MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Chương Sáu - Cảm Nghiệm Của Linh Mục JOSEPH A. BENSON
Thứ Hai, Ngày 23 tháng 6-2008
Cha BENSON là Phó xứ tại nhà thờ St. Edward The Confessor ở Metairie, Louisana, thuộc Tổng Giáo Phận New Orleans.

Tôi được truyền chức Linh mục vào tháng 6, 1984 tại thành phố tôi sinh sống ở Belfast, Bắc Ái-Nhĩ-Lan. Đó là một kinh nghiệm tốt lành cho mẹ tôi và cả cộng đồng của chúng tôi. Ai ai cũng vui mừng vì cuối cùng tôi đã quyết định đúng.

Khi tôi 16 tuổi, tôi nói với ba tôi là tôi muốn trở thành Linh mục. Ba tôi là một phu cất hàng ở bến tàu nên ba tôi mong muốn tôi phải làm một nghề gì cao hơn nghề của ông. Mẹ tôi rất vui mừng khi nghe tin và ba tôi cười, ông nhìn lửa cháy rực trong lò sưởi và nói: "Ồ, hỏa ngục."

Ba năm sau, tôi gia nhập Dòng Chúa Cứu Thế. Tôi học ở đó có ba năm rồi ra đi. Khi tôi trở về, chỉ có ba tôi là người bắt tay tôi mà thôi. Đó là biểu hiện của lòng trắc ẩn. Còn mẹ tôi thì bực mình với con trai bà. Một ân phúc lớn nhất ở Ái-Nhĩ-lan là có một con trai trở thành Linh mục. Một ân phúc lớn thứ nhì là có một đứa con trai tàn tật. Ba mẹ tôi có cả hai ân phúc ấy trong một đứa con. — Ái-Nhĩ-Lan, khi đứa con thứ hai bị tàn tật (nhất là về tâm thần) thì gia đình ấy đưọc coi như có ân sủng thực sự. Có nghĩa là "Ngươi được bàn tay Chúa dựng lên", bởi vì điều này có nghĩa là một tình yêu mới và một sức mạnh, một sự ủy thác cho gia đình. Điều này luôn làm tôi để ý.

Bằng cách nào mà tôi gặp Thiên Chúa? Tôi lớn lên trong một gia đình cầu nguyện tràng hạt rất nhiều. Gia đình tôi có ba người. Tôi là một đứa con độc nhất. Đây là một gia đình có nhiều căng thẳng, nhiều điều tôi hiểu được và nhiều điều tôi không hiểu. Ba tôi yêu mẹ tôi và yêu tôi rất nhiều. Ông cũng thích ngựa nữa, nhất là những con ngựa mà ta có thể đánh cá được. Ba tôi hay đánh cá những con ngựa về chót. Khi ông mất tiền đánh cá, ông thường hay uống rượu. Vì thế, đời sống tôi rất căng thẳng, từ tuần này qua tuần kia.

Nỗi căng thẳng âu lo bắt đầu mỗi tối thứ năm khi ba tôi về nhà say rượu và kéo dài như vậy đến sáng thứ bảy. Vào tuổi 12, tôi đã tìm ra một điều. Ba mẹ tôi sẽ không gây gổ sau chiều thứ bảy vì đó là giờ xưng tội. Chúng tôi đi bộ 6 dặm để đi xưng tội, tôi biết rằng ba mẹ tôi phải làm hòa, vì thế tôi rất thích đi xưng tội vào ngày thứ bảy. Đó là lúc ba mẹ tôi nghỉ ngơi hoàn toàn.

Tôi học cách sống còn trong lúc căng thẳng và làm cách nào để gặp Chúa trong tình trạng đang căng thẳng ấy. Tôi đã biết nhận ra quyền năng của Chúa trong những tình trạng này.

Khi ba tôi nằm chờ chết vì bệnh ung thư (tôi lúc ấy 28 tuổi). Ba tôi không chịu đi nhà thương. Trong lúc săn sóc ông, tôi cảm thấy yêu thương ba tôi như một người đàn ông và cha con tôi biết nhau như những người đàn ông. Đó là một cảm nghiệm đầy quyền năng. Ba tôi chết vì tim ngừng đập trong vòng tay của mẹ tôi. Ông xin bà tha lỗi cho ông, ông nói rằng ông luôn thương yêu bà, ông cảm tạ ơn Chúa về đời sống ông và về cơ hội được diễn tả tâm tình của ông. Rồi ông chết. Hôm ấy tôi không có mặt ở nhà.

Những năm tháng cầu nguyện, những năm tháng săn sóc, những năm tháng hy vọng đến trong giây phút ấy. Hơn một trăm người bạn của ông đã đến dự đám tang của ba tôi. Họ là những người phu làm quần quật ở bến tàu trong bao nhiêu năm. Những người đàn ông này không bao giờ đi dự Thánh lễ. Họ nhìn thấy sự bình an của gia đình tôi, họ cảm thấy vui mừng vì ba tôi đã về với Thiên Chúa.

Sau đó cả tháng, nhiều ông đã kêu điện thoại, đã đến và nói với tôi như sau: " Cha biết, đã hơn 30 năm tôi không đi nhà thờ. Bây giờ tôi sẽ đi lễ lại và chịu các Phép Bí Tích." Chúng tôi đã nhìn thấy quyền năng của Chúa. Hình như chỉ có sự cầu nguyện cho một người hòa giải với Chúa, thì cả gia đình, và rất nhiều gia đình khác cũng được Chúa đánh động. Điều này làm cho tôi chú ý đến các gia đình nhiều hơn.

Tôi có cảm tưởng tốt về gia đình, và tôi chú ý đến đời sống gia đình. Tôi nhìn thấy những sự thiếu sót của đời sống trong gia đình, và tôi đã thấy được quyền năng của sự cầu nguyện và niềm tin. Chúa đã chỉ dạy tôi nhiều điều.

Tôi cảm nhận được quyền năng của Chúa khi tôi biết về đời sống của Thánh Phanxicô Assisi. Tại sao tôi lại không đi tu Dòng Phanxicô? Đó là chuyện của Chúa. Tôi rất thích và yêu Thánh Phanxicô. Ngài dạy tôi một câu cầu nguyện: "Chúa là Chúa và là tất cả của con" khi tôi mới 13 tuổi. Là một đứa con duy nhất trong gia đình với ít bạn, tôi đọc sách rất nhiều. Tôi trở thành một kẻ dễ tin. — tuổi 13, một người bạn cho tôi một cuốn Thánh Kinh. Hắn nói: "Tôi mong rằng bạn không trách tôi khi tôi cho bạn một cuốn Thánh Kinh." Chúng tôi là những người Công Giáo ngoan đạo nhưng chúng tôi không đọc Thánh Kinh.

Nhưng tôi lại bắt đầu đọc Thánh Kinh và tìm được nhiều điều hay và kỳ diệu trong sách. Chuyện chiến tranh trong Cựu Ước còn hay hơn những chuyện tranh vẽ mà tôi đã đọc.

Tôi lớn lên và biết về các Thánh nữa. Tôi nghĩ tôi đã làm ba tôi thất vọng khi một người bán sách bách khoa từ điển nói về cuốn sách "Đời Sống của Các Thánh" của Butler. Tôi liền bỏ cuốn bách khoa từ điển để mua cuốn sách về các Thánh, ba tôi nói: "Lạy Chúa, nó lại tiếp tục rồi." Đôi khi ông xấu hổ vì tôi. Ông muốn tôi trở thành một gã thanh niên cường mạnh mẽ như ý ông muốn.

Rồi tôi cầu nguyện lời cầu của Thánh Phanxicô: "Lạy Chúa, Chúa là Chúa và là tất cả của con." Tôi còn nhớ rằng tôi đã cầu cho ba mẹ tôi hàng đêm. Tôi cầu cho hết đi nỗi đau khổ và cô quạnh mà tôi cảm thấy vì những chuyện lục đục giữa cha mẹ tôi. Một đêm vào năm 1967, khi tôi đang cầu nguyện thì tôi bị đánh động mạnh mẽ bởi điều "vì Chúa là tất cả của con". Đó là cảm nghiệm thật của tôi về sự hiện diện của Chúa, bởi vì sau đó, tôi cảm thấy một ơn gọi rằng đời sống tôi sẽ là để thực hiện Thánh Ý của Chúa. Ý tưởng ấy lớn mạnh trong tôi. Đôi khi chúng ta không làm được, nhưng cảm tạ ơn Chúa, chúng ta luôn chạy theo. Tôi cảm tạ Thánh Phaolô khi Ngài nói: "Tôi luôn chạy đua." Nếu chúng ta không có ý tưởng muốn làm việc theo Thánh Ý Chúa, chúng ta sẽ gặp trở ngại.

Bắt đầu từ đó, Chúa nói trong tôi rất nhẹ nhàng về tình thương Ngài dành cho tôi. Trong sự nhận thức đơn sơ của tôi rằng Ngài là tất cả, đời tôi bắt đầu thay đổi.

Trong nước tôi có nhiều sự thử thách. — Hoa Kỳ có nhân quyền. — Ái-Nhĩ-Lan, luôn có sự căng thẳng về vấn đề nhân quyền. Chúng tôi không có một đời sống xã hội cho các học sinh trung học bởi vì đầu óc chúng tôi luôn chú trọng đến vấn đề chính trị Nơi tôi ở ít có người Công Giáo, chúng tôi là những người Công Giáo ít ỏi trong vùng tôi ở. Trong một vài trường hợp, tôi suýt bị giết. Tôi còn bị người ta đánh đập rất nhiều lần. Chính vì thế nên tôi rất nhạy cảm về sự sống trong khung cảnh đó. Tôi cảm nhận sâu xa về tội lỗi và tội lỗi ảnh hưởng thế nào đến đời sống của tôi, tôi cũng cảm nhận lòng thương xót của Thiên Chúa.

Ba tôi có biệt tài là ông vừa dịu dàng vừa cứng rắn. Trong những lúc ông yếu đuối, ông có sức mạnh. Ông dạy tôi rằng trong sự yếu đuối vẫn có sức mạnh, và đôi khi sự yếu đuối là mặt trái của sức mạnh.

Chúng tôi sống trong tình trạng ứng phó với chiến tranh. Là một người Ái-Nhĩ-Lan đến với một nền văn hóa khác, tôi luôn nhìn vào những nơi có sự yếu kém trong chiến trận. Tôi nhận ra điều đó và trả giá.

Tôi đã tham dự vào những khóa hội thảo để chữa lành nội tâm ở Giáo xứ của tôi. Tôi luôn bị dằn vặt vì cô đơn, cay đắng, vì nghĩ rằng tôi có thể có cha mẹ tốt hơn... Tuy nhiên, Chúa cho tôi cha mẹ tôi, và vì có họ, nên có tôi là chính con người tôi. Cảm tạ Chúa.

Chúa chữa lành chúng ta với danh tánh chúng ta là loài người, và chúng ta phải để tự Chúa muốn chữa điều gì Ngài muốn. Nhiều trường hợp xảy ra vì Chúa muốn dùng những sự kiện đó để nói lên điều gì. Một viên ngọc trai trở thành ngọc vì một trở ngại, một hạt cát dính vào thịt con sò. Chúng ta phải nhớ rõ điều này và đừng phàn nàn gì cả. Chúa dạy cho tôi nên chấp nhận những điều gì xảy ra, quan sát sự quan trọng của nó và vui mừng vì điều ấy xảy ra. Tôi học để vui mừng trong sự yếu đuối của cha tôi vì tôi học rất nhiều điều từ bài học ấy.

Cho nên Chúa là tất cả của con. Tôi được vào Dòng Chúa Cứu Thế năm 18 tuổi. Họ nghĩ rằng tôi có Ơn Thiên Triệu. Tôi trở về nhà ba mẹ tôi với một danh sách những giấy tờ cần thiết. Sau đó là một sự im lặng tuyệt đối đến đáng sợ, và tôi biết có điều gì bất ổn. Ba tôi không thể nói chuyện trực tiếp với tôi, nên mẹ tôi phải nói với tôi:

–Con là con nuôi. Đã là con nuôi mà là con ngoại hôn nữa.

Tôi đây, bây giờ đang cố gắng xin vào tu viện với những luật lệ cứng ngắc. Khi tôi trở về gặp vị Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế và báo tin này cho Ngài biết, Ngài nhìn tôi và nói:

–Hễ ta muốn thì ta sẽ cố gắng làm.

Tôi đến cầu nguyện với Thánh An-Phong-Sô, Quan Thầy bầu cử:

–Lạy Thánh An-Phong-Sô, xin tìm cho con một con đường.

Tôi được gia nhập Dòng Chúa Cứu Thế một cách kín đáo, nhưng phải sống với thân phận mới về kiếp con nuôi của mình. Bạn có thể tưởng tượng như thế nào khi bạn vừa 18 tuổi không? Bạn có thể nhớ lại những lý tưởng và sự ý thức về thân phận con người mình ra sao không? Tôi mới tìm được sự an toàn nhưng sự an toàn này đã bị cướp mất đi rồi.

Tôi vào chủng viện với 65 người khác. Bốn mươi người là sinh viên, số còn lại là Linh mục và các thầy dòng. Đây là lần đầu tiên tôi ở chung với một nhóm lớn. Tôi là đứa con độc nhất, được cưng chiều và quý mến. Ba tôi thương yêu tôi hết sức dù ông có bận gì đi nữa. Ông thường về nhà say khướt vào mỗi chiều thứ năm, không còn biết gì cả. Ông ngã người trên ghế và nghe mẹ tôi chì chiết vào khoảng nửa giờ đồng hồ. Rồi thì với nụ cười rộng mở, ông móc túi ra lấy các chai nước Coke, chocolate, báo vẽ tranh... Mẹ tôi chỉ còn biết nói:

–Tôi chịu thua rồi.

Ba tôi như thế đó. Mặc dầu biết là mình sai, ông vẫn cứ yêu thương.

Nếu bạn nhìn lại thuở thơ ấu, nhìn lại tương quan gia đình, nhớ lại cả khi bạn lầm lỗi, bạn vẫn có thể yêu thương được. Bạn có thể yêu thương hơn khi bạn sửa sai người khác. Đó là điều tích cực mà Chúa luôn dạy dỗ ta.

Tôi vào Chủng viện với sự khó khăn vì phải đáp ứng với đời sống mới, đời sống tập thể. Sáu mươi lăm người. Bạn có thể hình dung rằng bạn phải đánh răng chung với mười người khác mà trước đó bạn chưa hề làm điều này trong đời bạn không? Hình dung bạn phải đứng xếp hàng đợi tắm rửa khi trước đó bạn chưa hề phải chờ đợi ai cả. Đây là một bài học sống thật nhanh chóng. Những người này từ khắp nơi trong nước Ái-Nhĩ-Lan phải tập sống chung. Đời sống tập thể thật khác xa và làm cho chúng tôi nhận thức được chúng tôi là những con người.

Khi còn nhỏ, tôi thường có những cơn giận dai dẳng trước khi vào Chủng viện. Tôi biết cách ném một cái búa và nhắm trúng người mà tôi muốn "ném búa" đến. Đó chính là lý do mà tôi cần sự thương xót của Chúa.

Khi còn trong Chủng viện, tôi có một người bạn thân là Des. Chúng tôi trở thành bọn cấp tiến trong Chủng viện vào những năm 1970. Chúng tôi đến Dòng Jesuits để làm cho người khác trong Dòng sợ hãi.

Tôi từ chối không nói cho ai biết tôi là con nuôi. Tôi không thể nói được. Dần dà Des hỏi tôi có chuyện gì khác lạ vậy. Anh ta đến phòng tôi, khóa cửa lại, lấy chìa khóa và không chịu rời nếu tôi không nói cho anh ta nghe chuyện gì đã làm tôi đau khổ. Cuối cùng tôi phải giải thích, anh ta nhìn tôi và nói:

–Tôi vẫn thích anh và kính trọng anh vì anh là bạn tôi. Điều này đã phá vỡ cái vỏ cứng bao bọc tôi. Tình bạn đã làm tôi mất đi mặc cảm.

Khi học tập trong Dòng Chúa Cứu Thế, tôi đọc cuốn sách do Ralph Martin viết: "Từ khi Chúa xây căn nhà." Tôi rất thích thú đọc hết sách này, rồi đưa cho Des đọc. Đây là cuốn sách về Canh Tân Đặc Sủng, Ralph chia sẻ cảm nghiệm về việc Chúa đã tác động cuộc đời anh và Chúa là trung tâm điểm của đời sống anh. Cuốn sách làm tôi suy nghĩ và tôi nói:

–Tôi muốn, tôi muốn gia nhập.

Des đọc sách xong, trả lại cho tôi và nói:

–Đừng đụng đến. Có cái gì không ổn. Tôi nói:

–Được rồi!

Mùa hè năm ấy, Des được điều động đi Nữu Ước còn tôi phải bị đi Luân Đôn. Des rất vui mừng vì anh ta được đi Nữu Ước, còn tôi, một người Ái-Nhĩ-Lan, rất ghét kinh đô của Anh Quốc. Tôi học về ngôn ngữ, còn anh ta thì học về Canh Tân Đặc Sủng ở Nữu Ước.

Từ phi trường, anh ta kêu điện thoại, sau khi trở về và nói:

–Joe, tôi đã được Thanh Tẩy trong Ơn Chúa Thánh Linh.

Tôi đặt tay trên điện thoại và hét:

–Tôi nghĩ Des đang điên đó. Joe, đoán gì không, tôi đang cầu nguyện bằng tiếng lạ!

Tôi biết chắc là Des đã điên rồi. Anh ấy bảo tôi đừng tìm hiểu về Canh Tân, và nhìn lại anh. Chuyện khùng điên!

Des trở về Chủng viện và chỉ trong một tuần lễ, ai cũng nhận thấy anh ta điềm tĩnh, không còn phá phách nữa. Anh cao 6 feet và nặng 250 pounds. Anh ta có thể biểu diễn sức mạnh và cả sự thông minh nữa. Thật là lạ khi nhìn thấy anh cầu nguyện, cả những lúc chúng tôi không cần thiết phải cầu nguyện.

Anh chàng đưa cho tôi một cuốn sách nhỏ về Đời Sống Trong Ơn Chúa Thánh Linh và nói:

–Joe, hãy đọc và nói cho tôi biết ý kiến của anh. Đây là lần đầu tiên anh khuyến khích tôi đọc, thay vì lần trước anh gạt ngay. Tôi bắt đầu đọc, ba mươi phút sau, anh ta bước vào phòng tôi và hỏi xem tôi đã đọc xong cuốn sách ấy chưa.

–Joe, bạn nghĩ gì về cuốn sách này?

–Được, tốt lắm. Tôi sẽ cầu nguyện cho bạn. Được thôi!

Rồi anh ta cầu nguyện với tôi. Đó là tháng 9, 1972. Khi anh ta cầu nguyện: "Lạy Chúa, xin ban ơn lành cho anh ấy." Anh ta ngừng lại và hỏi tôi:

–Bạn cảm thấy điều gì khác lạ không? Anh ta lại tiếp:

–Lạy Chúa, xin ban cho anh ấy tình yêu và sự bình an của Chúa. Rồi anh ta lại quay sang tôi và hỏi tôi:

–Bạn cảm thấy gì? Anh ta lại tiếp tục cầu. Xin Chúa Thánh Linh đến với anh ấy. Rồi anh lại hỏi:

–Bạn cảm thấy gì chưa?

Anh ấy rất lo lắng. Tôi bèn cầu:

–Lạy Chúa, xin ban ơn cho con. Tôi vẫn bảo Des là tôi không cảm thấy gì cả, trừ một sự bình an khó tả.

Phải đợi ba tháng sau tôi mới nhận ra rằng sự bình an đã thắng những năm dài lo lắng. Sự bình an nói:

–Rồi thì sao? tôi hy sinh bạn cho tôi.

Sự bình an lại nói: "

–Tại sao bạn lại hoang mang khó chịu về những tình trạng mà bạn không thể kiểm soát được?

Sự bình an lại nói:

–Tại sao bạn lại bi thảm hóa. Bạn không cần phải lo lắng buồn phiền. Sự bình an nói với tôi:

–Tại sao bạn lại mất bình an và thiếu an toàn? Người ta đã chấp nhận bạn mà còn cảm phục bạn nữa.

Tôi và Des tổ chức một nhóm cầu nguyện tại Galway, một nhóm cầu nguyện nữa ở Ái-Nhĩ-Lan, bên ngoài Dublin. Buổi cầu nguyện ở trong Dòng Chúa Cứu Thế nên có các tu sĩ nam nữ đến tham dự. Nếu Dòng Chúa Cứu Thế chấp nhận việc cầu nguyện này, tất là việc này phải tốt. Canh tân đến mạnh mẽ ở phía tây của Ái-Nhĩ-Lan, và hai người bất ổn nhất lại là những người lãnh đạo!

Đa số người dự khóa Canh tân đều dự khóa này trong bảy tuần. Tôi chưa hề dự khóa mà chỉ đọc sách thôi. Ba tháng sau khi lập nhóm, chúng tôi được mời dự khóa họp của những người lãnh đạo Canh tân trên toàn quốc. Chúng tôi chỉ biết nhìn nhau và nói:

–Chúa đang làm cái trò gì nữa đây?

Một điều rất buồn cười. Tôi không muốn Đặc Sủng tiếng lạ. Tôi cầu nguyện:

–Lạy Chúa, xin cho con bằng lòng với sự bình an và tĩnh lặng khi con gặp Chúa trong nhà thờ. Xin Chúa đừng cho con ơn tiếng lạ ngu xuẩn ấy.

Des cố gắng giúp tôi được các Đặc Sủng. Một đêm, trong lúc cầu nguyện, người ta bắt đầu ca ngợi: "Vì Chúa là Chúa của con, và tôi bị khuấy động. Tôi đứng và giơ hai tay và bắt đầu hát bằng tiếng lạ. Mọi người khác ngừng hát. Tôi nói:

–Không, không!

Tôi bỏ đi dự khóa bốn ngày và xin Chúa lấy lại ơn tiếng lạ của tôi. Ngài dần dần đưa tôi đến tình trạng lúc mà tôi có thể nói:

–Xin cho ý Cha thể hiện.

Rồi Ngài lấy lại ơn tiếng lạ của tôi. Tôi lại phải dùng bốn ngày tĩnh tâm để xin Ngài cho lại tôi ơn tiếng lạ.

Chúa nói với tôi:

–Cha sẽ làm việc với con trong đường lối của Cha. Con chỉ cần mở rộng tâm hồn. Cha sẽ cho con tới chỗ mà Cha muốn." Tôi phải học để nói: "Dạ, vâng" khi Cha muốn.

Tôi rời Chủng viện một thời gian và rất buồn phiền vì chuyện này. Trong một vài tháng, Chúa cho một người có ơn tiên tri thấy hình ảnh một ống dẫn bằng đất được tái tạo lại. Tôi thường được nghe cùng một hình ảnh từ nhiều người nói ra. Có một số điều được vãn hồi. Tôi trở thành một giáo sư dạy về tôn giáo và toán học.

Lời hứa của Chúa trong đời sống tôi luôn được liên hệ với Thánh Phanxicô. Hai lần tôi đến Assisi đều là hai lần có những chuyện lạ xảy ra. Lần đầu tôi đến Assisi, tôi nghĩ đến việc đi tu làm Linh mục. Lần thứ hai khi tôi đến đó, ba năm sau, tôi lại quyết định làm Linh mục.

Lời Chúa phán với tôi thường như sau: "Hãy quên dân tộc của con và nhà của cha con và hãy tìm đất mà Ta sẽ cho con." Điều này làm tôi không hiểu gì cả. Lần đầu tôi đến Hoa Kỳ là năm 1982, có một người đàn ông đến chào tôi và hỏi:

–Ồ, cha đã quên dân tộc cha và nhà của cha chưa? Ông ta không biết là ông ta đang nói điều gì. Tôi hỏi:

–Xin lỗi ông, ông đang nói gì thế?

Ông ta lại lập lại lời hỏi. Tôi nói:

–Lạy Chúa, con hiểu rồi. Chúa đã cho con biết rõ ràng con đang ở nơi mà Chúa muốn con đến.

Đó là những điều Chúa muốn tỏ rõ ràng cho tôi thấy. Có khi Chúa nói với tôi về những điều bình thường trong cuộc sống. "Khi nào con sẽ đối phó với tình thế này?" hay "Hãy kiên nhẫn với chính con" hay "Để Cha đem con đến với những người sẽ làm việc này cho con."

Bởi vì tôi đã có kinh nghiệm về cuộc sống cộng đồng, nên tôi hiểu nhu cầu, tìm những người nào để cùng sinh hoạt và phát triển. Chúng ta cần tìm những người mà chúng ta có thể chia sẻ được.

Tôi có một Linh mục bạn mà tôi thường cùng cầu nguyện vào giờ ăn trưa. Chúng tôi nhận thức rằng chúng tôi cần xây dựng và bổ túc cho nhau.

Chúa đã xây dựng cho đời sống tôi. Ngài đã chữa lành nhiều bệnh trong đời tôi. Tôi xin Ngài dạy tôi hành động, xử sự, lời nói. Có những cách tôi làm để khoe khoang tôi chứ không phải để vinh danh Chúa. Tôi cần phải sửa sai với những khiếm khuyết của tôi.

Lời khuyến khích mà bạn có thể giúp đỡ nhau là hãy tự sửa sai những khiếm khuyết của mình trong đời sống hàng ngày. Hãy đến, tìm một nhóm, tìm một người để cùng cầu nguyện. Đừng sợ khi phải xin ai đó cầu nguyện cho mình.

Chúng ta cần được nhắc nhở về quyền năng của Chúa. Thỉnh thoảng Des kêu tôi và nói:

–Đây là lời của Chúa dành cho bạn, này Joe!

Và anh ta sẽ nói ngay điều gì tôi phải làm để thống hối. Des có thể tốn 20 đô cho một cú điện thoại viễn liên, nhưng Chúa muốn ta nghe lời Chúa, và Chúa muốn nói với từng người một. Hơn 3000 dặm xa, anh em chúng tôi vẫn cảm thấy gần gũi và cần tình anh em với nhau.

Chúng ta không thể sống một mình được. Là Linh mục trong một Giáo xứ, tôi không thể sống một mình được. Chủng viện dạy chúng tôi ở một mình, nhưng đã thất bại. Tạ ơn Chúa. Chủng viện không dạy tôi về đời sống cộng đồng tập thể. Chúng ta đều cần một đời sống cầu nguyện riêng tư, không lệ thuộc anh em, nhưng tôi rất ngạc nhiên vì có nhiều anh chị em nghĩ rằng sống độc lập và làm những việc riêng là đời sống Kitô hữu! Chúa Giêsu không làm mọi sự một mình! Ngài là một trong Ba Ngôi: Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần. Ngài cần Chúa Cha và Chúa Thánh Linh. Chúng ta rất cần nhau. Chúng ta cần Chúa trong chúng ta, Ngài sống trong chúng ta. Tôi cần anh chị em tôi, những người sẽ gọi tôi, nói với tôi và cầu nguyện với tôi. Tôi cần những phụ nữ già ốm yếu mà nhiệm vụ chính của bà là lần chuỗi tràng hạt liên lỉ không ngừng, ngay cả trong Thánh lễ (Chúa giúp chúng con). Bà đến gần tôi nói:

–Thưa Cha, Cha có khỏe không, con phải lần hai chuỗi cho Cha mỗi tối đấy.

Chúa đã mang chúng ta đến với nhau để hiểu rõ nhu cầu của cộng đồng.

Là một đứa trẻ không có hy vọng, Chúa đã nhận tôi, cho tôi một gia đình, ban ơn cho tôi với sự hiện diện của Ngài và của con cái Ngài. Trong lúc Ngài ban phước cho tôi, danh Ngài cả sáng về những điều Ngài làm qua tôi. Chúa đã mang bạn từ nơi bạn ở, chúc lành cho bạn với sự hiện diện của Ngài và ban cho bạn cả gia đình của Ngài. Ngài sẽ làm gì với bạn? Ngài sẽ làm gì với chúng ta, cả khi chúng ta liên kết là con cái Ngài.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Đức Mẹ Laus, Pháp: Bài 5: Nơi Ẩn Náu Của Các Linh Hồn Tội Lội (7/10/2008)
Đức Mẹ Laus, Pháp: Bài 5: Nơi Ẩn Náu Của Các Linh Hồn Tội Lội (7/10/2008)
Đức Mẹ Laus, Pháp: Bài 6: Nơi Ẩn Náu Của Các Linh Hồn Tội Lội (7/10/2008)
CN 934: Chúa Chọn Tôi Làm Linh Mục. (7/10/2008)
Các Đền Thánh Đức Mẹ Trên Toàn Thế Giới (7/10/2008)
Tin/Bài khác
Kinh Mân Côi Kính Đức Trinh Nữ Maria (8/13/2007)
Video Clip: # 1 Ave Maria, Kinh Kính Mừng! Bài Ca Bất Hủ (8/13/2007)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768