Chiều
Chúa Nhật buồn
Hôm ấy là ngày đầu
tuần, vào buổi chiều, có hai người bạn
đồng hành cùng đi về hướng Emmaus, trong tâm
trạng buồn rầu chán nản. Họ
vừa bừng tỉnh sau một giấc mộng không
thành. Họ bước theo một
người Nadarét với hy vọng sẽ được
tham gia cuộc giải phóng dân tộc, nhưng người
Nadarét ấy không còn nữa. Ông đã bị
đóng đinh vào thập giá. Nhưng
quên làm sao được khuôn mặt của một
người thầy, một người bạn, một
người mà các ông coi như là một tiên tri, một
người mà Phêrô đã tuyên xưng là Đức Kitô.
Vì thế các ông vừa đi vừa kể
lại cho nhau những kỷ niệm khó quên.
Đang lúc các ông lê bước, buồn
sầu, hoang mang như vậy thì bỗng có một
người thứ ba cùng đi theo
một hướng. Người lạ này có
vẻ như muốn nhập bọn đồng hành
với hai ông. Các ông đi chậm
lại và người bạn đồng hành mới
đuổi kịp các ông. Ông bạn mới này có
vẻ tò mò, ông không ngần ngại lên tiếng hỏi: Các
anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về
chuyện gì vậy? Các ông đáp: Ông không biết chuyện
gì vừa mới xảy ra tại Giêrusalem ư? Chuyện ông Giêsu người Nadarét đó. Thế là các ông thuật lại đầu đuôi
câu chuyện cho ông bạn mới. Không ngờ vừa
nghe xong, ông bạn mới bèn buông lời trách móc:
Người đâu mà tôi tăm ngu
muội thế. Chưa kịp chống đỡ, thì
người bạn đồng hành với đã thao thao
bất tuyệt đem lời Kinh Thánh ra để
chứng minh rằng: Đức Kitô phải chịu đau
khổ rồi mới được vinh quang.
Câu chuyện còn đang tiếp
tục thì hai ông đã đến nơi mình định
đến. Với tinh thần hiếu
khách, các ông mời người bạn mới vào quán
trọ. Và thế là các ông nhận ra Ngài
lúc bẻ bánh. Các ông vội quay trở
lại Giêrusalem để đem tin mừng cho các anh em khác.
Các ông chưa kịp kể hết, thì đã
được các anh em khẳng định rằng Chúa
đã sống lại và hiện ra với Phêrô.
Niềm tin đã trở nên vững chắc,
mọi đau buồn đã tan biến, mọi ngờ
vực đều đã được giải toả. Chiều thứ nhất u buồn đã
được đổi thành chiều Chúa nhật vui
tươi. Cũng như hai môn
đệ trên đường Emmaus, một số tín
hữu hôm nay cũng đang rời bỏ Giêrusalem, nghĩa
là rời bỏ đức tin, rời bỏ Giáo Hội.
Đối với một số người
nào đó, chiều Chúa nhật đã trở thành chiều
Chúa nhật buồn. và có những
người tuy rời bỏ Giáo Hội, hoang mang mất
niềm tin nhưng vẫn chưa dứt ra được
cái quá khứ Kitô giáo của mình. Nhất là
đối với những người lớn tuổi.
Theo những bản thăm dò bên Âu Mỹ, thì nhiều
người bỏ đạo trong thời niên thiếu,
nhưng sau 60 tuổi thì lại lục đục trở
về. Tổng thống Mitterrand, trong những ngày cuối
đời, đã dí dỏm trả lời người
phỏng vấn ông về cái chết: Nếu có Chúa, thì tôi
tin rằng Ngài sẽ nói với tôi: Cuối cùng thì ông đã
đã đến. Thôi, vào đi.
Thái độ hoài nghi của nhiều
người thời nay cuối cùng vẫn không hoàn toàn
loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi lương tâm mình bởi
vì dù sao thì Người vẫn hiện diện một cách
nào đó trong cuộc đời chúng ta như Người
đã xác quyết: Thầy ở cùng các con mọi ngày cho
đến tận thế. Và hình bóng của
Người có lẽ dễ cảm nhận hơn khi mà
đường đời chúng ta sắp chấm dứt.
|