Ra khỏi mồ
Biến cố Phục
Sinh của Chúa Giêsu đã xảy ra cách đây hơn 2000
năm rồi, và ngày nay có lẽ chúng ta cũng không thể
cảm nhận được nỗi niềm vui sướng
và hy vọng của các tông đồ ngày xưa khi nghe tin
Chúa Giêsu sống lại. Tuy vậy, trong ít phút ngắn ngủi
này, chúng ta thử làm sống lại một chút những tâm
tình của các tông đồ trong ngày Chúa Phục Sinh, để
thấy được sự kiện Phục Sinh của
Chúa Giêsu đã đem lại ý nghĩa nào cho cuộc đời
của các ông. Từ đó, chúng ta cũng hãy
để cho Chúa Phục sinh tác động làm cho cuộc sống
của chúng ta có một ý nghĩa. Hòa chung
niềm hy vọng với dân tộc mình, các tông đồ
cũng chờ mong một vị Cứu Tinh để giải
phóng dân tộc ra khỏi cảnh nô lệ ngoại bang. Trong niềm hy vọng ấy, Đức Giêsu
đã xuất hiện như một con người có thể
đáp lại những khát vọng mãnh liệt của các
ông. Chính vì thế mà các ông đã bỏ mọi sự
để theo Người, tin tưởng
hoàn toàn nơi Người, phó thác trọn cuộc đời
cho Người và chấp nhận mọi đòi hỏi của
Người. Thế nhưng, đáng buồn thay cho các ông
biết bao, khi mà vào một buổi tối ngày thứ 5, thần
tượng Giêsu của các ông đã bị bắt, bị
tra tấn, bị đánh đòn, bị lăng mạ và cuốci
cùng bị kết án tử hình, một cái chết đớn
đau và tủi nhục trên thập giá. Điều
đó làm các ông thất vọng biết là dường nào.
Thế là hết. Thầy
Giêsu đã chết, đã được chôn trong mồ
đá. Điều đó có nghĩa là những niềm
hy vọng, những hoài bão, những tin tưởng của
các ông cũng chết theo và cuộc đời
của các ông cũng bị chôn vùi trong những nấm mồ
của tuyệt vọng và sợ hãi. Hiểu ván đề
như thế chúng ta mới hiệu được rằng:
khi các phụ nữ báo tin cho ông Phêrô và ông Gioan về việc
Chúa sống lại thì quả thật đó là một nguồn
tin gân chấn động rất mạnh cho các ông. Thầy Giêsu đã sống lại cũng có
nghĩa là những ước mơ, những hy vọng của
các ông cũng được sống lại. Chính vì vậy mà cả ông Phêrô và ông Gioan đã vội
vã chạy ra mộ Chúa Giêsu như để kiểm nghiệm
nguồn tin mà các phụ nữ vừa loan báo. Khi tới mồ, các ông thấy mồ trống, chỉ
còn lại khăn liệm và khăn phủ đầu Chúa
Giêsu. Thánh Gioan đã viết về chính mình: “Ông thấy
và ông tin”. Rồi những ngày sau đó Chúa Giêsu đã hiện
ra với các tông đồ nhiều lần như để
củng cố niềm tin chắc chắn rằng: Thầy
Giêsu của mình đã sông lại thật thì niềm tin ấy
đã tạo nên một biến đổi triệt để
nơi các ông.
-
Trước đây các ông sợ hãi chạy
trốn các nhà cầm quyền đạo đời, thì nay
các ông hiên ngang ra vào công đường để rao giảng
về Đức Kitô Phục Sinh. Các ông can đảm chấp
nhận bắt bớ, chấp nhận đòn vọt và bao
nhiêu thử thách khác để làm chứng rằng Đức
Giêsu đã Phục Sinh.
-
Trước đây các ông là những
người nhỏ nhen, ham danh ham lợi, ghen tị với
nhau về chỗ ngồi trên dưới, thì nay các ông quên bản
thân mình để chỉ sống và chết cho Đấng
Phục Sinh, đồng thời cũng sống và chết
cho anh chị em mình.
Thế hệ của
chúng ta hôm nay không được diễm phúc để thấy
Chúa Phục Sinh như các tông đồ xưa, nhưng chúng
ta tin lời rao giảng của các Ngài vì các Ngài là những
chứng nhân trung thực bởi các Ngài đã dám hy sinh mạng
sống để làm chứng cho sự thật ấy. Tuy
nhiên, tin vào sự Phục Sinh không phải chỉ là chấp
nhận trong trí khôn một chân lý, một sự kiện
đã xảy ra trong lịch sử, nhưng còn là để
cho Chúa Phục Sinh biến đổi cuộc đời
mình, là để Người đưa mình ra khỏi những
nấm mồ ích kỷ, hận thù, gian tham, lọc lừa,
kiêu căng, tự mãn, ham mê sắc dục… Bao lâu chúng ta còn
cố tình sống trong những nấm mồ ấy thì bấy
lâu chúng ta chưa thật sự tin vào Chúa Phục Sinh. Và nếu thế thì lời tuyên xưng của
chúng ta về việc Chúa Phục Sinh chỉ là những lời
đâu môi chót lưỡi và chẳng đem lại lợi ích
nào cho đời sống của chúng ta.
Xin cho mầu nhiệm
Chúa Phục Sinh mà chúng ta kính nhớ hôm nay trở thành một
động lực đổi mới cuộc đời
chúng ta, để chúng ta đám sống, dám chết cho Chúa
và cho nhau.
|