Người lữ khách.
“Sáng mai, ta sẽ
mổ tim của cháu ra”, bác sĩ
giải phẫu tim nói với em bé trai. Em
trả lời, “Ông sẽ tìm thấy Chúa Giêsu ở đó”.
Bác sĩ ngước mặt lên nhìn, buồn bã. “Tôi sẽ
mổ tim của em ra”, ông nói tiếp,
“để xem xem nó đã bị bệnh gì”. “Nhưng khi ông
mở tim của cháu ra”, em bé nói, “ông
sẽ tìm thấy Chúa Giêsu ở đó”. Bác sĩ giải
phẫu lại nhìn vào cha mẹ của em đang ngồi im
lặng bên cạnh giường bệnh và nói: “Khi tôi trông
thấy trái tim bị bệnh như
thế nào, tôi sẽ khâu trái tim và ngực cháu lại,
rồi tôi sẽ dự định phải làm gì”. Nhưng
ông sẽ tìm thấy Chúa Giêsu đang ở trong trái tim
của cháu”, em bé cố nhấn mạnh. “Thánh
Kinh nói rằng Người ở đó mà. Tất cả những bài ca Thánh Vịnh
đều nói Người sống ở đó. Ông sẽ tìm thấy Người trong trái tim
của cháu”. Bác sĩ cảm thấy đã đủ,
bèn lạnh lùng nói: “Ta sẽ nói cho cháu biết ta sẽ tìm
thấy cái gì trong trái tim của cháu. Ta sẽ tìm thấy
cơ bắp nào bị hỏng, làm cho máu chảy chậm và
những động mạch nào bị yếu. Và ta sẽ
tìm ra cách để làm cho cháu khỏe lại”, “Ông sẽ
thấy Chúa Giêsu ở đó”, đứa bé tiếp tục
nói, “Người sống ở đó mà!” Bác
sĩ giải phẫu bỏ phòng bệnh nhân bước ra
đi. Sau cùng, bác sĩ đã ngồi trong văn phòng
làm việc, ghi lại những chi tiết về cuộc
giải phẫu, “Van tim bị hỏng,
động mạch phổi bị hỏng, sự suy thoái
của cơ bắp thịt trong tim lan rộng. Thay tim không hy vọng gì, cũng không mong
điều trị được. Phương pháp
điều trị: thuốc giảm đau và nghỉ
ngơi. Tiên đoán…” Viết tới đây, ông ngừng
lại suy nghĩ, “chết trong vòng một năm”. Ông
ngừng bản báo cáo, nhưng cảm thấy còn có
điều gì nữa để nói. Ông hỏi lớn:
“Tại sao?” Rõ ràng rằng ông đang nói chuyện với
Thiên Chúa. “Tại sao Ngài đã làm như
vậy? Ngài đã mang nó tới đây;
Ngài đã đặt nó vào cơn đau đớn này; và
chính Ngài đã chúc dữ cho nó chết sớm. Tại sao?” Những giọt nước
mắt nóng hổi chảy xuống, nhưng cơn giận
của ông còn nóng hơn nữa. “Ngài đã tạo dựng
nên em bé, và Ngài đã làm nên trái tim đó. Nó sẽ chết trong vòng vài tháng nữa. Tại sao?” Cuộc đối
thoại giữa ông bác sĩ giải phẫu và Thiên Chúa
đã bắt đầu. Trong cuộc đối
thoại đó, ông bác sĩ tuyệt vọng này đã khám
phá ra sự hiểu biết mới về tình yêu và sự
quan phòng của Thiên Chúa. Rồi ông khóc.
Bây giờ ông đang ngồi bên cạnh giường
bệnh của em bé trai; cha mẹ của em ngồi
đối diện với ông. Bỗng chú bé thức dậy
thì thầm, “Ông đã mổ trái tim
của cháu ra chưa?” “Rồi”, Bác sĩ
trả lời. “Ông đã tìm thấy cái gì?” em bé
hỏi. “Tôi đã tìm thấy Chúa Giêsu ở
đó”. Bác sĩ thành thật trả
lời.
Trong cuộc hành trình
trên trần gian, Thiên Chúa luôn hiện diện để
đồng hành với con người, nhưng nhiều khi
con người không nhận ra Ngài. Thánh Luca diễn
tả “Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính
Đức Giêsu tiến đến gần và cùng đi
với họ. Nhưng mắt họ còn
bị ngăn cản, không nhận ra Người”. Mắt họ bị ngăn cản bởi cái gì?
Có lẽ bởi sự buồn rầu và
tuyệt vọng vì cuộc khổ nạn và sự chết
của Chúa Giêsu. “Trước đây chúng
tôi vẫn hy vọng rằng chính Người là
Đấng sẽ cứu chuộc Israel”.
Theo sự giải
thích của Wiliam Barlay, Emmau ở hướng tây của
Giêrusalem. Hai môn đệ đi về Emmau vào lúc
trời chiều. Anh mặt trời
chiếu chói lòa vào mắt họ nên họ đã không
nhận ra Chúa Giêsu. Mang tính cách biểu tượng,
người Kitô hữu luôn lên đường hướng
về ánh bình minh với hy vọng, không bao giờ quay
trở về phía hoàng hôn với bóng tối, buồn
rầu, và thất vọng! Xưa kia, dân
Israel đã du hành trong
hoang địa đi về phía ánh bình minh để
tiến vào đất hứa.
Điểm cốt
yếu của câu chuyện là việc Chúa Giêsu đã làm
họ nhận ra Ngài. Ngài đã cắt nghĩa cho họ hiểu ý
nghĩa của khổ nạn: “Nào Đấng Kitô lại
chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi
mới vào trong vinh quang của Người sao?” Và
chương trình cứu độ của Thiên Chúa đã
được mạc khải trong Thánh Kinh: “Bắt
đầu từ Môsê và các tiên tri, Người giải thích
cho hai ông tất cả lời Thánh Kinh nói về
Người”. Rồi họ ngồi vào bàn tiệc:
“Người cầm bánh, đọc lời chúc tụng,
bẻ ra và trao cho hai ông”. Sau cùng họ đã
nhận ra Người. Sự hiện diện của
Ngài đã làm cho cuộc đời trở nên có ý nghĩa,
đêm tối trở thành ánh sáng.
“Trong khi con người cố gắng tìm
biết Thiên Chúa, nhìn thấy thánh nhan Ngài, và cảm
nghiệm được Ngài hiện diện thì Thiên Chúa
hướng tới con người và cho con người
nhận biết sự sống của Ngài. Công đồng
Vatican II bàn rất rộng rãi về tầm quan trọng
của việc Thiên Chúa can thiệp vào thế giới. Công
đồng giải thích rằng: “Qua mạc khải, Thiên
Chúa muốn tỏ mình ra và thông ban chính Mình Ngài, cũng
như những điều Ngài đã muốn ấn
định từ muôn thuở về phần rỗi
của con người”.
Qua lời Chúa và Bàn
tiệc Thánh Thể, hai môn đệ đã tìm thấy ý
nghĩa của biến cố. Họ đã quay trở lại Giêrusalem
nơi cuộc khổ nạn và cái chết bi đát đã
xảy ra và can đảm đối diện với nó
bằng đức tin và niềm hy vọng.
Phụng vụ
Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể “làm thành một
hành vi phụng tự duy nhất” của Giáo Hội. Người
hướng dẫn ta qua lời Chúa được ghi chép
trong Kinh Thánh, và trở nên nguồn sức mạnh nuôi
dưỡng linh hồn ta trong Bí tích Thánh Thể.
Vì thế, thánh Giêrônimô đã nói: “Không hiểu
biết Thánh Kinh là không hiểu biết Chúa Kitô”. Và Bí tích Thánh Thể làm cho mầu nhiệm của
Chúa Kitô “trở nên hiện tại” cho chúng ta, để
“đặt chúng ta trong niềm hiệp thông” với Thiên
Chúa, hầu giúp chúng ta “sinh nhiều hoa trái”.
|