Niềm hy vọng sống lại
Trong những ngày này,
chúng ta hớn hở mừng vui. Tiếng Alleluia không ngừng
vang lên trên môi miệng chúng ta. Tại sao chúng ta hát đi hát
lại điệp khúc hân hoan ấy? Phải chăng vì
Đức Kitô đã chiến thắng kẻ thù? Phải
chăng vì Ngài đã thực hiện một phép lạ
vĩ đại nhất: sống lại từ trong kẻ
chết? Tất cả những điều đó làm cho
chúng ta vui mừng khi nghĩ về biến cố Phục
sinh. Tuy nhiên, niềm vui còn dạt dào hơn nữa, khi chúng
ta ngắm nhìn ngôi mộ rỗng của Ngài. Niềm vui dạt
dào ấy đã được thánh Phaolô diễn tả
như sau: Thiên Chúa đã cho Đức Kitô sống lại
thế nào thì Ngài cũng sẽ dùng quyền năng để
cho chúng ta được sống lại như vậy.
Đó chính là một niềm an ủi tuyệt vời nhất,
một ý nghĩ cao sâu nhất xuất phát từ ngôi mộ
phục sinh: Nếu Đức Kitô đã sống lại,
thì rồi đến lượt chúng ta, chúng ta cũng sẽ
được sống lại.
Chúng ta thường
nghe thấy lời phàn nàn và kết án như sau: Đạo
Công giáo là một đạo quá nghiêm khắc bởi vì Đức
Kitô đã nói: Ta đến không đem sự bình an, nhưng
đem gươm giáo. Với lưỡi gươm lưỡi
giáo này, phải chăng Ngài đã cắt đứt xác thịt
và cuộc đời chúng ta? Đọc kinh, đi lễ, bố
thí mà thôi chưa đủ, Ngài còn muốn chúng ta phải
dâng hiến trọn cuộc sống cho Ngài, từ tư
tưởng, lời nói đến việc làm. Tôi không
được phép hưởng thụ những điều
bất chính, dù chỉ trong tư tưởng mà thôi. Tôi muốn
ăn uống no say, nhưng hôm nay lại là ngày giữ chay,
nên tôi không được phép. Tôi muốn nằm ngủ
nướng cho đẫy con mắt, nhưng hôm hay là Chúa
nhật, tôi có bổn phận phải thức dậy để
đi tham dự thánh lễ…Cho dù tội lỗi có hấp dẫn
và quyến dũ, luôn mời gọi và lôi kéo đến
đâu chăng nữa, thì chúng ta cũng không được
phép chạy theo. Công giáo là một đạo nghiêm khắc,
đòi chúng ta phải làm chủ thân xác, chế ngự những
thèm muốn và hy sinh đời sống cho Đức Kitô.
Thế nhưng, cái đạo nghiêm khắc ấy đã
đem đến cho chúng ta một tin mừng, đã hứa
ban cho chúng ta một điều không ai có thể đem lại
được, đó là: nếu Đức Kitô đã sống
lại, thì rồi chúng ta cũng sẽ được sống
lại. Nghĩa là một ngày kia, chúng ta sẽ tìm lại
được cuộc sống vĩnh cửu đã mất
đi vì tội lỗi.
Niềm tin vào sự
sống lại trước hết đã được
chính Chúa Giêsu truyền dạy. Ngài đã nói nhiều lần
để chứng tỏ tầm mức quan trọng của
nó. Thực vậy, Phúc âm thánh Gioan đã ghi lại: Giờ
đến, khi mọi kẻ trong mồ nghe tiếng Ngài và
bứơc ra. Những người làm lành sẽ sống lại
để được sống. Còn những kẻ làm dữ
sẽ sống lại để bị luận phạt…Thánh
ý của Cha, Đấng đã sai Ta là: bất kỳ ai thấy
Con và tin ở Ngài, thì có sự sống vĩnh cửu. Và Ta,
Ta sẽ cho họ sống lại ngày sau hết…Ai ăn thịt
Ta và uông máy Ta, thì sẽ có sự sống đời đời.
Trước khi làm
phép lạ cho Lagiarô sống lại, Ngài đã phán với
Martha: Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin
Ta sẽ không chết, nhưng sẽ có sự sống đời
đời. Sau cùng, khi bọn Sađucêô, những kẻ
không tin vào sự sống lại dã nêu lên vấn nạn về
một người đàn bà có bảy đời chồng
và như vậy khi sống lại, bà ấy sẽ thuộc
về ai? Chúa Giêsu đã trả lời cho họ như sau:
Lúc bấy giờ, không còn vấn đề vợ chồng.
Họ sẽ không chết nữa, nhưng sẽ trở nên
như thiên thần. Họ sẽ là con cái của Thiên Chúa và
của sự sống lại.
Chúng ta có thể suy
ngắm về chính sự sống lại của Ngài để
tìm thấy ở đó niềm hy vọng ủi an. Thực
vậy, vào buổi sáng ngày thứ nhất, các bà đạo
đức đi ra mồ để xức thuốc
thơm cho thi thể Chúa. Vừa đi, các bà vừa thầm
nghĩ: Ai sẽ lăn giùm tảng đá lấp cửa mồ?
Phải, trước khi Đức Kitô phục sinh, một
tảng đá nặng cũng đã lấp kín phần mộ
của chúng ta và của những người thân yêu. Tảng
đá của chết chóc, đau khổ và tuyệt vọng.
Bởi vì ngôi mộ chính là trạm chót, để rồi
sau đó sẽ chấm dứt cuộc sống cũng
như tình thương, sẽ chấm dứt mọi ý
nghĩ cũng như mọi ước mơ. Phải
chăng đó là sự chấm dứt của chính con
người? Thế nhưng, Đức Kitô đã phục
sinh. Tảng đá nặng đã bị lăn qua một
bên, bởi vì Ngài đa giải quyết được vấn
đề từng làm cho chúng ta băn khoăn lo nghĩ: Sau
cái chết, sẽ còn lại gì? Sự phục sinh của
Ngài chính là bảo chứng cho lời Ngài đã phán: Ta là sự
sống lại và là sự sống. Ai tin Ta sẽ không phải
chết, nhưng sẽ có sự sống đời đời.
Từ khi Đức
Kitô nghỉ yên trong ngôi mộ, thì ngôi mộ đã trở
nên một cái gì thánh thiện đối với chúng ta. Và
hơn thế nữa, kể từ khi Đức Kitô sống
lại, thì tất cả chúng ta, những con người phải
chết, sẽ chờ mong buổi sáng phục sinh huy hoàng.
Trước Đức Kitô, con người phải chết
và trên bia mộ chúng ta ghi: Đây là nơi an nghỉ trong
bóng tối và trong tuyệt vọng. Nhưng từ khi Đức
Kitô phục sinh, chúng ta có thể ghi trên bia mộ ấy
như sau: Đậy là nơi an nghỉ trong tin yêu và hy vọng.
Sau cùng, chúng ta có thể
dùng suy luận để thấy được rằng: sự
sống lại là một cái gì thích hợp với
chương trình của Thiên Chúa, Đấng Tạo hóa. Thực
vậy, chúng ta chỉ là người bao lâu hồn còn kết
hiệp với xác. Giữa hồn và xác luôn có một liên hệ
mật thiết. Nếu hồn mà buồn thì nước mắt
sẽ tuôn trào. Nếu hồn mà vui thì khuôn mặt sẽ rạng
rỡ. Bởi đó, sự phát triển toàn vẹn của
con người đòi buộc hồn xác phải kết hiệp
với nhau sau một thời gian bị cái chết tạm
thời chia rẽ. Hơn thế nữa, việc sống lại
còn là đều thích hợp với sự công bằng của
Thiên Chúa. Thân xác của chúng ta đã tham dự vào tất cả
những hành vi thánh thiện cũng như tội lỗi.
Vì thế, sự công bằng đòi buộc: nếu thân xác
đã tham dự vào những hành động tội lỗi
thì cũng phải có những hình phạt dành cho thân xác. Trái
lại, nếu thân xác đã tham dự vào những hành động
thánh thiện, thì cũng phải có những phần thưởng
dành cho thân xác.
Tóm lại, chúng ta sống
là để chuẩn bị cho cái chết và chúng ta chết
là để được sống đời đời.
|