Hòa bình
Con người thuở ban
sơ thật tốt lành, sống chan hoà tình thương
trong cảnh địa đàng. Cùng làm cùng ăn và cùng
chung nhau mọi sự. Một
cảnh sống hạnh phúc và thanh bình. Nhưng
Sách Thánh đã ghi lại biết bao nhiêu sự tích phản
ảnh cho những sự kiện đã phá vỡ rất
sớm cái cảnh hoà bình yên vui đó.
Tội lỗi đã đột
nhập vào cuộc sống, khi con người bắt
đầu có của riêng, với nghề nghiệp riêng,
quyền lợi riêng, đã gây ra những mâu thuẫn
đối kháng. Ai ngờ anh em ruột thịt như
Cain và Abel, đã đi tới chỗ thanh toán nhau, anh
giết em rồi phủi tay như không
có một chút trách nhiệm nào. Anh làm nghề
trồng trọt, em làm nghề chăn nuôi, đồng
cỏ và ruộng vườn đã trở thành đối
tượng tranh chấp quyền lợi khi nó trở thành
đồng riêng và ruộng riêng. Abraham và
Lót là chú cháu. Nhưng đàn súc vật
của chú không còn là của cháu và giếng nước càng
phải nên của riêng, chú cháu tranh chấp rồi chia
rẽ, mỗi người phải đi về một
hướng, mâu thuẫn nhau như đông với tây.
Tiếp đến là cảnh
người được làm chủ nhân, kẻ phải
làm đầy tớ, cũng đã khiến hai anh em Isaac và
Ismael cùng cha khác mẹ, trở thành kẻ thù truyền
kiếp. Địa đàng không còn, hoà
bình đã tan vỡ, đang khi nó vẫn là đòi hỏi mãi
mãi bức thiết của một nhân loại cần
được sống hạnh phúc. Sách thánh có thể
được coi như mặt trái của lịch sử
đòi hoà bình trên nền tảng không thể thiếu
của công bình xã hội, theo những
đòi hỏi của một niềm tin vào Thiên Chúa.
Lịch sử đã chỉ rõ cho thấy
từ bao thế hệ niềm tin mà không tổ chức
thành hành động xã hội thì không thể giải
quyết được vấn đề xã hội nào,
kể cả hoà bình: hoà bình giữa người với người,
hoà bình giữa dân tộc này với dân tộc khác, hoà bình
trên khắp mặt địa cầu. Bởi
vì bao lâu còn bất công, thì bấy lâu sẽ còn tồn
tại những bất bình. Muốn xoá
bỏ bất công, muốn chấm dứt bất bình, thì
phải có những hành động xã hội. Phải
chăng các tín hữu đầu tiên đã hiểu ra bài
học kinh nghiệm này của lịch sử dân Chúa,
hiểu ra được ý nghĩa thiết thực
của sứ điệp Tin Mừng, để tổ
chức một nếp sống mới. Từ
sau cái chết của Chúa Giêsu, một cộng đồng
tín hữu mới xuất hiện như dấu chỉ
của ơn phục sinh, như hoa trái đầu mùa
của ơn cứu rỗi. Họ không lập ra
những nghi thức mới, những đền thờ
mới, nhưng họ tổ chức một nếp
sống xã hội mới, phỏng theo
tinh thần của Đức Kitô: bỏ mọi sự làm
của chung, rồi phân phối theo nhu cầu, không ai
phải thiếu thốn bên cạnh sự giàu có của
kẻ khác. Do đó mà giữa họ có được
một cảnh sống đoàn kết yêu thương và hoà
bình chan chứa.
|