Một sự thăng cấp lạ lùng – Achille Degeest.
(Trích trong
‘Lương Thực
Ngày Chúa Nhật’)
Cảnh tượng
thuật lại
ở đây diễn
tả ơn Chúa Thánh Thần
mà Chúa Kitô
ban cho các môn đệ khi Ngài chưa
lên cùng Cha Ngài. Ơn Chúa
Thánh Thần mà Chúa Kitô
ban cho các môn đệ khi Ngài chưa
lên cùng Cha Ngài. Ơn Chúa
Thánh Thần có mục đích
làm cho hàng
giáo phẩm nên môi giới
trong việc tha thứ tội
lỗi và ban phát Chúa Thánh
Thần. Đoạn
Tin Mừng này là một trong
những đoạn
đánh dấu sự chuyển tiếp giữa thời kỳ Chúa Kitô trong
những ngày còn trong thể
xác và thời
kỳ Giáo Hội tức là thời kỳ
Chúa Kitô theo Thần Linh. Đoạn này loan báo những
liên hệ mới nối kết con người với Thiên Chúa. Giáo Hội
ngày nay đang sống trong một sự hiện diện của Chúa Kitô khác với
sự hiện diện của những ngày kế tiếp Chúa sống lại, nhưng là một sự
hiện diện thể hiện lời hứa không để các môn đệ
mồ côi. Đâu là những liên hệ hiện
nay của người
Kitô hữu với Chúa Kitô, với Chúa Cha và với
Chúa Thánh Thần.
1) Với
Chúa Kitô. Chúa Kitô
trong giai đoạn lịch sử của Ngài trong sự
chết sống lại và vinh
hiển, là đối tượng của đức tin.
Chúng ta tin Chúa Giêsu Kitô
là Đấng thực hiện sự hiện diện của Thiên Chúa giữa
chúng ta và nơi chúng
ta. Thiên Chúa là Đấng
cao xa đã
nhờ Chúa Kitô, trở thành một sự hiện diện gần gũi với
con người. Niềm xác
tín mạnh mẽ rằng Chúa Kitô sống
lại và hằng sống vẫn hiện diện với chúng ta ngày
hôm nay, là một ơn huệ kỳ diệu của Phục Sinh. Việc Chúa sống lại không làm cho
Ngài hiện diện cách thể lý như
khi còn ở Galilêa, nhưng nó tạo điều
kiện cho một sự kết hợp mới, về thiêng liêng thâm
sâu hơn với Ngài nhờ đức tin và các bí
tích. Hơn nữa, Chúa
Kitô hoạt động trong chúng ta và
qua chúng ta.
2) Với
Chúa Cha. Xuyên qua hành động tin kính Chúa Kitô,
chúng ta đến được
với Chúa Cha. Nhìn ngắm Chúa Kitô trong
một cái nhìn đức tin, tức là nhìn
thấy Chúa Cha. Ngược
lại, Chúa Cha khi nhận ra chúng ta
là môn đệ
Chúa Con, sẽ có một cái
nhìn trìu mến mà Ngài
hằng có đối với Chúa Giêsu. Lời nguyện cầu của chúng ta với
tư cách là môn đệ
Chúa Giêsu bắt gặp sự lắng nghe mà Chúa
Cha luôn có đối với Chúa Con; lời cầu nguyện này luôn được
chấp nhận. Hơn nữa toàn thể môn đệ
họp thành Giáo Hội hôm nay, làm được
những công việc mà Chúa
Giêsu đã làm trong quãng
đời ngắn ngủi của Ngài ở trần gian. Việc Phúc Âm hoá thế giới
là một thí dụ. Trên tất cả mọi sự, nhờ ơn cứu độ, chúng ta được nên con của Thiên Chúa trong
Chúa Con. Trở nên con cái Thiên
Chúa: ôi, một sự thăng cấp kỳ diệu!
3) Với
Chúa Thánh Thần. Chính Chúa
Thánh Thần khơi dậy trong chúng ta
những cơ cấu nội tâm làm phát
sinh những hành động đức tin. Chính Ngài tạo
ra trong chúng ta một
tương quan mới liên kết chúng ta với Thiên
Chúa. Ngài sáng soi, khuyên
nhủ và củng cố chúng ta. Cần
nhấn mạnh điều mà thánh Gioan nói
về Thần Linh mà Chúa
Giêsu ban cho các môn đệ.
Các môn đệ ngày nay tức là Hàng giáo
phẩm. Ngày nay, chúng
ta đang chứng kiến một sự phản kháng chống đối Hàng giáo phẩm
nhân danh cái mà người
ta có thể
tóm tắt bằng từ ngữ dễ chịu là “tiếng nói tiên tri”. Những tác phẩm mới đây đã chứng tỏ rằng có một thứ
tiên tri sai lầm, tách lìa khỏi Hàng giáo phẩm
hay đối nghịch
bằng một sự đối nghịch tự căn bản đối với giáo quyền, vùng vẫy trong những xung đột mâu thuẫn và chắc chắn
không thể xuất phát từ Chúa Thánh
Thần được.
Thế thì do thần linh nào đây? Hãy
coi, một tiên tri như thánh Phanxicô thành Assisi ngày xưa và nhiều
vị Tông đồ lớn ngày nay, họ luôn tỏ ra
rất lưu tâm đến việc hiệp thông với Phêrô và các
môn đệ. Có lẽ thái độ
của họ bắt nguồn từ cái họ
không coi tình cảm cá nhân mình
là cái gì
tuyệt đối.
Thật quá dễ mà chụp
mũ từ ngữ Thần linh vào những
“tiếng kêu la” của một thứ nhạy cảm độc địa hoặc những lời sấm của một thứ kiêu ngạo vô thức. Nhưng ai có được
bảo đảm sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần
nếu không phải là Phêrô
và các Tông
đồ.
|