Suy
Niệm Thứ Bảy Vọng Phục Sinh 2017
Tối thứ Bảy Vọng
Phục Sinh hôm nay được gọi là “Mẹ các đêm Vọng.” Phụng vụ gồm
có bốn phần: Phần thứ nhất là nghi thức
thắp nến Phục Sinh; Phần thứ hai là phụng vụ
Lời Chúa; Phần thứ ba là phụng vụ Thánh
Tẩy; Phần thứ tư là phụng vụ Thánh
Thể.
Phần thứ nhất, nghi
thức thắp nến Phục Sinh: Còn gọi là
phụng vụ Ánh Sáng, là ghi dấu sự vượt qua
từ bóng tối sang ánh sáng. Từ sau lễ chiều
thứ Năm, đặc biệt sau nghi thức
tưởng niệm cái chết của Đức Giêsu vào
lúc 3 giờ chiều ngày thứ Sáu cho đến
trước lễ vọng tối thứ Bảy hôm nay,
phụng vụ gọi là thời gian thầm lặng. Giáo
hội tưởng nhớ Đức Giêsu bị bắt,
chịu khổ nạn, chịu chết trên thánh giá và
nhất là thân xác Ngài đang an nghỉ trong mồ. Thời
gian này năm xưa, tâm trạng các môn đệ của
Đức Giêsu hoàn toàn thất vọng, coi như mọi
sự đã chấm dứt: người Thầy mà mình theo
đuổi bấy lâu nay đã thất bại hoàn toàn.
Nhưng, trong thực tế Đức Giêsu không thất
bại, Ngài đã chiến thắng, vì thập giá là con
đường Ngài tự nguyện đi qua để
bước vào Phục Sinh Vinh Quang. Thánh Phaolô đã nói: “Đức Giêsu đã hạ mình,
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu
chết và chết trên cây thập giá” (Pl 2,8). Đó là con
đường mà Chúa Cha đã định cho Ngài
để cứu độ nhân loại. Thư Do Thái cho
biết: “Người đã học vâng phục do những
đau khổ Người chịu, và khi hoàn tất,
Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu
độ đời đời” (Dt 5,8-9). Chính Ngài
cũng đã báo trước về sự phục sinh
của Ngài rằng “Ngày thứ
ba Ngài sẽ sống lại”(Mc 9,31).
Ngài chính là
Ánh Sáng. Ngài tuyên bố rằng: “Tôi là ánh sáng thế gian,
ai theo Tôi sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng
sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự
sống” (Ga 8,12). Ánh
sáng đó đã bừng lên trong đêm nay. Vì thế, sau
phần làm phép lửa và chuẩn bị nến. Linh mục
lấy lửa và thắp vào cây nến Phục Sinh, và công
bố ba lần rằng: “Ánh
Sáng Chúa Kitô.” Ánh sáng Đức Giêsu Kitô được
thắp lên xua tan bóng tối.
Đó là
niềm vui của toàn thể nhân loại. Niềm vui đó
được thể hiện một cách đầy
đủ trong bài công bố Tin Mừng Phục Sinh. Đức ông Phanxicô Borgia Trần
Văn Khả cho biết: “Bài công bố Tin mừng Phục sinh đã diễn
tả nội dung huyền nhiệm và cao cả của
Đêm Vọng Phục sinh, khi nhắc lại cuộc
thương khó và sống lại của Chúa Kitô ; khi ca
tụng Chúa Kitô là Chúa cứu độ và diễn tả
mầu nhiệm con người được cứu
rỗi.”
Phần thứ hai, phụng
vụ Lời Chúa: Khởi
đầu phần phụng vụ Lời Chúa, linh mục
mời gọi cộng đoàn: “Anh
chị em thân mến, chúng ta đã long trọng khai mạc
đêm canh thức Vượt Qua, giờ đây chúng ta hãy
đem lòng sốt sắng lắng nghe Lời Chúa. Chúng ta
sẽ ngẫm xem trong thời Cựu Ước, Chúa đã
cứu chuộc dân Người làm sao và trong thời
đại cuối cùng này, Người lại sai Con
Một để cứu chuộc chúng ta thế nào. Vậy
chúng ta hãy xin Chúa hoàn tất công trình cứu chuộc
Người đã khởi sự trong mầu nhiệm
Vượt Qua.”
Nội dung lời
mời gọi trên nói lên tất cả. Thật vậy, các
bài đọc hôm nay khơi lên những thời điểm
chính yếu của lịch sử cứu độ, quyền
năng của Thiên Chúa được thể hiện từ
thời Cựu Ước sang thời Tân Ước:
Quyền năng của Thiên Chúa được thể
hiện qua việc tạo dựng; qua việc Abraham hiến
tế Isaac và sau đó được Chúa chúc phúc cho dòng dõi
của ông; quyền năng của Thiên Chúa được
thể hiện qua việc Thiên Chúa giải thoát dân Do Thái khỏi
cảnh nô lệ bên Ai cập và đưa về
đất hứa; đặc biệt quyền năng
của Thiên Chúa được thể hiện qua việc Ngài
tự mình sống lại. Bài Tin Mừng Thánh Mathêu cho
biết Đức Giêsu đã sống lại qua hình ảnh
ngôi mộ trống, đặc biệt qua lời chứng
của Thiên Thần: “Các bà
đừng sợ. Ta biết các bà tìm Chúa Giêsu, Người
đã chịu đóng đinh. Người không có ở
đây vì Người đã sống lại như lời
Người đã nói. Các bà hãy đến mà coi nơi đã
đặt Người và đi ngay bảo các môn đệ
Người rằng: Người đã sống lại, và
kìa Người đến xứ Galilêa trước các ông:
Ở đó các ông sẽ gặp Người. Ðây Ta đã báo
trước cho các bà hay”(Mt 28,5-7). Cũng qua bài Tin Mừng
hôm nay Thánh Mathêu cho chúng ta biết, chính Chúa Phục Sinh
đã đích thân hiện ra nói với các bà rằng: “Các bà đừng sợ. Hãy
đi báo tin cho các anh em Ta phải trở về Galilêa,
rồi ở đó, họ sẽ gặp Ta” (Mt 28,10).
Tóm lại,
phụng vụ Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta thấy
được tình thương và quyền năng của
Thiên Chúa từ thời Cựu Ước sang thời Tân
Ước, nhất là thêm lòng tin tưởng vào biến
cố Chúa đã Phục Sinh.
Phần thứ ba, phụng
vụ Thánh Tẩy: Tuyên
thệ lời hứa khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Với nghi thức tuyên thệ này, Giáo
Hội nhắc nhở chúng ta sống lời dạy
của Thánh
Phaolô về Phép Rửa Tội, hãy hiên ngang
dấn thân theo Chúa và trung thành phụng sự Người: Hãy chết đi cho
tội để được sống lại với
Người (x. Rm 6, 3-11). Với tâm tình đó,
toàn thể cộng đoàn lặp lại lời từ
bỏ ma quỷ và tuyên xưng đức tin khi chịu phép
Rửa Tội. Đó cũng là lời mời
gọi sống tâm tình của Bí tích Rửa Tội trong
suốt hành trình dương thế của mỗi Kitô hữu
chúng ta.
Phần
thứ tư, phụng vụ Thánh Thể: Đây là
phần quan trọng không thể thiếu của mỗi
thánh lễ. Đặc biệt trong Đêm Vọng Phục
Sinh hôm nay, phần phụng vụ Thánh Thể chính là “ăn Chiên Vượt Qua đã
chịu hiến tế để cứu thoát loài
người khỏi tội. Trong cử hành này, Giáo Hội
cũng muốn xác nhận và tuyên xưng rằng mình
đang thuộc về một giao ước mới,
để từ nay, chúng ta không còn lạc lõng trong thế
gian nữa, nhưng đã được kết hiệp
mật thiết với triều đình thiên quốc
nhờ bửu huyết Đức Kitô Tử Nạn và
Phục Sinh.” Xin cho mỗi người chúng ta luôn
biết siêng năng cử hành nghi lễ Thánh Thể
mỗi ngày, đồng thời dọn mình sốt sắng
lãnh nhận chính Mình Máu Thánh Đức Giêsu để làm
linh dược nuôi sống linh hồn.
Lạy Chúa Kitô Phục Sinh, Chúa đã
chiến thắng tử thần và sống lại vinh quang.
Xin cho mỗi người chúng con cũng được
chiến thắng mọi thử thách gian nan trong cuộc
sống, hầu được cùng Phục Sinh với Ngài
trên nước Thiên đàng . Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
|