Sống đức tin
Ngày nay,
người ta muốn đặt lại tất cả các
vấn đề, kể cả vấn đề niềm
tin Chúa Kitô Phục sinh. Bởi thế, chúng ta không cảm
thấy khó chịu với tông đồ Tôma, là
người đã không muốn chấp nhận những gì
người ta nói, và chống lại những điều
được chấp nhận theo sự lôi cuốn
của đám đông. Tôma khăng khăng muốn chính mình
kiểm chứng điều mà các tông đồ khác nói
lại là chính họ đã được thấy,
được gặp Chúa Kitô Phục sinh. Đúng ra ông
không có lý do chính đáng để nghi ngờ nữa. Khiêm
nhường một chút thì chắc hẳn ông đã dễ
dàng chấp nhận rồi. Nhưng như thế thì
lại thiệt cho chúng ta, mất một bằng chứng
cụ thể, sống động về Chúa Kitô Phục
sinh, và nhất là câu nói bất hủ của Chúa: “Phúc thay
những người không thấy mà tin”.
Đàng khác,
khiển trách Tôma kém lòng tin thì Chúa đã khiển trách
với thái độ êm dịu và trìu mến: “Tôma,
đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. Chúng ta
thấy khác hẳn khi Chúa khiển trách những
người Pharisêu hay các tông đồ khác. Như thế,
Chúa còn thông cảm nhiều với Tôma. Tại sao? Vì Chúa
thấy những thiếu sót của Tôma: ông không chống
đối để đi đến việc từ
chối đức tin, nhưng là khát vọng thấy rõ
hơn để tin. Bởi thế, trong thời
đại chúng ta, có phản chứng chăng nữa thì
cũng đừng ngạc nhiên và lo lắng, ngược
lại, phải hy vọng, vì đó là thái độ tìm
kiếm sâu xa, nó là dấu hiệu của lòng tin hoạt
động và tự do, của những người
đang tìm kiếm, nhờ đó mà người ta khám phá ra
những giá trị chân thực. Do sự tìm kiếm này
người ta nhận ra được điều chính
yếu của Kitô giáo là đức tin. Điều chính
yếu ở đây là tin vào Đức Kitô.
Vậy
đức tin là gì? Đức tin là tiếng kêu. Thật
vậy, Tin Mừng đã nói lên như thế. Khi Chúa Giêsu
hiện ra đứng trước Tôma, thì ông run sợ và
phát ra tiếng kêu này “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa
của con”. phải chăng chính những lời bộc
phát đó đã diễn tả điều sâu thẳm
nhất nơi tâm hồn người ta? Phải chăng
đó là tiếng nói của trái tim, của tâm hồn,
khắc hẳn với sự đắn đo so nghĩ
của con người để tìm những lời lẽ
hợp tình hợp lý, trước khi muốn nói lên?
Những nơi
khác trong Tin Mừng cũng cho thấy cảnh tương
tự, như lời tuyên xưng của Phêrô. Khi Chúa Giêsu
hỏi các môn đệ: “Người ta bảo Thầy là ai?”
Thì Phêrô đã trả lời mà kêu lên: “Thầy là Đức
Kiô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Và Chúa đã xác định
ngay rằng đó là tiếng kêu đức tin: “Phêrô, con có
phúc, vì không phải xác thịt hay máu huyết tỏ cho con
biết điều đó, nhưng là Cha Ta trên trời”.
Cũng vậy,
đám đông tụ họp bên Chúa Giêsu sau phép lạ hóa
bánh, lúc bấy giờ Chúa nói về bánh ban sự sống,
Ngài làm cho họ chưng hửng khi Ngài quả quyết:
“Phải ăn thịt và uống máu Ngài mới
được sự sống đời đời”, nghe
Chúa nói thế họ bỏ đi, còn các môn đệ ở
lại, Chúa hỏi: “Anh em có muốn bỏ Thầy mà đi
không?” Một lần nữa, tiếng kêu lại vang lên và
cũng là tiếng kêu của Phêrô: “Chúng con sẽ theo ai,
Thầy mới có những lời ban sự sống
đời đời”.
Với Martha,
chị của Lagiarô, Chúa đã hỏi bà: “Thầy là sự
sống lại và là sự sống, con có tin điều
đó không?” Martha trả lời: “Con tin Thầy là
Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến
trong thế gian”. Đó cũng là một tiếng kêu tuyên
xưng đức tin.
Đức tin
là một tiếng kêu, nhưng sau đó là gì? Là nhận
biết. Đối với một vật nào đó thì
người tìm ra, khám phá được. Nhưng
đối với một người thì người
nhận biết. Đức tin là nhận biết một
Đấng. Đức tin giống như tia chớp
nơi một người chồng đang chờ đợi
một người vợ tương lai mà anh ta đã yêu
thương. Và rồi, giữa đám đông, anh đã
nhận ra người anh thương yêu, chỉ có mình nàng
thôi. Đấng mà đức tin nhận biết là
Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, và chỉ mình Ngài thôi.
Chúng ta tin Chúa
Giêsu, chúng ta nhận biết Chúa rồi, chúng ta phải làm
gì? Chúng ta phải sống niềm tin đó. Sống
niềm tin có nghĩa là chúng ta phải thể hiện
niềm tin ấy trong đời sống. Đó là cách
thẩm định đức tin của chúng ta. Bất
cứ du khách nào sau một lần viếng thăm
nước Mỹ, cũng đều có thể rút ra
một bài học. Dù muốn dù không, du khách nào cũng
phải thán phục tinh thần làm việc và óc thực
dụng của người Mỹ. Người Mỹ không
áp dụng chính sách hay một phát minh mới như một
đồ trang sức, mà ngược lại, họ tìm cách
ứng dụng vào đời sống thực tế.
Người
Kitô hữu có thể nhìn vào đó để làm bài học
cho đức tin của mình. Chúng ta có ứng dụng
đức tin vào đời sống hằng ngày không? Chúng
ta tin Thiên Chúa là Đấng quan phòng và là Cha nhân từ.
Niềm tin ấy có được thể hiện bằng
một cuộc sống tin tưởng, lạc quan, phó thác,
hân hoan, ngay cả khi gặp gian nan thử thách không? Chúng ta
là tín hữu của Đấng đã sống và đã
chết cho tha nhân, và là Đấng dạy chúng ta phải
sống yêu thương, bác ái với mọi người.
Niềm tin ấy có được thể hiện bằng
những việc làm cụ thể của yêu thương,
quảng đại, quên mình, tha thứ với mọi
người không? Chúng ta tin có một cuộc sống mai
hậu, vĩnh cửu, bất diệt. Niềm tin ấy
có được thể hiện bằng những hy sinh
phấn đấu không?
Đức tin
của chúng ta chỉ đáng tin cậy, chỉ có giá
trị khi được thể hiện bằng những
việc làm cụ thể. Giống như cái đèn
được đốt lên, cần đặt ở
chỗ cao để soi sáng cho mọi người, thì
đức tin của chúng ta cũng cần phải được
thắp lên chiếu sáng cho mọi người. Nó cần
phải được đốt lên một cách liên
tục trong cuộc sống hằng ngày.
Cuộc
sống mỗi ngày với những độc điệu,
phiền toái và thử thách của nó, chính là nơi
để chúng ta sống một cách cụ thể niềm
tin của chúng ta. Những mối tương quan hằng
ngày với những người chung quanh chính là môi
trường để chúng ta diễn đạt niềm
tin của chúng ta. Xin Chúa cho cả cuộc sống của
chúng ta trở thành chứng tích của tình yêu Chúa
đối với mọi người. Và xin cho tất
cả những ai gặp gỡ chúng ta đều có thể
nhận ra được tình yêu của Chúa.
|