Đức tin của
chúng ta
(Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
ĐỨC
TIN CỦA CHÚNG TA CÓ THEO KỊP HÀNH TRÌNH CỦA NHÂN LOẠI
KHÔNG?
Sự việc Chúa
hiện ra với các môn đệ thành Emau, chỉ có thánh
Luca mới thuật. Các thánh chép sử khác không nói
đến. Tuy nhiên trong Phúc Âm theo
thánh Maccô, chương 16, câu 12, có một sự kiện
“hiển nhiên” (theo nhận xét của cha Lagrange) đó là
biến cố Emmau, và có thể đó là tóm lược ký
sự của thánh Luca. Tất nhiên có những
lần hiện ra khác mà các thánh chép sử không ghi lại.
Mỗi vị chọn lọc trong những
nguồn tài liệu truyền khẩu hoặc thành văn,
và ưu tiên chọn những sự kiện nào cùng
hướng với những mối quan tâm của mình.
Với những lần Chúa hiện ra, chúng ta ra ngoài
phạm vi lịch sử thuần túy nhân
loại để bước vào lĩnh vực làm
chứng cho một hành động của tc. Thực
tại mà người ta kiểm soát được trong
điểm này là: có những vị đã đứng lên làm
chứng rằng các vị đó đã tận mắt nhìn
thấy Chúa Giêsu sống sau khi xảy ra một sự
kiện được người đương
thời kiểm nhận, đó là sự việc Chúa
chết trên thập giá. Tất cả những chứng
từ các vị nêu ra khiến cho trên bình diện lịch
sử, chúng ta có những lý do cực kỳ vững
mạnh để tin các vị. Sở dĩ những lý do
ấy, nhìn bằng mắt khoa học, thì không có tính cách ép
buộc phải tin – là bởi vì Chúa đã muốn dành
một chỗ đứng cho ân sủng
đức tin. Điều trực tiếp thu
hút sự chú tâm của chúng ta ở đây, trong nội
giới đức tin chúng ta, chính là nội dụng của
chứng từ.
1) Trước kia, các môn
đệ tưởng mình hiểu rõ Chúa. Này đây một
nỗi thất vọng mênh mang đã phá tan niềm trông
cậy họ có được nhờ vì hiểu Chúa. Thật ra, họ không thật sự hiểu
Người. Thế mà xảy ra một
biến cố tuyệt đối bất ngờ. Chúa hiện ra với họ. Lúc
đó, xuyên qua sự nhận ra Thày, họ thấy nổi
lên trong lòng một cung cách mới để hiểu Chúa.
Để tiện so sánh chúng ta có thể
gợi lại lần sinh ra và lần tái sinh của chúng ta.
Sau lần sinh ra, kế tiếp là thực
nghiệm về cái chết –sự sống lại của
chúng ta sẽ là lần tái sinh để sống sự
sống viên mãn. Cũng vậy các môn đệ sau
lần “hiểu biết” đầu tiên và thiếu sót
về Chúa, tiếp đến thực nghiệm về
thất vọng, họ “tái hiểu biết” Chúa Giêsu trong
một lần gặp gỡ sâu sắc hơn. Họ bắt đầu thực sự hiểu
biết Chúa. Có một điều gì
nổi lên trong họ những dịp tiếp xúc
đầu tiên với Thày, những tháng ngày Người
sống trong thể xác. Điều
họ tưởng là bị tiêu hủy rồi, giờ
đây lại nổi dạy, được khuếch
đại và thanh lọc trong cuộc gặp gỡ sâu
sắc với Chúa sống lại. Câu
chuyện Emmau dĩ nhiên là phi thường. Tuy nhiên
một câu chuyện khác ở cấp độ thấp
hơn thế chẳng đã thôi thúc chúng ta dùng đức
tin để thực nghiệm những khoảnh khắc
mà sự khuất bóng người thân yêu làm cho ta thất
vọng, sau đó, trong một vài trường hợp, là
sự sống lại làm ta lóa mắt?
2) Về những ký sự thuật việc
Chúa Phục Sinh, chúng ta trích dẫn sau đây một đoàn
giáo huấn của hàng giáo phẩm hữu quyền, vì nó
hợp thời: “Nhờ những đoạn Phúc Âm đó,
tôi có thể ngày nay trở nên giống các môn đệ
Emmau, để hiệp thông với Chúa bằng lời nói
và lương thực. Chúa Giêsu trên thập giá là hình ảnh
“tình yêu bị đóng đinh” Chúa dạy tôi hãy nhận ra
Người trong anh em đang đau khổ, xấu số,
bị bách hại bởi công lý người đời. Chúa dạy tôi phấn đấu để
tăng tình thương và công lý trong thế gian mà Chúa đã
đến để cứu rỗi bằng thập giá và
Phục Sinh của Người” (Đức Cha Weber,
tập san “Tài liệu tham khảo Công giáo” số ngày 19/12/1971).
Sống hiệp thông với Chúa Giêsu chết
và sống lại trong ta, chúng ta có thể đồng hành
xứng đáng với nhân loại trong hành trình đi tìm hy
vọng, và đem đến cho nhân loại Tin Mừng: Chúa
Giêsu sống và làm cho chúng ta sống.
|