Bình an – Lm. Giuse Trần
Việt Hùng
Chứng kiến cảnh mồ
trống, thánh Gioan đã thấy và đã tin. Gioan cùng với Đức Maria và một số
Tông đồ tiếp tục họp nhau cầu nguyện.
Sau khi Chúa Giêsu chết, lúc còn tranh tối tranh sáng, những
người đi theo Chúa tản mát, tâm
trạng mỗi người phản ứng một cách khác
nhau. Có người bỏ về quê, có người muốn
quay lại nghề cũ, có người rơi vào sự
hoài nghi và có những vị nhiệt thành tín trung và âm
thầm dõi theo. Khi sống
lại, Chúa Giêsu không còn bị giới hạn bởi không
gian và thời gian. Ngài có thể hiện
diện với bất cứ ai và bất cứ nơi
đâu mà Ngài muốn. Ngài cũng hiện diện
dưới nhiều hình thức khác nhau, khi thì giống
như người làm vườn, lúc thì giống như
khách bộ hành, khi thì giống người chài lưới
và có lúc là hình ảnh Chúa với chân tay còn dấu tích. Hôm nay Chúa đến với các Tông đồ
một cách rất bất ngờ, vì cửa còn đóng kín.
Chúa chúc bình an cho các ông và Chúa chứng thực chính mình:
Người cho các ông xem tay và cạnh
sườn Người. Bấy giờ các môn
đệ vui mừng vì được thấy Chúa (Ga 20,
20). Niềm vui vỡ òa hân hoan, các Tông
đồ được gặp lại Thầy của
mình trong sự sống vinh quang.
Chi tiết câu truyện của ông Tôma giúp
chúng ta hiểu rõ hơn và tin hơn. Tuy Tôma có
thái độ hoài nghi, nhưng ông rất thực nghiệm.
Sự đòi hỏi của Tôma, đôi khi
cũng là sự đòi hỏi của mỗi người
chúng ta. Tôma muốn được
diện kiến, được đụng chạm và
sờ mó vào các vết thương của Chúa. Chúa
thấu tỏ lòng tin của Tôma, Chúa cho ông được
toại nguyện: Đoạn Chúa với Tôma: “Hãy xỏ
ngón tay con vào đây và hãy xem tay Thầy,
hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn
Thầy; chớ cứng lòng nhưng hãy tin (Ga 20, 27). Hiện diện trước mắt các Tông
đồ, Tôma đã tuyên xưng niềm tin vào Chúa Kito
Phục Sinh. Chúa Giêsu chúc phúc cho những
ai không thấy mà tin. Qua các sự kiện đã
xảy ra với các Tông đồ, Chúa Phục Sinh đã
củng cố lòng tin của các ông bằng nhiều cách. Các ông đã từ từ xác tín niềm tin và
bắt đầu xả thân để làm chứng nhân cho
Chúa Kitô sống lại.
Các Tông đồ bắt tay
thực hành ngay sứ mệnh được trao phó,
khởi đầu là qui tụ các tín hữu, tụ họp
các gia đình và gầy dựng các nhóm nhỏ cầu
nguyện, nâng đỡ nhau và làm nghi thức bẻ bánh. Nghi thức Bẻ bánh là trọng tâm, mang một ý
nghĩa rất quan trọng. Các Tông đồ nhớ
lời Thầy: Các con hãy làm việc này mà nhớ
đến Thầy. Ngay từ buổi sơ
khai, Giáo Hội đã hình thành qua những nhóm nhỏ thông
hiệp trong tình liên đới: Khi ấy, các anh em bền
bỉ tham dự những buổi giáo lý của các Tông
đồ, việc thông hiệp huynh đệ, việc
bẻ bánh và cầu nguyện (Tđcv 2, 42). Các tín hữu
sơ khai hoàn toàn được tự do chọn lựa
sống theo giáo lý mới và tin vào Chúa
Giêsu Kitô. Các nhóm nhỏ tiên khởi là
rường cột thông truyền các lời giảng
dậy của Chúa và của các Tông đồ. Họ
là những nhân chứng sống động mắt
thấy, tai nghe và chứng kiến các
biến cố đã xảy ra trong đời. Họ đã thấy và đã tin.
Các Kitô hữu thời sơ khai
đã phải đối diện với sự thay
đổi cuộc sống về các truyền thống và
việc tôn thờ. Họ từ từ
tách ra khỏi cách thế hành đạo của Do-thái Giáo.
Giáo hội tiên khởi xây dựng một
tổ chức riêng thờ phượng Thiên Chúa trong ngày
Thứ Nhất trong tuần. Ngày Chúa Kitô
Phục Sinh từ cõi chết. Họ đồng tâm
hiệp ý trong đức tin, đức cậy và
đức mến: Hằng ngày họ hợp nhất
một lòng một ý cùng nhau ở trong đền thờ,
bẻ bánh ở nhà, họ dùng bữa cách vui vẻ
đơn sơ (Tđcv 2, 46). Chúa Giêsu đã nói với
Phêrô: Con là đá, trên đá này, Thầy sẽ xây Hội
Thánh của Thầy. Sau khi sống lại từ cõi
chết, Chúa Kitô đã thổi hơi trao quyền cầm
giữ và tháo cởi cho các Tông đồ để các ngài
xây dựng và cai quản Hội Thánh. Các
ngài đã ra đi làm nhân chứng rao truyền Tin mừng và
tìm kiếm các con chiên lạc Israel
để qui về một mối.
Với lòng thương xót vô
bờ, Chúa Giêsu cư xử rất nhẹ nhàng và cảm
thông sự yếu đuối và chậm chạp của các
Tông đồ. Chúa đã chọn gọi
họ trong khả năng và tính khí riêng biệt. Chúa Giêsu kiên nhẫn dẫn dắt các Tông
đồ từng bước đi vào sứ mạng
mới. Chúa loan báo trước với các Tông
đồ là sẽ phải đối diện với
nhiều sự gian nan, khốn khó,
bắt bớ và tù đầy. Muốn làm môn đệ
của Chúa là vác thánh giá hằng ngày mà đi theo
Chúa. Cánh đồng lúa chín thì nhiều và sứ mạng
truyền giáo thì bao la, các tông đồ đã can đảm
dấn thân ra đi như chiên vào giữa bầy sói. Từng vị, từng vị đã lần
lượt hiến thân mình đổ máu đào để
làm chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh. Cái
chết của các ngài là hạt giống sinh mầm
đức tin.
Tất cả sứ mệnh rao
giảng đều qui về Chúa Kitô Phục Sinh.
Nhờ Đức Giêsu Kitô, chúng ta tôn thờ Thiên Chúa Cha:
Chúc tụng Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, vì
lòng từ bi cao cả, nhờ việc Đức Giêsu Kitô
từ cõi chết sống lại. Người
đã tái sinh chúng ta để chúng ta hy vọng
được sống (1Petr 1, 3). Qua Bí tích Rửa
Tội, chúng ta được tái sinh làm con cái Chúa trong
niềm hy vọng cuộc sống đời đời. Chúa Kitô sống lại vinh hiển đã mở
cửa nước trời cho những ai đặt
niềm tin tưởng nơi Ngài. Chúa
Nhật thứ hai mùa Phục Sinh, đặc biệt dành
để kính nhớ Lòng Thương Xót của Chúa Giêsu.
Chúa rất giầu lòng từ bi thương
xót với mọi kẻ khốn cùng, tội lỗi và xa
lạc muốn trở về. Vì Chúa đến là
để kêu gọi và chữa lành những tâm hồn
bị đau thương và dập nát tâm can.
Truyện kể:
Một người đàn ông đang đi thăm viếng
Đất Thánh. Vào một đêm nọ, ông một mình vào
trong vườn Gethsemani. Đêm tối rất đẹp,
bầu trời đầy trăng sao tinh tú và khung cảnh
thật thanh tịnh. Suy gẫm về cơn hấp
hối của Chúa trong vườn Cây Dầu, ông cảm
thấy bị xúc động mạnh và bắt đầu
khóc. Ông quỳ gối xuống và cầu nguyện: Lậy
Chúa, xin đừng để con bao giờ phạm tội
phản nghịch cùng Chúa nữa. Lắng nghe một
giọng nói từ đáy lòng: Hỡi con, con xin Cha
đừng bao giờ để con phạm tội nữa.
Nếu Cha ban điều con xin đó cho tất cả các
con cái của Cha, làm thế nào Cha có thể tỏ bày lòng
thương xót của Cha cho chúng sinh?
Lòng Chúa Xót Thương là cửa ngõ dẫn
đưa chúng ta vào vòng tay yêu
thương tha thứ. Chúa Giêsu dậy chúng ta
hãy thương xót, thì sẽ được xót
thương. Trái tim thương xót
là không kết án, nhưng tha thứ và quên lãng lỗi
lầm, bởi vì Chúa đã tha thứ và quên đi tội
lỗi của chúng ta. Chúng ta đều là
tội nhân. Trong Kinh Lạy Cha, chúng ta cầu
nguyện rằng xin Cha tha nợ cho chúng con, như chúng con
cũng tha kẻ có nợ chúng con. Nếu chúng
ta không tha cho anh chị em, chúng ta bị tách ra khỏi
cuộc chơi (out of the game). Sự tha thứ cần
đến lòng khoan dung độ lượng và trái tim nhân hậu. Sự khiêm
tốn chân thật sẽ giúp chúng ta nhận biết thân
phận yếu đuối và tội lỗi của mình
để nài xin lòng Chúa xót thương.
Trong thơ, thánh Phêrô khuyến
khích các tín hữu đặt niềm tin vào Chúa Kitô Phục
Sinh. Phúc cho ai không thấy mà tin: Anh em yêu mến Ngài, dù
không thấy Ngài, và anh em tin Ngài, dù bây giờ anh em cũng
không thấy Ngài bởi anh em tin, anh em sẽ
được vui mừng vinh quang khôn tả (1Petr 1, 8). Các Tông đồ ra đi rao giảng Tin mừng với
hành trang là niềm phó thác cậy trông và uy quyền chữa
lành mọi bệnh họan tật nguyền. Trong khi đi giảng đạo, người ta
xin thánh Phêrô bố thí, Phêrô chẳng có qùa bánh gì để
cho họ, nhưng với danh nghĩa Đức Kitô
sống lại, ngài đã truyền cho nhiều
người được ơn khỏi bệnh.
Lạy Chúa, Chúa
giầu lòng thương xót nhưng chậm bất bình. Xin
Chúa xót thương chúng con là những kẻ tội lỗi
đang dõi đường tìm về bên Chúa. Xin cho niềm
vui của Chúa Kitô Phục Sinh tràn đổ sự bình an trong tâm hồn chúng con. Alleluia!
|