Tin nhận
Chúa Phục
Sinh.
Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh là Chúa
Nhật kết thúc tuần bát nhật Lễ Phục Sinh.
Giáo hội trình bày cho chúng ta sự kiện Chúa Giêsu sống
lại trích từ Phúc âm thánh Gioan có thể được
xem như là một tổng kết về mầu nhiệm
Phục Sinh và hơn nữa là một tổng kết cho
chặng đường đức tin của các Tông
đồ. Đồng thời cho thấy sứ mạng
sống đức tin, sứ mạng sống mầu nhiệm
phục sinh nối dài trong đời thường của
chúng ta.
Thật khó diễn tả cách hiện
diện của Chúa Giêsu thế nào sau khi Ngài từ cõi
chết sống lại. Chỉ biết Ngài xuất
hiện cách lạ thường nhưng vẫn giữ
nguyên nét gần gũi thân tình với các môn đệ. Do
đó, ta không thể trách các Tông đồ. Các ông mới
sống thân tình với Thầy ba năm nhưng sao lại
thay đổi quá nhanh chóng như vậy? Đứng
trước cái chết của Thầy mình, môn đồ
làm sao mà thoát khỏi lo âu, ngạc nhiên và còn đầy
sợ hãi. Các cửa nhà đều đóng kín. Họ đã
kinh hoàng sợ hãi vì người Do thái vừa giết
chết Thầy Giêsu. Chắc hẳn, rồi cũng sẽ
đến các môn đệ của Thầy Giêsu thôi, các ông
thừa hiểu rằng rồi đây sẽ đến
lượt mình. Cửa nhà đóng kín và lòng người càng
đóng kín hơn. Rõ ràng là một số môn đệ
thất vọng đã trở về quê, một số khác
nửa tin nửa ngờ khi biết xác Thầy không còn trong
mộ nữa. Vì thế, đứng vào hoàn cảnh các Tông
Đồ lúc bấy giờ chúng ta sẽ thông cảm
hơn, đáng thương các ông hơn là đáng trách.
Tuy nhiên, Thiên Chúa có đường lối
riêng của Ngài. Trong lúc sự kiện phục sinh còn quá
mới mẻ, quá lạ thường này, các Tông đồ
vẫn chưa được biến đổi hẳn
thì Chúa Giêsu đã nhiều lần hiện ra cho các ông, Ngài
ban bình an và củng cố để các ông tin và đang
sống niềm tin ấy. Riêng Tông Đồ Tôma thì dứt
khoát hơn, ông cần một xác tín. Có lẽ, lúc này ông
cần một sự ủng hộ Thầy Giêsu, ông cần
một mạc khải, ông cần sự cảm thông và
cần được sáng tỏ vấn đề. Sự
khao khát này được thể hiện rất rõ trong câu
nói đầy niềm trông cậy: "Nếu tôi không
xỏ ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không đặt
bàn tay vào cạnh sườn Thầy thì tôi không tin". Hay
nói một cách khác: "tôi cần gặp lại Thầy
Giêsu yêu dấu". Dường như chúng ta đang
đứng trước một sứ điệp của
Tôma: "Nếu anh em đã gặp được Thầy
thì tôi cũng cần gặp Người vì tôi cũng là môn
đệ của Người". Tôma tin điều
ấy xảy ra.
Sự khao khát của Tôma là chính đáng. Tôma
yêu mến Thầy Giêsu nên đã theo Thầy. Bây giờ Tôma
muốn gặp Thầy. Chúa Giêsu thấu suốt những
bí ẩn trong lòng người. Chúa Giêsu biết rõ con
người Tôma. Chúa thấu hiểu tâm trạng hiện
thời của Tôma, Chúa biết rõ tâm tình của Tôma trong
những lúc này đây. Chúa không chỉ thấu hiểu
tấm lòng mà Chúa còn là Đấng làm thoả lòng cho Tôma.
Chính Ngài đến và nói: "Tôma, con hãy xỏ tay con vào
đây". Sự kiện hiện diện của Thầy
Giêsu lúc này là một minh chứng về tình thương và
ân huệ của Thiên Chúa quan phòng. Chúa Giêsu thương
mến các Tông Đồ trong đó có Tôma.
Trong cách thức mới, trong quyền phép
Đấng Phục Sinh, Người hiện diện ở
ngay bên nhưng các ông không biết được. Thế
nên khi Thầy Giêsu hiện ra trong sự phục sinh, Tôma
đã ý thức thân phận của mình chỉ là học trò
của Thầy Giêsu nhưng được Thầy quan
phòng yêu thương lớn lao, sự khao khát chính đáng
của ông được Thầy chấp nhận, ông sung
sướng thốt lên tâm tình tin tưởng và đầy
lòng yêu mến: "Lạy Chúa là Thiên Chúa của tôi!".
Tôma thấy rõ hiệu quả của tình yêu và sự
cậy trông của mình vào Thầy Giêsu. Đó quả là
một đức tin chân chính.
Thầy Giêsu thì luôn quan phòng và yêu
thương. Ngài không chỉ hiện ra để củng
cố, an ủi và ban bình an cho các môn đệ mình mà Ngài còn
muốn đi xa hơn nữa, Ngài muốn các Tông
Đồ đem đức tin, tình yêu và bình an của Ngài
đem cho muôn dân: "Như Cha đã sai Thầy, thì giờ
đây Thầy cũng sai các con", Ngài muốn các ông
đi khắp nơi để làm cho muôn dân trở thành môn
đệ, làm cho muôn dân cũng biết Thiên Chúa là tình yêu và
quan phòng, cũng đón nhận ơn cứu độ là
tin, yêu và giữ những điều Ngài muốn.
Tuy nhiên, chấp nhận bước theo Chúa
để sống đức tin là đều không mấy
dễ dàng. Các Tông đồ lo sợ nên ở lại trong
căn phòng đóng kín, lo sợ trước những
chống đối của những kẻ không tin Chúa, lo
sợ trước mầu nhiệm thập giá mà Chúa đã
trải qua và các ngài cũng sẽ phải đi qua, lo
sợ trước sứ mạng tương lai mà họ
đã nghe Chúa nói đến và đã được
chuẩn bị để thi hành. Dù các ông đang sống
trong hoàn cảnh đó, Chúa quan phòng vẫn hiện diện
bên các ông và đã dự liệu hiện ra nhiều lần.
Mặc cho đau khổ, sự dữ, gian khó xảy ra,
chúng ta luôn trung thành theo Chúa và thể hiện đức tin
và tình yêu của mình. Các Tông Đồ, các môn đệ, các
thánh tử đạo Việt nam,... đã là những nhân
chứng về điều đó. Do đó, nhìn lại
bản thân mỗi người, là Kitô hữu nghĩa là
những người tin có Chúa Kitô, người có Chúa Kitô
nên chúng ta phải sống niềm tin đó, ta phải
thể hiện niềm tin "có Chúa Kitô Phục sinh"
trong đời sống mình. Đó là sống chứng nhân.
Hơn nữa, người Kitô hữu tin Thiên Chúa là
Đấng quan phòng và là Cha đầy yêu thươngnhân
từ. Niềm tin ấy được thể hiện
bằng một đời sống tin tưởng, hân hoan
và phó thác vào Chúa Kitô; yêu thương, tha thứ và quảng
đại với mọi người. Đồng
thời, Chúa Kitô phục sinh cho chúng ta một xác tín rằng
có cuộc sống sau khi chết. Nhờ Chúa Kitô phục
sinh, chúng ta tin có một cuộc sống vĩnh cửu,
bất diệt. Ý thức điều đó nên chúng ta
sống như chuẩn bị cho cuộc sống mai sau ngay
từ bây giờ, sống như đã chết. Sống
như chết là sống hy sinh, sống từ bỏ mình,
làm nhiều việc lành phúc đức, làm nhiều cử
chỉ yêu thương bác ái. Cuộc sống này mỗi ngày
với những điều kỳ diệu của nó là
nơi để chúng ta sống một cách cụ thể
niềm tin của mình. Tương quan hằng ngày với
những người chung quanh chính là môi trường
để chúng ta thể hiện niềm tin của mình.
Mặt khác, nếu không có mầu nhiệm Phục Sinh,
nếu không có quyền năng Chúa Phục Sinh đến
đổi mới thì đức tin của các Tông
đồ chưa được trưởng thành hoàn toàn
đúng mức Chúa mong muốn để có thể làm
chứng cho Chúa, chu toàn sứ mạng Chúa trao phó cho. Do
đó, ta cần trung thành và trông cậy vào ơn Chúa trợ
giúp để chúng ta đi trọn đường
đời và hoàn thành xuất sắc sứ mạng
chứng nhân của người môn đệ bước
theo Thầy Giêsu.
Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Chúa Kitô chính là
hình ảnh về tình thương, lòng nhân lành và hay
thương xót đối với loài người.
Người luôn hiện diện bên chúng ta. Ngài ở trong
cõi lòng mình, trong các Bí tích, nơi Nhà tạm, trong bí tích Thánh
Thể. Chúng ta hãy chạy đến với Ngài vào những
nơi đó để trò chuyện trong sự thân tình,
đàm đạo trong sự thân mật, sống tâm tình tin
tưởng đầy lòng yêu mến Ngài.
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho cả cuộc sống của chúng con trở thành
dấu chứng của tình yêu Chúa đối với
mọi người. Đó là vui sống niềm tin vào Thiên
Chúa quan phòng, sống tình yêu thương bác ái đối
với tha nhân. Xin cho bình an của Chúa luôn hiện diện
trong cuộc đời của chúng con để cho tất
cả những ai gặp gỡ chúng con đều có
thể nhận ra được tình yêu và sự hiện
diện của Chúa. Amen.
|