thiên Chúa uỷ nhiệm vì không nhận ra
nơi họ giọng nói của những kẻ này âm vang
của lời Thiên Chúa, nên họ chạy chốn, họ
chạy chốn vì những kẻ chăn chiên giả này
đến để mưu sát trộm cắp và tiêu
diệt đàn chiên. Ở đây muốn ám chỉ
đến những người lãnh đạo dân Do Thái
như các Biệt phái Luật sĩ đã gieo rắc tai hại cho dân vì những gương
xấu và lầm lạc của họ.
3) "Chúa Giêsu phán
dụ ngôn này..."
Những người Biệt phái mà dụ
ngôn này nhắm tới không nhận ra được bài
học Chúa Giêsu dậy họ: bởi vì chiên lạ không nghe
tiếng của mục tử chính danh "Các ngươi
không tin vì các ngươi không thuộc đàn chiên của
Ta" (Ga 10, 26).
4) "Ta là cửa
chuồng chiên":
Vì những người nghe không nhận
thức được bài học dụ ngôn nên Chúa Giêsu nói
thêm và Ngài giải thích bằng cách Ngài tự nhận mình là
cửa chuồng chiên để nêu lên chân lý phải tin
nhận vào Ngài mới được cứu độ, vì
chỉ có Ngài là cửa duy nhất của chuồng chiên.
5) "Tất cả
những kẻ đã đến trước...":
Ù "Đến
trước" ở đây không có ý nhắm tới
thời gian cho bằng nhắm tới thái độ
của việc làm, bình thường thì sáng sớm
người chăn chiên đi thăm chuồng chiên,
nếu có ai đến trước đó, nghĩa là khi còn
ban đêm, thì đích thực họ là kẻ trộm
cướp, tìm những lúc tăm tối để là
những việc ám muội.
Ù Dùng kiểu nói
"Những kẻ đến trước" ở
đây Chúa Giêsu có ý nói đến các Tiên tri Cựu
Ước vì theo thời gian, họ
đã xuất hiện trước Chúa Giêsu. Nhưng
có thể Chúa nhắm những người Do thái hoặc
dân ngoại tự phụ dùng sức mình mà đem lại
cho nhân loại sự hiểu biết về Thiên Chúa và
ơn cứu độ. Nhưng cũng có thể Chúa
nhắm tới những người Biệt phái (Mt 23, 1-36;
9,36; Mc 6,34) và các thủ lãnh tôn giáo Israel
đã gạt dân của họ xa con đường
sống, tức là các Do thái đã tàn sát các Tiên tri, các
Tiến sĩ thời Chúa Giêsu để ngăn chận
không cho thế hệ của họ đáp lại lời
mời gọi Nước Trời.
6) "Ta là cửa,
ai qua Ta mà vào...":
Chủ đề ‘cửa’ là một chủ
đề rất phổ thông trong truyền thống Do thái
(St 28,17; Tv 78,23; Mt 7,13-14).
Ù Kiểu "Ta là
cửa" ở đây Chúa Giêsu muốn nói đến tính
cách của ơn cứu độ vì Ngài nói "Ta là
cửa" chứ không nói “Ta là cửa chuồng chiên"
như ở trên.
Ù Chữ
"Cửa" ở đây muốn nói lên ý nghĩa như
một lối dẫn đưa vào các thực tại Thiên
Quốc. Khi mở thì chữ
"Cửa" diễn tả một thái độ
mời gọi, đón nhận. Khi
đóng, đối với bên trong thì diễn tả một
sự che chở bảo vệ, đối với bên ngoài
thì diễn tả sự từ chối, thanh lọc.
Ù "Người
ấy sẽ ra vào"; "Ra vào" là kiểu nói Do thái có
nghĩa là đi lại tự do.
Ở đây muốn nhấn mạnh sự
cần thiết và quan trọng của việc phải tin
vào Chúa Giêsu Kitô mới đem dân Chúa vào sự sống
bằng cách cho họ tái sinh bởi nước và Thánh
Thần (Ga 3,16-17)
Dân Chúa được cứu thoát nhờ
Đức Giêsu giải phóng họ khỏi ách nô lệ
của tội lỗi và ma quỷ, họ được
vui hưởng tự do đích thực của con cái trong
nhà Cha (Ga 8, 33-34). Cũng trong Chúa Kitô dân chúng tìm
được thức ăn no thoả là bánh và
Nước Hằng Sống, có sức dập tắt
vĩnh viễn cơn đói khát thiêng liêng của con
người (Ga 6,35; 4,14).
7) “Kẻ trộn có
đến thì chỉ đến để ăn
trộm…”
Ù Ở
đây Chúa Giêsu có ý nhắm tới các Ký lục và Luật
sĩ. Họ là những mục tử giả
hiệu, dù không được Thiên Chúa uỷ nhiệm,
họ vẫn tự cai trị dân Chúa vì họ ưa tìm vinh
quang và quyền lợi bản thân hơn là ưu tiên
đến tiện ích cho dân Chúa (Mt 23,4-7).
Ù Họ sát hại và
phá huỷ dân Chúa vì những gương xấu của
họ, như chính Chúa Giêsu đã tuyên bố với họ
“khốn cho các ngươi, Ký lục và Biệt phái giả
hình, vì các ngươi khóa Nước Trời, chận
người ta lại…” (Mt 23,3-13).
8) "Còn Ta, Ta
đến để chúng được sống...":
Chúa Giêsu được sai đến
để cứu chuộc dân Chúa và ban cho dân Chúa của nuôi
là Bánh và Nước Hằng Sống.
* Cần lưu ý:
a)
Từ Chúa Giêsu mục tử đến các tông đồ
mục tử.
Sau khi về trời công việc chăn
dắt đoàn chiên của Chúa vẫn được
tiếp tục "Chúa là mục tử hằng hữu
không bỏ rơi đoàn chiên Chúa, nhưng nhờ các tông
đồ Chúa luôn che chở giữ gìn, để đoàn
chiên được hướng dẫn nhờ các vị
lãnh đạo Chúa đã đặt làm mục tử coi sóc
đoàn chiên thay thế Con Chúa (Kinh tiền tụng lễ
các Tông Đồ).
b) Ngày Chúa
nhật IV Phục Sinh còn gọi là Chúa nhật Chúa Chiên Lành
(Lý do là vì các bài Tin Mừng đều trích từ Gioan 10,
nội dung nói về Chúa Chiên Lành) được chọn
làm Ngày Cầu Nguyện cho Ơn Thiên Triệu.
III. ÁP DỤNG:
* Áp dụng theo Tin
Mừng:
Qua bài Tin Mừng hôm nay, Giáo Hội muốn
dậy chúng ta phải tin tưởng vào sự nuôi
dưỡng che chở và giữ gìn của vị mục
tử tối cao là Chúa Giêsu Kitô, và đồng thời
phải biết tuân phục sự hướng dẫn và
chăm sóc của các vị lãnh đạo Chúa đã
đặt làm mục tử coi sóc đoàn chiên thay thế
Con Chúa.
* Áp dụng thực hành:
Nghe Lời Chúa nói:
1.
"Ai
không qua cửa mà vào chuồng chiên": Chúa dạy chúng ta
phải biết phân biệt những người chăn
chiên "không qua cửa mà vào" tức là những
người không được Giáo Hội chính thức
uỷ nhiệm như những giáo sĩ giả, những
giáo sĩ không tuân phục Giáo Hội, hoặc những
vị phá giới, đồng thời cũng cần phân
biệt những lý thuyết những ý thức hệ
ngược với đường lối Chúa.
2.
Vị
mục tử đích thực là người
được Giáo Hội chính thức bổ nhiệm
đồng thời phải có tư cách như tận tâm
chăm sóc yêu mến đoàn chiên, sẵn sàng hy sinh cho
đoàn chiên và nhất là biết hướng dẫn
đoàn chiên theo giáo huấn của Chúa.
3.
"Ta là
cửa chuồng chiên" Chúa đòi hỏi ta phải tin và
sống theo Chúa Kitô mới
được cứu độ. Chỉ có Chúa Kitô là con
đường duy nhất dẫn ta vào sự sống
đời đời.
4.
Kẻ
trộm có đến thì chỉ đến để ăn
trộm, để sát hại và phá huỷ. Những ai
hướng dẫn ta, lôi kéo ta, cai trị ta
mà không theo đường lối của Chúa, không
thông hiệp với Giáo Hội, thì đều là những
kẻ nguy hại cho phần rỗi của ta, nên phải
đề phòng và canh chừng những người đó.
5.
Hãy tin
tưởng và phục tùng những người lãnh
đạo đã được Chúa uỷ thác trong Giáo
Hội để chăm sóc đoàn chiên Chúa.
6.
Cầu
nguyện trong ngày Ơn Thiên Triệu.
·
Xin Chúa cho nhiều người quảng
đại đi theo tiếng Chúa
gọi.
·
Xin Chúa cho linh mục, tu sĩ trung thành
với ơn gọi.
·
Xin Chúa hướng dẫn lớp
trẻ về với ơn gọi.
|