Củng cố
đức tin.
Có một chi tiết đặc biệt liên
quan tới đoạn Phúc Âm vừa nghe, đó là cùng
một đoạn Phúc Âm này đã được chọn
để dùng cho Chúa Nhật thứ hai phục sinh cho ba
năm liền A, B, và C, nghĩa là năm nào vào Chúa Nhật
thứ hai phục sinh, chúng ta cũng đều
đọc, nghe đoạn Phúc Âm này. Chi
tiết này nói lên tầm quan trọng và ý nghĩa phong phú
trong Mùa Phục Sinh. Chúa Giêsu Phục Sinh
là trung tâm và là nguồn năng lực tái tạo cộng
đoàn những đồ đệ của Chúa.
Ngay từ khởi đầu đoạn Phúc
Âm, chúng ta được nhắc lại việc Chúa Giêsu
hiện ra cho các tông đồ nhưng lại vắng
mặt Tôma, và trong lần hiện ra này, Chúa đã ban cho các
tông đồ sự bình an: "Bình an cho
các con". Sự bình an này làm cho các tông
đồ thực sự được vui mừng. Các tông
đồ được vui vì thấy Chúa, rồi Chúa trao
ban cho các tông đồ Chúa Thánh Thần, quyền năng tha
tội và sai các ông ra đi làm chứng cho Chúa. Các tông
đồ có thể nói được trong giai đoạn
này - trong phần thứ nhất của đoạn Phúc Âm
hôm nay - đã tin phần nào và đã chia sẻ cho Tôma:
"Chúng tôi đã xem thấy Chúa", nhưng Tôma không tin và
đòi kiểm chứng một cách cụ thể. Có thể nói, đây là giai đoạn thứ hai
của cộng đoàn. Thái độ cứng lòng tin
của Tôma đã gây chia rẽ hay làm yếu kém đi
sức mạnh làm chứng của cộng đoàn cho Chúa Phục
Sinh. Một cộng đoàn chia rẽ như
vậy thì chắc chắn không thể nào có sự bình an,
không thể nào có niềm vui để làm chứng cho Chúa
Phục Sinh.
Cộng đoàn Kitô chúng ta ngày hôm nay là một
cộng đoàn của những người tin Chúa Phục
Sinh đã qui tụ lại. Chắc chắn Chúa Phục Sinh
hiện diện ở giữa chúng ta, Ngài là trung tâm liên
kết và nâng đỡ sự hiệp nhất của
cộng đoàn chúng ta, Ngài là nguồn mạch của
sự bình an và niềm vui của
cộng đoàn chúng ta. Chúa Phục Sinh ban cho cộng
đoàn các đồ đệ đầu tiên sự bình an,
Chúa Thánh Thần và sức mạnh làm chứng cho Chúa. Đó là một cộng đoàn lý tưởng cho
tất cả mọi cộng đoàn Kitô khác rải rác
khắp nơi trên thế giới, qua muôn thế hệ.
Đó là một cộng đoàn lý tưởng, trong đó
niềm vui và sự bình an đã thay
thế cho sự u buồn thất vọng: thấy Chúa các
tông đồ đều vui mừng. Và niềm vui, sự
bình an này luôn luôn là dấu chỉ cho
sự hiện diện của Chúa. Nhưng vì
là những con người cụ thể, như chúng ta
đây, mỗi người đều có những giới
hạn của mình và cộng đoàn của chúng ta, cộng
đoàn của các môn đệ Chúa chắc chắn phải
trải qua những thử thách, những trở ngại.
Sự vắng
mặt, sự cứng lòng tin của Tôma, thái độ
của Tôma, tất cả những điều đó đã
góp phần hay ảnh hưởng trên sự hiệp
nhất của cộng đoàn. Sự vắng mặt của chúng ta,
sự cứng lòng tin của mỗi người chúng ta hay
thái độ của chúng ta đối với Chúa Giêsu
cũng như đối với anh chị em, thái
độ đó cũng có ảnh hưởng trên sự hiệp
nhất của cộng đoàn. Chúa Giêsu đã đáp
lại khuyết điểm này của cộng đoàn các
tông đồ để mang lại niềm vui và sự bình
an, để trao ban sứ mạng qua việc Chúa đáp
lại đòi hỏi của Tôma để biến
đổi ông, và Tôma đã tin và tuyên xưng: "Lạy
Chúa tôi, Lạy Chúa Trời tôi, Lạy Chúa và là Chúa Trời
con". Và Chúa Giêsu dường như muốn cho các môn
đệ của Ngài từ đó không nên thách thức
như Tôma nữa: "Phúc cho những ai không thấy mà
tin".
Cộng đoàn chúng
ta hôm nay cần thực hiện lý tưởng của
cộng đoàn Kitô tiên khởi của các đồ
đệ. Hãy để cho Chúa Giêsu Phục Sinh qui
tụ chúng ta lại trong tình yêu của Người, hãy
đón nhận sự bình an của Chúa trong niềm vui
nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần để làm
chứng một cách xứng đáng cho Chúa. Nhưng
như vừa nói chúng ta đây là những con người có
giới hạn và Chúa Phục Sinh cũng đã hiểu
như thế nên Ngài đã thiết lập và để
lại cho chúng ta một phương thế để tái
tạo sự hiệp nhất của cộng đoàn,
để gìn giữ cộng đoàn được luôn
hiệp nhất với Chúa và giữa mọi người
với nhau, phương thế đó là bí tích Hòa Giải:
"Các con tha tội cho ai thì trên trời cũng tha; các con
cầm tội ai thì trên trời cũng cầm lại".
Không có phương pháp nhân loại nào khác có
sức phục hồi và củng cố sự hiệp
nhất cộng đoàn các môn đệ Chúa cho bằng
phương thế siêu nhiên mà Chúa Giêsu đã thiết lập
và muốn cho các tông đồ sử dụng, và chúng ta
biết rất rõ phương thế đó là phương
thế nào. Đó là sự tha thứ bí tích, và
đó cũng là bí tích của sự tha thứ. Dĩ
nhiên, để lãnh nhận bí tích tha thứ của Chúa
để chúng ta được tha thứ và tha thứ cho
nhau, để xây dựng lại sự hiệp nhất
cộng đoàn các môn đệ Chúa, để làm cho
cộng đoàn chúng ta có thể chu toàn sứ mệnh Chúa
đã trao phó "Hãy làm chứng cho Thầy", thì mỗi
người chúng ta cần hành động như Tôma,
cần kiểm điểm lại đức tin của
mình và loại bỏ đi những gì không phù hợp
với đức tin trong nếp sống của chúng ta,
để có thể khiêm tốn tuyên xưng mỗi ngày,
mỗi giây phút: "Lạy Chúa, Lạy Chúa Trời con,
Lạy Chúa, con tin Chúa là Thiên Chúa và Đấng Cứu
Độ của con." Cần phải canh
tân đức tin hàng ngày để đức tin của
chúng ta được củng cố thêm mãi, để chúng
ta có được sự bình an, niềm vui và sức
mạnh làm chứng cho Chúa mọi nơi, mọi lúc.
Xin Chúa giúp mỗi người chúng ta canh tân
đức tin và củng cố đức tin.
|