Ngài đã sống lại
Theo Kinh Thánh, Chúa Giêsu phải
chỗi dậy từ cõi chết.
Anh chị em
thân mến,
Xin được kể một
câu chuyện: Một người đàn bà nhà quê đến
hôn chân Chúa Giêsu nằm trên Thánh giá. Một anh lính sô viết
đến hỏi bà: "Tại sao bà không đến hôn
chân vị lãnh tụ vĩ đại của
chúng ta, mà lại hôn chân một người chết trần
trụi như thế?" Bà trả lời: "Có chứ,
tôi sẽ hôn chân vị lãnh tụ, nếu ông ấy chịu
đóng đinh vì tôi..." Thật, đúng như lời
người đàn bà này nói: người Kitô hữu hôn chân
Chúa Giêsu, nghĩa là tin nơi Chúa, chính vì Chúa đã chịu
đóng đinh, đã chết và đã sống lại vì mọi
người. Niềm vui của ngày lễ Phục sinh hôm
nay, chính là Hội Thánh muốn mọi người hiểu
rõ được chân lý đó. Trân trọng
kính mời anh chị em cùng suy niệm.
a/ Chúng ta cần tìm hiểu vài câu:
Ngày đầu
tuần, Maria Magdala đi ra mồ từ sáng sớm và thấy
mộ trống: ngày đầu tuần: người Do thái
lấy ngày thứ Bảy là ngày lễ, ngày nghĩ, nên ngày
đi sau ngày thứ Bảy họ coi là ngày đầu tuần.
Đó là ngày Chúa Nhật. Chỉ sau này, với lịch phụng
vụ Rôma, người ta mới lấy ngày Chúa Nhật làm
ngày đầu tuần...
Ông Phêrô và môn
đệ kia liền đi ra mộ: theo lời mấy bà,
trong đó có bà Maria Magdala, họ ra mồ Chúa từ sớm,
nên họ thấy mồ trống; vì vậy họ chạy
về báo tin cho các tông đồ hay, nên Phêrô và Gioan liền
chạy ra mồ xem thực hư...
Ông
đã thấy và tin.
Trước đó hai ông không hiểu rằng: theo Kinh Thánh người phải chỗi dậy
từ cõi chết... hai ông này đã chạy ra mồ, và thấy
sự việc như lời các bà nói. Hai ông còn thấy
băng vải liệm còn để đó; cả khăn
che đầu cũng còn và được cuộn lại xếp
qua một bên; đó là dấu chỉ cho biết Chúa đã sống
lại, vì nếu Chúa không sống lại, hoặc ai đem
xác Chúa đi giấu, không lẽ họ lại để
khăn vải liệm ở lại, ngay trong mồ Chúa?
b/ Lễ Phục sinh không chỉ là
cao điểm của mùa Phục sinh, mà còn là điểm cuối
cùng của cả năm phụng vụ. Ngày lễ này, ngoài ơn lành Chúa
ban cho, còn đem lại điều quan trọng hơn nữa
vì đem lại sự sống thật cho người tín hữu:
"nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì
đức tin anh em thật là vô ích...".
Đó chính là lời rao giảng rõ ràng của vị Thánh
Phaolô tông đồ dân ngoại trong thư thứ I gởi
cho giáo đoàn Côrintô (ICor 15,17). Thật vậy, nhờ việc Chúa sống lại,
người ta mới hiểu được giáo lý Chúa Giêsu
đã dạy, mới hiểu được cuộc sống
của Người ở trần thế.
Vì
vậy, Hội Thánh không chỉ kỷ niệm lại biến
cố phục sinh mỗi năm một lần, mà hàng tuần
vào ngày Chúa Nhật nữa. Có một điều mà nhiều khi người Kitô
hữu chúng ta không hiểu, mà cũng là một thách thức
cho niềm tin chúng ta, đó là: Biến cố phục sinh
quan trọng và lớn lao như vậy, lại không dựa
vào những chứng cứ lịch sử cụ thể, rõ
ràng, mà lại dựa vào lòng tin, căn cứ vào những chứng
tích cá nhân, vào lời Kinh thánh đã tiên báo, vào lời Chúa
đã nói trước (Mt 18,6) v.v...hoặc dựa vào chính máu đào của các
tông đồ, họ đã tự nhận đã thấy và
làm chứng để mọi người cùng tin(Cv 2,32)... Đúng là một mầu nhiệm, Thiên Chúa, chỉ
hé lộ cho người thấy chút ít ở trần gian.
Chỉ sau này trên nước trời, ta mới hiểu rõ
ràng; vì khi còn ở trần gian, nếu ta hiểu rõ ràng cả,
thì còn chi là công nghiệp nữa....
c/ Gợi ý sống và chia sẻ: Chúa Kitô thực sự đã sống
lại, điều này ta có tin không? Bà Maria và các tông đồ
đã đồng hành với Chúa, đã trải qua cuộc
khổ nạn của ngày Thứ Sáu, nghĩa là nhận ra
Chúa vì yêu họ mà đã chết cho họ, nên họ đã
tin Chúa phục sinh. Phần chúng ta, nếu chúng ta tin, thì tại
sao nhiều lúc chúng ta vẫn sống thờ ơ, nguội
lạnh, sống trong tội, sống như là không có Chúa hiện
diện vậy? Ta nghĩ làm sao đây?
|