MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Sống Quyện Trong Nỗi Chết (suy Niệm Của Lm Nguyễn Khoa Toàn)
Thứ Ba, Ngày 18 tháng 4-2017
Sng quyn trong ni chết

(Suy niệm của Lm Nguyễn Khoa Toàn)

Tôi yêu vô cùng sáng sớm Thứ Bảy Tuần Thánh. Không gian tĩnh mịch, im lìm. Ngoài đường vắng tiếng xe qua. Vạn vật, muôn người như đang thiếp ngủ. Không! Vạn vật, muôn người cơ hồ như đang chết…

Giữa ngày Thứ Sáu Tuần Thánh và Chúa Nhật Phục Sinh là khoảng thời gian mà, theo lời của Gregory Đại Đế, Chúa đã “bị dìm sâu tại một nơi sâu thẳm nhất”. Chúa chết rồi! Chết thật rồi! Không còn gì nữa… Chẳng còn gì nữa…Đau đớn! Cô đơn! Nhục nhã! Ê che …

Nhưng nếu chúng ta hối hả mong cho mau đến lễ Vọng Phục Sinh, xem cái chết của Người vô nghĩa và chỉ hướng lòng về sự sống lại thôi, chúng ta, theo thần học gia người Úc Tony Kelly, đã quên đi ý nghĩa tuyệt đối của mầu nhiệm cứu chuộc. Thà là đừng hát Alleluia! Thà là để bàn thờ, nhà tạm tang thương trơn trống, hơn là hấp tấp vội vàng và không đoái hoài chiêm nghiệm đến cái chết tức tưởi đau thương của Đức Kitô trên cây thập giá.

Vì nếu không thể cùng chết với Đức Kitô, chúng ta không thể cùng sống lại với Người. Nếu không nếm khổ đau -trốn chạy khổ đau- niềm vui Phục Sinh cơ hồ như đã mất nhiều phần ý nghĩa. Như Sharktacos đã suy tư:” Chỉ nhờ vào thánh giá mà tôi tìm đuợc hy vọng trong thế giới này. Khi Chúa Giêsu kéo lê thánh giá giữa bùn nhơ và nước bọt, Người đã minh chứng rằng Thiên Chúa đã trọn vẹn hiểu đuợc thực tế cuộc đời: những chồng chất oan khiên, những triền miên thống khổ, những khóc than không thành tiếng…”

Trong khổ đau, con người được lớn lên bội phần. Không nếm khổ đau thì không còn nhiều nước mắt. Không nếm khổ đau thì không thể yêu thương…

Và vì thế, hãy mạnh dạn bắt đầu niềm vui Phục Sinh với Tuần Thánh- tuần quan trọng nhất trong niên lịch Phụng Vu. Những giây phút cuối đời của Con Thiên Chúa được thuật lại thật chi li chi tiết trong bài Thương Khó. Và chúng ta đã nhớ đuợc những gì?

Có thể chúng ta đã không thể nhớ gì nhưng có hai chữ và cụm chữ mà chúng ta không thể đọc lướt và nghe thoáng qua là “Hosanna” (Thánh) và “Eli, Eli, lema sabachthani” (Lạy Chúa, lạy Chúa, sao Chúa bỏ con).

Chưa một ai trong lịch sử cổ kim mà cuộc đời “lên voi xuống chó” như cuộc đời Chúa Giêsu. Mới hôm qua đây, mọi người dân thành Giêrusalem còn cầm cành lá ôliu tung hô: Thánh! Thánh! Thánh! Vạn tuế Con Vua Đavít, mà hôm nay Nguời lại cô thân, đơn chiếc trần truồng nhục nhã phơi thân trên thập tự giá. Không một ai chung quanh ủi an, cả đến những môn đệ Người thương yêu thân tín. Không một ai, ngoại trừ hai tên trộm vô danh…

Nhưng như Nguyễn Công Trứ ngày xưa lúc làm quan không cảm thấy vinh và lúc xuống lính trơn không thấy nhục, cuộc sống chúng ta cũng phải như thế. Khi công danh vinh quang ngập trời; khi hạnh phúc tràn đầy; khi vật chất thừa dư: hãy khiêm cung và đừng kênh kiệu. Và khi bất hạnh và những bão tố cuộc đời bủa vây ập đến, hãy thở dài như Chúa đã thở dài -không phải một lần mà những đến hai lần. Nhưng đừng theo ý mình mà hãy một lòng vâng theo ý Chúa.

Rồi ai trong chúng ta mà đã không một lần qụy gối? Ai trong chúng ta mà đã không một lần lạc lối đường về? Như Phêrô chối Thầy mình. Và chìm đắm ngủ say không thể thức và cầu nguyện với Người trước giờ chung cuộc.

Nhưng có cái gì đó trong Phêrô lớn hơn, đáng nói hơn là tội chối Thầy mình. Đó là sự thống hối. Đó là sau lần qụy ngã lịch sử kia, biết can đảm đứng lên hối lỗi quay về. Thật dễ dàng đồng hoá với Phêrô khi chúng ta không thể thức và cầu nguyện cùng Thầy Chí Thánh. Thật dễ cảm thông với Phêrô khi chúng ta chối bỏ Người. Nhưng khó một ai có thể thẩm thấu đuợc sự thay đổi tận gốc rể trong con người Phêrô. Phêrô chối Chúa và Phêrô khóc lóc thảm thiết ăn năn là hai con người hoàn toàn khác biệt. Gà vừa gáy xong, con nguời củ Phêrô đã lột xác, mất và tan biến đi để trở thành con người mới.

Một trong những cảnh thương tâm và có ý nghĩa nhất trong phim “The Passion of Christ”, là cảnh Giuđa treo cổ tự vận và Phêrô khóc lóc thảm thiết. Một người bán Chúa; một người chối Thầy mình. Nhưng cả hai đã phản ứng hoàn toàn trái ngược nhau: Giuđa quẫn trí điên rồ quên đi rằng mình vẫn còn là con cái Chúa, tìm cái chết thảm thương vô nghĩa. Phêrô quay về, chọn Đường, Sự Thật và Sự Sống.

Hoặc như người con hoang đàng. F.W. Norwood đã viết rằng: “Thảm kịch lớn nhất trong đời sống là mất Chúa và không còn nhớ đến Người nữa.” Ở nơi xa thật xa ấy, anh ta đã sống gần như mất Chúa. Nhưng điều cốt lỏi là anh vẫn không quên Người. Anh vẫn hiểu rằng tội lỗi anh, dẫu cho nhiều thật nhiều như trăng-sao-cát-biển, vẫn không thể nào so sánh đươc vơi tình thương vô bến bờ của Thiên Chúa.

Henri Nouwen viết là “một trong những thử thách lớn nhất của đời sống tâm linh là biết nhận sự thứ tha của Chúa.” Nhiều khi phải lên núi cao mới có thể thấy trăng sao, hoa lá. Nhiều khi phải vào rừng già mới có thể nghe được tiếng chim ca. Nếu muốn thấy mùa xuân, thực sự thấy mùa xuân, chúng ta phải sống qua những mùa đông băng tuyết đã.

Và mùa xuân đã đến. Mùa Xuân Phục Sinh. Phục Sinh: hai tiếng nghe thật bình dị nhưng nhân loại, từ ngày Adong và Evà bất tuân lệnh Chúa, đã mong chờ từng phút từng giây. Phục Sinh: vạn vật ươm mầm sống mới. Phục Sinh: Chúa vinh thắng khải hoàn. Phục Sinh: bóng tối đã lùi xa và sự chết không còn muôn đời thống trị.

Chúa đã Phục Sinh! Vinh hiển Phục Sinh! Nhưng vấn đề là chúng ta đã sống tinh thần Phục Sinh. Nói một cách khác, liệu chúng ta đã sống, đã chuẩn bị tâm hồn cho Chúa Phục Sinh vào ngự trị? Hay bóng tối vẫn còn đầy? Và Thần Chết vẫn còn thống trị?

Như có một ông kia tính tình cau có mặt mày nhăn nhó lại thêm nghi ngờ vào mầu nhiệm Phục Sinh. Một đêm kia, ông nằm mơ gặp Chúa, liền hỏi: “Xin Chúa chứng tỏ cho mọi nguời thấy và hiểu việc Chúa sống lại?” Chúa liền đáp lại: “Làm sao ta có thể chừng minh Ta từ cỏi chết sống lại khi khuôn mặt con không phản chiếu ánh sáng và niềm vui Phục Sinh?”

Hay như Anthony de Mello, một linh mục dòng Tên người An Độ, nổi tiếng với nhiều sách chuyên khảo về tâm linh, kể câu chuyện về một con cá nhỏ đang tung tăng bơi lội.

Chợt nhiên, chú hỏi cá mẹ: “Mẹ ơi! Thế đại dương là đâu vậy Mẹ?” Cá mẹ trả lời đại dương là nơi mà chú đang tung tăng bơi lội. “Nhưng đây chỉ là ‘nước’thôi mà,” chú cá bé vùng vằng trả lời, rồi hối hả bơi đi nơi khác tìm kiếm đại dương.

Đôi khi chúng ta đã lãng phí qúa nhiều thời gian về một vài vấn nạn trong đời sống mà câu trả lời, phương thức giải quyết nằm ngay trước mặt chúng ta. Thậm chí, thường khi chúng ta nhìn sự vật nhưng lãng quên đi ý nghĩa đích thực của nó. Như chú cá nhỏ kia bơi đi tìm đại dương mà không thể hiểu rằng đại dương chính là khối nước nó đang bơi sống chung quanh.

Hay như Mai Đệ Liên -người đầu tiên (phụ nữ đầu tiên)- đến ngôi mộ trống nhưng không thể nào hiểu đựợc sự kiện lịch sử mà mình vừa đươc diễm phúc và vinh hạnh chứng kiến. Người thiếu phụ họ Mai đã run rẫy vì sợ hãi: “Người ta đã lấy xác Thầy ra khỏi mồ và tôi không biết xác Thầy để đâu?”

Nghe như thế, cả Phêrô và Gioan, một già một trẻ, chạy ngay đến ngôi mộ trống. Họ hiểu điều Mai Đệ Liên không thể hiểu; thấy được điều Mai Đệ Liên không tài nào thấy: Chúa đã sống lại từ cỏi chết ngay trong ngôi mồ trống…

Nói một cách khác, Mai Đệ Liên, Phêrô và Gioan cùng chứng kiến chung một sự kiện, nhưng cả ba phản ứng khá khác biêt nhau.

Cũng thế, hạnh phúc đời sống chúng ta tùy thuộc cách chúng ta nhìn sự việc. Như hai người lính già nhìn qua khung cửa bệnh viện. Một người chỉ thấy những bức tường trắng lạnh câm. Người kia lại nhìn thấy trăng sao hoa lá. Và còn nghe được cả tiếng chim ca.

Gioan và Phêrô cùng đi đến mồ. Gioan trẻ chạy nhanh hơn còn Phêrô già lập cập bước theo sau. Nhưng có một chi tiết rất quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua: Gioan chạy đến mồ trước, nhưng không vào trong mồ. Nhưng khi Phêrô lom khom đến, ông vào ngay trong.

Gioan trẻ, tượng trưng cho lý trí. Phêrô già, biểu hiện cho đức tin. Chúng ta cần lý trí để củng cố đức tin. Và đức tin để hướng dẫn lý trí. Đức tin và lý trí cần bổ khuyết cho nhau. Như đêm và ngày. Không thể sống đời sống công giáo chân chính bằng những tích lũy của một con người chậm tiến. Ngược lại, không thể sống đời sống văn minh có lý trí tư duy, nếu không có đức tin.

Thế hệ trẻ hôm nay có nhiều rất nhiều cơ hội học hỏi trãi rộng tầm nhìn. Nhưng như Gioan, họ ngập ngừng, ngại ngùng; thậm chí, ngờ vực. Trái lại, những thế hệ trước -lập cập như Phêrô, tuy không được học rộng hiểu nhiều, không thep kịp những kỷ thuật hiện đại tân tiến, nhưng những thế hệ này đã thấy đức tin. Và sống đức tin. Họ đã không một phút giây e ngại, chần chờ.

Họ đến. Họ thấy. Họ tin. Và họ sống.


 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Tình Yêu Gặp Bối Rối - William Barclay (4/19/2017)
Tình Yêu Dẫn Đến Đức Tin (trích Từ ‘suy Niệm Lời Chúa’ – Radio Veritas Asia) (4/19/2017)
Thực Tế Hay Huyền Thoại? – Jm. Lam Thy (4/19/2017)
Thiên Chúa Quan Phòng (4/19/2017)
Đôi Cánh Phục Sinh (4/19/2017)
Tin/Bài cùng ngày
Sứ Điệp Phục Sinh ----- (4/18/2017)
Rao Truyền Ơn Phục Sinh - Đtgm. Ngô Quang Kiệt (4/18/2017)
Ra Khỏi Mồ (4/18/2017)
Phục Sinh (2) (4/18/2017)
Phục Sinh (1) (4/18/2017)
Tin/Bài khác
Niềm Vui Thay Đổi Lòng Người ----- (4/17/2017)
Niềm Tin Vào Chúa Phục Sinh (suy Niệm Của Đtgm. Giuse Ngô Quang Kiệt) (4/17/2017)
Người Buồn Cảnh Có Vui Đâu Bao Giờ? (4/17/2017)
Ngôi Mộ Trống, Dấu Chỉ Phục Sinh (suy Niệm Của Lm. Nguyễn Hữu An) (4/17/2017)
Ngài Đã Sống Lại (4/17/2017)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768