MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Chương III: Marthe Robin, Một Linh Hồn Ưu Tuyển
Thứ Hai, Ngày 23 tháng 6-2008
1. Chuyện kể của Lm Michel Tierny:

Bà Marthe Robin được mệnh danh là: “cô bé nhà quê của vùng Drôme”, được sinh ra vào ngày 13 tháng 3 năm 1902, tại Chateauneuf-de-Galaure.

Thiên Chúa chiếm lấy trái tim của cô bé vào ngày mà cô bé chịu lễ lần đầu, và tình yêu của cô dành cho Chúa lớn mạnh cho đến năm 1930, vào lứa tuổi 28, co được hoàn toàn hiệp thông với Ngài qua các vết thương xót thánh.

Vào ngày 6 tháng 2 năm 1981, Bà Marthe Robin từ biệt thế giới sau một cuộc đời trung thành dâng hiến sự đau khổ của bà để kết hợp vời Chúa Giêsu.

Sự hiệp thông của bà với Chúa Giêsu Ki Tô làm cho cuộc sống của Marthe có ý nghĩa và sinh hoa kết quả. Bà sống như một nữ tu dòng kín trong ngôi nhà bé nhỏ ở một nông trại, cũng là nơi mà bà sinh ra.

Trong suốt 50 năm, bà dâng hiến bản thân hoàn toàn một cách kín ẩn, không bao giờ rời cái giường mà bà nằm trong nhà của cha mẹ. Cũng giống như thánh Têrêsa, bà là:

”Một nhà truyền giáo của tình yêu.”

Nhà bác ái Foyers được hình thành từ năm 1936, từ cuộc họp vời linh mục Finet, và giờ đây, lan truyền trên khắp thế giới. Nhà bác ái Foyer cho phép đàng ông và phụ nữ nghe Lời Chúa trong bầu không khí suy tư nội tâm và suy gẫm một cách hiệu quả.

Một điểm son của Bà Marthe Robin là luôn trung thành với Chúa và sống rất đơn sơ.

Hiệp thông với Cuộc Khổ Nạn Chúa Kitô và Sự Phục Sinh của Chúa KiTô:

“Kính thưa Mẹ Tuyệt Hảo, đầy quyền năng và thánh thiện, con chân thành ao ước được tuân theo ý Chúa cách trung thành. Con van xin Mẹ hãy giúp con và làm cho đời sống của con là một tuyệt tác phẩm tình yêu mà Chúa mong muốn và ao ước.”

2. Một linh hồn ưu tuyển:

Với những lời này, Lm Faure, cha chính xứ của Châteauneuf, giới thiệu giáo dân của ngài với linh mục Finet vào ngày 10 tháng 2 năm 1936. Hiển nhiên, Bà Marthe Robin lúc đầu không có những đặc sủng. Bà giải thích ý nghĩa đời sống của bà:

“Niềm vui của tôi là sống ẩn khuất trong Chúa với Chúa KiTô, làm cho bản thân mình mất đi trong Chúa và cho phép bản thân được Chúa lấy đi. Đó là đời sống của Mẹ Maria, và Mẹ sẽ mãi là gương mẫu cho cưộc sống của tôi cho đến giờ phút cuối cùng.”

“Là một người Cha tốt lành, Chúa đã chuẩn bị từ đời đời một sứ mênh cho mỗi linh hồn. Nhiệm vụ của chúng ta là để Chúa làm chủ cuộc sống mình và ta phó dâng đời mình cho Chúa khi Ngài gọi ta, và không tự làm gì theo ý riêng.”

Những ai gặp Bà Marthe Robin ở ngôi nhà của bà ở La Plaine không bao giờ nhì nthấy điều gì khác thường, vậy mà có rất nhiều cuộc đời được soi sáng, làm cho mạnh mẽ và đôi khi thay đổi, sau khi họ được nói chuyện với người phụ nữ bình thường này. Thường thì chỉ sau đó, người ta mới khám phá ra sự thật và chiều sâu mà bà gây tầm ảnh hưởng trên họ.

Bí mật niềm vui của bà là kết hợp với Chúa Giêsu. Cũng như Mẹ Thiên Chúa được thiên thần chào mừng là “Bà đầy ân sủng’, Bà Marthe Robin cũng không chọn ơn gọi của mình. Bà nhận được và khám phá ra ơn gọi, và chấp nhận ơn gọi qua một chuỗi dài những biến cố mà bà dần dần nhận thức ra bàn tay của Thiên Chúa. Có phải điều lý tưởng của người Ki Tô hữu là để cho Chúa Giêsu làm chủ mình không? Ồ, chỉ khi nao chúng ta yêu mến Chúa Giêsu như Ngài yêu mến chúng ta!”

“Hãy để Chúa xử dụng chúng ta là dụng cụ của Lời Ngài và Thánh Ý Ngài. Không có gì nhỏ bé cho vinh quang vĩ đại của Chúa. Muốn phục vụ Chúa trong mọi sự là hãy phục vụ cách khiêm cung cho một nguyên nhân cao cả. Như thế, không có gì mà không kết trái trong đôi taycủa chúng ta.”

3. Giai đoạn 1902-1918: Sự chọn lựa của Chúa nơi một em bé bình thường.

“Tôi luôn yêu mến Chúa như một cô gái nhỏ.”

Sinh ngày13 tháng 3 năm 1902, gần ngôi làng bé nhỏ ở vùng Drôme, gọi là Châteauneuf-de-Galaure, Marthe là người con út trong gia đình có 6 người con. Trong suốt đời sống, cô Marthe luôn tận tâm với gia đình, kính trọng cha mẹ. Cha mẹ cô là những người nông dân khiêm tốn, nghèo nàn. Họ nuôi dưỡng cô trong đức tin Công giáo. Họ vun trồng cho cô bé một tâm tình sống đơn sơ.

Đời sống gia đình trở nên khó khăn nhưng gia đình này bền tâm trong công việc, và có kinh nghiệm phục vụ và chia sẻ. Họ sống với niềm vui đơn giản, khi vui cũng như lúc buồn, với các người hàng xóm và gia tộc. Vì thế, cuộc đời có nhiều ý nghĩa.

Là một trẻ thơ, Marthe rất quan tâm tới người khác, được chuẩn bị để phục vụ. Cô bé có lòng thương yêu bạn bè, cũng như các người nghèo và người bịnh. Cô nói:

“Tôi có thể vượt đồi núi và thung lũng, nếu tôi được phép, để đi thăm một người bạn bịnh nhân, không phải để săn sóc mà là để yêu thương họ.”

Tâm hồn của cô Marthe luôn tỏ ra vui mừng, sống động. Cô đi học ở trường và học giáo lý với các trẻ khác ở trong làng. Sau giờ học thì cô giúp việc nhà hay việc đồng áng. Qua những cảm nghiệm bình thường, cô khám phá ra sự hiện diện của Đấng Cứu Thế rồi dần dần cô cảm thấy gần gũi Ngài.

Nhớ lại buổi chịu lễ lần đầu, cô Marthe nói:

“Tôi nghĩ lúc ấy, Chúa đã chiếm trọn vẹn tôi rồi. Tôi tin rằng Ngài đã dành riêng tôi cho Ngài vào lúc ấy. Buổi chịu lễ lần đầu là một điều êm dịu và ngọt ngào trong đời sống của tôi.”

Các Thần học gia có thể nhận xét rằng đây là cách mà các nhà thần bí thường tỏ ra thụ động khi nhận rằng mình được Thiên Chúa chiếm đoạt. Cô Marthe biết rằng mình được Thiên Chúa yêu thương cách độc đáo, với một tình yêu mạnh mẽ và chân thật, bằng sự ngọt dịu cũng như bằng sức mạnh.

Giống như Bernadette, cô Marthe có đời sống thân thiện với Chúa Giêsu bằng cách cầu nguyện bằng Chuỗi Mân Côi và bằng cách khám phá ra sự gần gũi với Đức Mẹ Maria, mà sau này cô gọi là”Mẹ yêu dấu”. Đức tin của đứa trẻ không chút nghi nan, nhưng rất riêng tư. Cô nói:

“Các chị của tôi không thích tôi cầu nguyện suốt ngày, những tôi thường cầu nguyện nơi giường ngủ. Tôi cầu nguyện với Đức Mẹ Maria. Tôi luôn nói chuyện với Mẹ. Khi tôi đi xuống làng để có chút việc thì tôi luôn mang Chuỗi Mân Côi trong túi áo, và tôi luôn cầu nguyện khi đi đường. Tôi cầu nguyện bằng tư tưởng hơn là bằng lời nói.”

Mới còn nhỏ tuổi mà cô Marthe đã gieo trong ký ức những hạt giống Lời Chúa. Lúc ấy, Lời Chúa luôn được dấu kín, và cô cảm thấy điều bí mật của mình là luôn hạnh phúc.

“Những lời này trở nên”Sách của các sách”. Và qua Thánh Kinh mà Chúa dạy dỗ tôi về những gì mà tôi biết và phải nói ra. Cũng từ Nhà Tạm và Chúa nói với tôi. Ngài nuôi dưỡng khi tôi đói khát sự công chính và những điều đẹp đẽ, những điều này vượt qúa sự diễn tả của tôi.”

“Bịnh tật là một ơn tuyệt diệu, một sự giàu có không thể so sánh được. Ồ, xin cho ơn đau khổ tiết lộ sự đẹp đẽ và dậy chúng ta những điều vĩ đại!”

“Trong Cuộc Khổ Nạn Chúa Kitô và trong sự đau khổ mà Chúa Giêsu KiTô đền gần với sự khiếm khuyết của nhân loại. Cũng trong sư đau đớn mà Chúa đưa chúng ta đến gần Chúa nhất, và Ngài đem chúng ta vào sống rất mật thiết với Ngài.”

(Kim Hà, 13/9/06)

4. Giai đoạn 1918-1925: Sự thử thách thứ nhất - Lời kêu gọi đầu tiên.

“Lạy Chúa, con chúc tụng Chúa vì Ngài đã thử thách con.”

Năm 1918, cô Marthe được 16 tuổi. Cô có sức khỏe mong manh ngay từ khi còn nhỏ. Giờ đây cô đi trên con đường đau khổ mà chỉ có chấm dứt khi cô chết mà thôi. Nhưng nếu bệnh tật đến như một sự ngạc nhiên cho bịnh nhân, thì cô lại ao ước và không chống cự cơn bịnh. Chúa Thánh Thần nói nhỏ trong tim cô rằng:

“Thiên Chúa luôn ở đó. Chúa là Đấng luôn cho phép mọi sự xẩy ra, ngay cả khi hình như Ngài dấu kín và phủ nhận chúng ta, nhưng Ngài vẫn luôn yêu thương chúng ta.”

Và cô luôn cầu nguyện:

“Lạy Chúa, với ơn của Ngài, con sẽ mạnh khoẻ và chiến thắng, không phải cuộc thử thách này. Nếu đây là Ý Chúa thì bằng sự thử thách này, con thuộc về Chúa.”

“Với những người bạn thân thiết, Chúa vui lòng nói chuyện cách âm thầm. Ngài vui thích khi linh hồn biết lắng nghe và Ngài nói nhỏ nhẹ với linh hồn ấy. Trong tình yêu, giọng nói nhỏ nhẹ được hiểu rõ hơn và có giá trị hơn những giọng nói ồn ào. Chúa ngự trong linh hồn. Tất cả ánh sáng thánh thiện ở trong linh hồn! Hãy cầu nguyện nơi linh hồn.”

Cô có căn bịnh khó mà định bịnh được, căn bệnh này cũng khó cho bác sĩ điều trị. Cơn bịnh được đánh dấu bằng một thời gian dài thinh lặng. Trong 27 tháng, Marthe nằm liệt giường, ăn và nói rất ít. Điều gì đã xẩy ra giữa cô Marthe và Chúa Giêsu? Chúng ta không thể biết được.

Sau này linh mục Finet bình luận:

“Đó là một mối tương quan mật thiết và lâu dài.”

Tuy nhiên, chúng ta có thể tin rằng qua những gì xẩy ra bên ngoài như một sự kiện tò mò, Thiên Chúa biến đổi linh hồn cô một cách đặc biệt. Về sau cô nói:

“Tôi nghỉ ngơi trong đức tin và quyền năng của Chúa, tôi được thêm sức mạnh nhờ tình yêu của Ngài. Ngài có thể làm được tất cả, và tôi có thể hưởng các đặc ân của Ngài khi chuẩn bị chính mình cho một sứ mệnh. Tôi được vinh dự nhận thức được những điều gì mà Ngài muốn làm cho tôi, dù cho tôi không có chút quyền lực nào. Tôi cũng chẳng có khả năng, mà có đầy khiếm khuyết. Nhưng tôi tin chắc chắn rằng Ngài có thể làm nhiều hơn điều mà tôi có thể giải thích, mong muốn hay thấu hiểu.”

Đó cũng là lúc mà Marthe khám phá ra gía trị của sự thinh lặng:

“Vì trong thinh lặng, ta nghe được tiếng nói của Thiên Chúa.”

Cô giữ thinh lặng để cầu nguyện trong thời gian. Cô được chuẩn bị cách bí mật trong 50 năm của đời sống cô độc trong căn phòng nhỏ, nơi mà cô trải qua những ngày và đêm trong sự hiệp thông thân mật với Thiên Chúa, Đấng mà cô gọi là:

“Người yêu-dấu dịu-hiền”.

Khi cô Marthe nói ra công việc của Trung Tâm Tĩnh Tâm Bác Ái Foyers, thì cô nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự tĩnh lặng, một điều kiện cần thiết để lắng nghe Chúa Thánh Thần, vì Ngài sẽ nói trong sự thân mật của trái tim:

“Đó là sự thinh lặng thánh thiện của tình yêu.”

Về sau, cô Marthe nói:

“Sự thinh lặng thật là tốt vì sẽ nảy sinh hoa quả của Thiên Chúa.”

Đó là sự hiệp thông với tình yêu vô biên. Sự thinh lặng suy gẫm Lời Chúa mở ra sự phong phú bao la. Có lẽ trong đời sống của Marthe, cô đã nghe Thiên Chúa nói rõ ràng:

“Ta có những chương trình vô tận cho con.”

Khi đồng thời, cô khám phá ra rằng:

“Giữa Thiên Chúa và nhân loại thì có đồi Calvê, và bằng cây thánh giá mà con người phải trèo lên cao như Chúa.”

Nói về sứ vụ của cô, Marthe vẫn nhớ mãi một câu mà cô tìm thấy trong cuốn sách cũ:

“Với con, đó là con đường đau khổ.”

Tuy nhiên, Marthe cảm thấy có một sức sống mạnh mẽ. Cô muốn cho đi tất cả những gì mà cô có. Cô chưa bao giờ đặt câu hỏi vể sự đau khổ và đi tìm câu trả lời. Nhưng cô chấp nhận đau khổ với tình yêu, vì như thế, cô được thực thi Ý Chúa, Đấng mà cô yêu mến và phục vụ trên tất cả mọi sự:

“Điều mà tôi muốn làm và thường mơ ước là làm vui lòng Thiên Chúa mà không tìm kiếm sự gì cho chính tôi, hay cho cái gì khác. Điều mà tôi mong muốn trên tất cả là yêu mến Chúa luôn mãi, yêu mến Ngài một cách dịu dàng, yêu mến một cách vô lường.”

Đó là ngôn ngữ của một người yêu mến Chúa sâu đậm và nhận biết rằng Chúa yêu thương mình.

Tuy nhiên, con đường đi tới cũng có đầy sự nghi ngại và kháng cự, và có cả những sự mâu thuẫn. Đó là khi cô Marthe kể lại những năm dài cô cảm thấy đau khổ trước khi chịu dâng mình hoàn toàn cho Chúa, và xin vâng trọn vẹn. Đồng thời, cô nhận được sự hiện ra của Đức Mẹ Maria.

“Lạy Chúa Giêsu, con đã thấy Chúa di chuyển khắp thế giới. Với cây thánh giá, Chúa đi tìm các linh hồn cùng chịu đựng đau khổ với Chúa, nhưng họ đều chạy trốn khi thấy Ngài tiến tới.Vì thế, con xin dâng hiến mình con cho Chúa.”

5: Năm 1925: Sự đáp lời của cô Marthe.

“Con trở nên nạn nhân của tình yêu cho Giáo Hội và cho các linh hồn.”

Giờ mà cô Marthe chọn đã đến.

“Ta không có đủ niềm cảm hứng hay ánh sáng, nhưng ta phải đáp lời kêu gọi của Chúa. Ta phải dâng Chúa tất cả mọi sự.”

Cô Marthe rất muốn vào dòng tu kín Camêlô. Thế nhưng cô đã đến giai đoạn chin mùi để tự hủy mình hoàn toàn mà dâng mình cho Chúa. Vào ngày 15 tháng 10 năm 1925, cô đã dâng mình bằng hành động tự hủy và dâng mình cho tình yêu và thánh ý Chúa.

“Lạy Chúa Hằng Hữu, tinh yêu vô biên, lạy Cha của con! Cha đã hỏi ý con, nạn nhân nhỏ bé của Cha, để con hiến dâng mọi sự cho Cha. Và Cha đã lấy tất cả mọi sự của con. Hôm nay, con xin dâng chính mình con và thánh hiến bản thân con lên Cha, tất cả của con và không trở lại con đường cũ nữa.”

“Những công tác tông đồ, những việc làm tốt lành, những lời cầu nguyện, những gương mẫu, những đau khổ, và những công tác tông đồ cuối cùng có giá trị nhiều nhất. Lời cầu nguyện cũng như công việc tốt, đều luôn đòi hỏi hoa quả của hy sinh.”

(Kim Hà, 17/9/06)

6. Giai đoạn từ năm 1925-1930: trong bước đi của thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu.

“Từ tu viện thánh thiện, và đặc biệt từ căn phòng bé nhỏ, thánh trẻ Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã ban truyền ơn lành cứu độ cho tận cùng trái đất bằng sự hy sinh anh dũng của chị. Đó là lý do tại sao mà Giáo Hội, vốn là Mẹ nhân lành, đã không ngần ngại tặng cho chị tước hiệu là:”Quan Thầy của các xứ truyền giáo”. Giáo Hội còn cho rằng ngài là một vị thánh viên lớn nhất của thời đại này.” (Từ năm 1998, chị được tôn vinh là Tiến Sĩ Hội Thánh).

Tháng 10 năm 1926, vì cơn bịnh, Marthe bị hôn mê bất tỉnh trong ba tuần lễ. Trong cuộc thử thách thinh lặng này, thánh Têrêsa đã hiện ra với cô Marthe trong ba trường hợp khác nhau. Chị Thánh giao phó cho cô Marthe hãy tiếp tục sứ mệnh của chị trên toàn thế giới.

Về sau, cô Marthe nói rằng: “Chị Thánh để lại cho tôi tất cả mọi sự.”

Dần dần cô hiểu rằng là một giáo dân, cô được kêu gọi để dâng hiến đời mình cho một Chúa Giêsu chịu đóng đinh, vì phần rỗi của Giáo Hội và của thế giới.

“Lạy Chúa, tất cả của con là của Chúa; xin Chúa hãy làm mọi sự Chúa muốn trên con, và bởi vì các linh hồn chỉ được cứu thoát bằng sự đau khổ, vậy xin Chúa hãy tiếp tục Cuộc Khổ Nạn Chúa Ki-Tô nơi con.”

Vào ngày 25 tháng 3 năm 1928, đôi chân của cô Marthe Robin trở nên bại liệt. Cô được khiêng trên chiếc giường gỗ, và từ đó, cô không bao giờ còn đứng dậy được nữa. Nhưng cô vẫn có thể thêu thùa với kim chỉ và vẫn còn viết một ít thư từ. Cô bị ma quỷ tấn công mãnh liệt, và tiếp sau đó, cô được có những thị kiến về Đức Mẹ Maria.

Vào tháng 2 năm 1929, bịnh tê liệt tiến đến hai cánh tay và bàn tay của cô. Thế là cô trở nên bất toại. Và cô chỉ biết dâng lên Chúa sự Từ Bỏ chính mình.

“Lạy Chúa, không con không còn gì, không gì là của con nữa. Không còn gì nữa cả. Chỉ có Chúa thôi. Ôi lạy Chúa Giêsu của con! Con xin từ bỏ mọi ước muốn của con mãi mãi, và con sẽ dành bản thân con hoàn toàn cho việc cầu nguyện, đau khổ và yêu mến.”

“Con kết hợp bản thân con với Chúa, con chẳng những thuộc về Chúa mà không bao giờ rời xa Chúa cả. Nếu con có thờì giờ thinh lặng với Chúa thì không gì có thể làm gián đoạn. Con có những giây phút thân mật với Chúa, và cũng là những buổi gặp gỡ với mọi người trên thế giới. Đừng chỉ nhìn vào linh hồn của chúng ta, mà phải nhìn chung quanh và lên trên cao. Công việc của Thiên Chúa trong các linh hồn thật lớn lao… Mỗi linh hồn trên trái đất có thể trở nên một linh hồn được tuyển chọn! Ta phải trải qua sự hy sinh để được loài người yêu mến. Thật là điều cần thiết để con chịu tử đạo để Chúa được các linh hồn yêu mến và trở nên đáng yêu. Như vậy để họ được Chúa yêu thương, và họ làm cho mọi người yêu mến Chúa. Nơi mỗi cái đục và cái búa, con sẽ nói cảm tạ Chúa. Con muốn đổ mồ hôi tình yêu. Xin Chúa hãy ban cho con mạo gai, xin cho tay con chảy máu, cho trái tim con đổ máu, xin cho con đóng đinh trên thánh giá.”

7. Giai đoạn năm 1930: Giống như Chúa Giêsu chịu đóng đanh:

“Tôi muốn trở nên một Chúa Giêsu, một Chúa Giêsu bị đóng đanh để rồi trờ nên một Chúa Giêsu Cứu Thế…”

Vào cuối tháng 9 năm 1930, Chúa Giêsu hiện ra với cô Marthe Robin và hỏi cô rằng:

“Con có muốn giống như Thầy không?”

Vào đầu tháng 10, cô thấy Chúa trên thánh giá lại hỏi cô câu ấy một lần nữa. Đó chính là giây phút mà chú rể chọn để kết hợp mật thiết với cô dâu, người mà Chúa biết rằng đã sẵn sàng nhận chịu các vết thương thánh của Ngài trên thân xác, và mão gai trên đầu như là một dấu ấn của tình yêu Ngài.

“Buồn phiền cho kẻ ngoại, đó là sự khôn ngoan của Thiên Chúa.”

Cây thánh giá của Chúa Giêsu KiTô là những dấu thương thánh mà được hiểu là tình yêu.

Chính vì yêu mến Chúa Cha mà Chúa Giêsu chấp nhận chịu chết trên cây thánh giá. Bởi vì Marthe Robin yêu mến Chúa Giêsu, và trong Chúa Giêsu mà cô yêu kính thánh ý của Chúa Cha. Vì thế cô được hướng dẫn để nên giống Chúa Giêsu trong mọi hành động, vì Chúa Giêsu đã ban cho thế giới một tình yêu lớn lao, qua cái chết của Ngài.

“Lạy Chúa Giêsu, Chúa nói rằng không ai lấy được mạng sống của Ngài, nhưng là chính Ngài tự ý ban cho nhân loại.Con xin Chúa ban cho chúng con sự can đảm để chịu đựng đau đớn và chết như Chúa, không phải vì chúng con bị bắt buộc làm như một kẻ nô lệ, nhưng vì sự thánh thiện và tình yêu. Xin cho con chết đi để nhân loại được sống.”

Cùng với thánh Phaolô, cô Marthe Robin nói: “Với Chúa KiTô, con chịu đóng đinh trên thánh giá.”

Ngày thứ sáu kế đó, cô Marthe Robin bắt đầu cuộc sống Cuộc Khổ Nạn Chúa Kitô. Đến lúc cuối cùng thì cô được ngất trí, và Đức Mẹ Maria hiện ra với cô. Cô bị đóng đinh nơi thân xác và trong trái tim, nhưng cô lại được cảm nghiệm một cách huyền nhiệm vào mỗi tuần là trải qua một Cuộc Khổ Nạn Chúa Kitô, ở mỗi giai đoạn khác nhau: từ nỗi lo buồn, đau đớn nơi vườn Giệtsimani cho đến những câu nói cuối cùng của Chúa KiTô trên cây thánh giá:

“Lạy Cha, con xin phó dâng linh hồn con trong tay Cha.”

Bị tê liệt hoàn toàn, cô Marthe không ăn, không uống, không ngủ được. Lương thực duy nhất của cô là Thánh Thể Chúa Giêsu, là Đấng Tình Quân đã ban cho cô lương thực và cuộc sống. Cô thành thật nói với Chúa Giêsu rằng:

“Lương thực của con là làm theo thánh ý Chúa Cha.”

Trong cơn đau khổ mà có thể đa số người không biết, cô luôn cảm tạ Chúa và hiệp thông với Chúa Giêsu:

“Lạy Chúa, con là một tôi tớ vô dụng, nhưng ít ra con có một niềm vui là cùng hành động và thống khổ với Thiên Chúa của con, và ban tặng đời sống con từng giọt từng giọt một, không phải trong vinh quang chiến thắng, nhưng trong những sự đau đớn của cuộc khổ nạn không vinh quang, khi mà sự khiêm nhường không có giá trị gì. Và mỗi ngày con ôm ấp những công tác mà Chúa Cứu Thế đã tin tưởng mà giao phó cho con với niềm tri ân và niềm vui. Con cảm tạ Chúa vì Ngài đã ban cho con chén đắng và mạo gai của Ngài. Và Chúa đã âu yếm ban cho con những cái đinh nhọn của thánh giá Chúa. Ngài còn ban cho con một cuộc sống để thực hành nỗi thống khổ dài lâu và đau đớn của Cuộc Khổ Nạn Chúa Kitô. Cuối cùng, con cảm tạ Chúa vì Ngài đã thông ban sự thống khổ và cuộc sống thánh của Ngài cho con.”

“Mỗi gia đình chỉ cần có một linh hồn được tràn trề ơn Chúa thì tất cả nhà ấy sẽ dư đầy ơn Ngài. Ở dưới những sự nồng ấm đẹp đẽ và sáng ngời, hãy lắng nghe tiếng nói khuyến khích và thuyết phục, bằng ánh sáng của sự trong sạch, thì chúng ta sẽ mở được những trái tim cứng cỏi và khô khan nhất. Thiên Chúa sẽ bước vào và chiến thắng những trái tim ấy.”

8. Giai đoạn từ năm 1930-1934: Bước đầu tiên trong sứ mệnh cao cả.

“Chỉ vì tình yêu lôi kéo tôi đi. Tôi thích đối thoại với mọi người…”

Ảnh hưởng sứ mệnh của cô Marthe Robin được cảm nhận tại gíáo xứ của cô, qua việc thành lập một ngôi trường học. Lúc đầu, cô xin vị linh mục chính xứ xây dựng trường vì Đức Mẹ Maria muốn như thế, kể từ năm 1930.

Cô Marthe nhớ lại việc Chúa Giêsu cũng đã nói trong tim cô từ lâu. Cô thích các trẻ em trong vùng đến thăm viếng cô. Cô lắng nghe chúng, cầu nguyện Chuỗi Mân Côi với chúng, và chia sẻ mọi sự kỳ thú với các em. Cô nhận thấy sư hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi ở trong các trẻ em. Qua các trẻ, cô Marthe đến gần với Thánh Tâm trong sạch của Chúa Giêsu Hài Đồng, Con của Chúa Cha và Mẹ Maria. Trái tim Ngài từ bỏ chính mình và đầy ắp tình yêu. Cô tin tưởng hoàn toàn vào quyền năng của lời trẻ em cầu nguyện:

“Có phải trái tim của trẻ thơ được Chúa tạo ra để cầu nguyện và yêu thương không? Lời cầu nguyện của trẻ thơ rất có quyền năng với Thánh Tâm Chúa.”

Bằng cách tiếp xúc với trẻ thơ, cô Marthe Robin khám phá ra con đường nhỏ của thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, qua việc từ bỏ và lệ thuộc đời sống mình trong quyền năng Từ Mẫu của Mẹ Maria. Việc thành lập ngôi trường học cho trẻ nữ ờ Châteauneuf-de-Galaure là bước chuẩn bị cho một sứ mệnh sẽ vượt khỏi biên giới của gíáo xứ.

Thật sự, cô Marthe đã nhận được sự soi sáng của Thiên Chúa, bắt đầu từ vùng Châteauneuf-de-Galaure. Ngài thực hiện công tác tình yêu nhằm đổi mới toàn thế giới. Còn Đức Mẹ Maria muốn thực hành vai trò của Mẹ là Mẹ hiền và là Đấng Trung Gian.

“Ta xây dựng ngôi trường học này vì đó là nơi trú ẩn cho nhân loại. Khi mà họ chán nản, thì họ sẽ đến đây để tìm niềm an ủi và hy vọng. Đây là nơi trú ẩn với các ngôi nhà và các bức tường, đó là dấu hiệu của Thánh ý Ta. Thánh Tâm Ta kêu gọi vô số người tội lỗi, và họ sẽ đến từ muôn nơi trên thế giới. Họ được Ta và Mẹ Ta kêu gọi, để đi tìm ánh sáng và ơn chữa lành cho những cơn bịnh mà do tội lỗi họ gây ra. Ta sẽ tha thứ cho họ. Ta mong muốn những căn nhà Foyer chiếu sáng ánh huy hoàng, bác ái và tình yêu.”

Lời của Chúa sẽ được giảng dạy ở đó, những phương pháp giảng dạy được phổ biến trong 5 ngày tĩnh tâm. Trong thinh lặng, một vị linh mục, cũng là cha của một Cộng đoàn, và các giáo dân sẽ sống với nhau như một gia đình mà Mẹ Maria là Mẹ của họ.

Cô Marthe và những thành viên của nhà Foyers được kêu gọi để thi hành công cuộc Cứu Thế, trong tinh thần của thánh gia tại Nazareth. Họ dâng hiến mình và đời sống hàng ngày để phục vụ các khách đến tĩnh tâm.

“Tôi muốn tất cả thành viên của các nhà Foyers trở nên thánh. Hãy để cho họ chiếu sáng bắng đời sống gương mẫu, bằng cách thực hành đức bác ái không ngừng, bằng nhiệt tâm khi đối diện với sự khó khăn, và cuối cùng, bằng cách dâng hiến bản thân cho nhân loại khi hiến tế mình lên Chúa.”

“Linh hồn khiêm nhường của tôi, có khả năng làm được sự cao cả cho Giáo Hội và các linh hồn, cho các linh mục của toàn thế giới, và Chúa đã hứa với tôi rằng Ngài giúp đỡ tôi vì lợi ích của toàn thể nhân loại.”

(Kim Hà, 13/10/06)

9. 1926: Hai linh mục hiệp thông trong một hy lễ.

“Con muốn sáng tạo một điều gì mới và vĩ đại cho vinh quang của chúng ta.”

Hơn lúc nào hết, cô Marthe cảm thấy mình là con gái của Giáo Hội. Cô luôn muốn hoạt động để hiệp thông với linh mục chính xứ của mình. Cô hiểu rằng nhiệm vụ tư tế của người giáo dân có thể được thực thi qua một linh mục thực sư. Bên cạnh các lời khuyên của LM Faure, ngài cảm thấy giáo dân gần gũi với mình, cô Marthe còn nhận các lời khuyên và yểm trợ của các linh mục khác trong vài trường hợp. Nhưng Thiên Chúa đã hứa, khi nói về các công tác của những nhà Foyers, là Ngài gửi cho cô một vị linh mục được tuyển chọn như cô, để cùng làm việc.

Vào ngày 10 tháng 2 năm 1936, LM Georges Finet đến thăm cô Marthe. Ngài là một nhà chuyên môn về Đức Mẹ Maria của giáo phận Lyon, học theo lối giảng dạy của thánh Louis-Marie Grignion de Montfort. Sau ba tiếng phỏng vấn, cô Marthe nói với cha Finet rằng Chúa đã chọn cha để làm”Cha” và là Cha của Nhà Bác Ái Foyer đầu tiên ở Châteauneuf-de-Galaure .

Trong một lần cô Marthe chịu Cuộc Khổ Nạn Chúa Kitô, thì Chúa Giêsu nói với cô rằng:

“Vị linh mục mà Cha gửi đến cho con sẽ không thể làm gì được nếu không có con và nếu ở xa con. Cha muốn cả hai chúng con hãy hiệp thông với Cha trong sứ mệnh mà Cha đã tín thác cho con, cho tất cả các linh hồn mà Cha muốn ban cho con, và cho sự vinh quang của Danh Cha.”

Công tác ấy làm cho cha Finet ngạc nhiên, nhưng làm sao mà ngài không thể nhìn được việc làm của Chúa Thánh Thần trong linh hồn ấy, vi linh hồn này đã khiêm nhường hiệp thông với Chúa và lại còn ở gần Đức Trinh Nữ Maria. Ngài cũng muốn tín thác bản thân mình như một đứa trẻ. Và rồi, với sự đồng ý của Đức Giám Mục và của các bề trên, ngài đến để thành lập một nhà Bác Ái Foyer đầu tiên tại vùng Châteauneuf-de-Galaure, và bắt đầu công tác chăm lo việc tĩnh tâm.

Trong buổi tối đầu tiên của buổi tĩnh tâm, vào ngày 8 tháng 9 năm 1936, LM Finet nghe cô Marthe gọi là “Cha” và cha đã thánh hiến sứ mệnh của mình cùng với sứ mệnh của cô Marthe. Ngài bắt đầu được kêu gọi để tạo cuộc sống siêu nhiên cho các trẻ nhỏ. Ngay lập tức, một gia đình được thành lập chung quanh cha Finet, để cho các tham dự viên nhóm tĩnh tâm có thể đến dự. Sau đó, nhà được xây cất, dù cho đang có chiến tranh, nhưng việc điều hành vẫn phát triển.

“…và thưa Cha, mỗi buổi sáng, khi cha đứng trên bàn thánh, con van xin cha hãy dâng hiến một tấm bánh nhỏ bé là mình con lên Bánh Thánh vĩ đại và thánh thiện để cầu nguyện cho các linh hồn. Để rồi với Chúa Giêsu, qua Chúa Giêsu và bởi Chúa Giêsu, mà Chúa Cha có thể nhận được những lời ca ngợi và vinh quang mà Ngài muốn, và để cho các linh hồn nhận được những ơn huệ mà họ cần.”

“Con đang cầu nguyện liên lỉ và với nhiều tình yêu cho cha linh hướng của con.”

“Lạy Chúa, xin chúc lành cho Cha của con, xin Chúa chúc lành cho những ai mà ngài yêu thương, xin chúc lành cho công việc của ngài, và xin thánh hóa những lời của ngài. Xin chúc lành cho nhà Bác ái Foyer của ngài.”

“Con muốn soi sáng các linh hồn như các Thánh Tiên Tri và các Tiến Sĩ Hội Thánh…Con muốn đi đến khắp nơi trên mặt đất, ở mọi phía, và rao giảng Danh Thánh Thiên Chúa, và trồng cây thánh giá vinh quang của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nhưng một sứ mệnh thì chưa đủ…”

“Thiên Chúa ban cho con mục vụ tông đồ của tình yêu trong đau khổ.”

10. Từ năm 1936-1948: Bền tâm trong khi dâng hiến.

“Để đền tạ, sửa đổi, an ủi, yêu thương… dâng hiến cá nhân con mà không tiếc nuối, và tất cả của con là của Chúa, dành cho những người khác và cho các linh hồn.”

“Thiên Chúa trực tiếp giao phó cho con rất nhiều các linh hồn, con muốn đổ tràn trên họ tình yêu thánh thiện…”

Cô Marthe cảm thấy mình rất gần gũi với công việc của Chúa Giêsu KiTô, Đấng Cứu Thế, Marthe cũng cảm thấy rất gần gũi với Thánh Tâm của Chúa Cha, là “Đấng muốn tất cả mọi người được cứu rỗi và hiểu được sự Thật”. Cô hiểu sự khẩn thiết của sứ mạng hoàn vũ, nhưng cũng như thánh Têrêsa, cô cảm thấy trong tim mình có một niềm ao ước dành cho ơn Thiên Triệu, kể cả việc rao giảng đến tận cùng trái đất. Cô chưa bao giờ dùng các phương tiện nào khác, ngoại trừ những gì mà Chúa Giêsu ban cho cô, đó là chịu đựng đau khổ và thánh giá, dâng hiến trong tình yêu, để hiệp thông với Chúa.

Niềm vui lớn lao của cô là hiểu được rằng những sự dâng hiến vô hình ấy kết thành hoa quả trong Nhiệm Thể của Chúa:

“Sự đau khổ của con được tắm gội trong niềm vui của tình yêu, đó là niềm vui vì đến từ tình yêu, và sự đau khổ ấy có gía trị cứu chuộc cho các linh hồn…Thật là ngọt ngào khi nghĩ rằng, là một thành viên của Nhiệm Thể Chúa KiTô, những nỗi đau đớn và thống khổ của con được hiệp thông với Cuộc Khổ Nạn Chúa Kitô, cùng chung trong sự liên kết thánh thiện.”

Cô Marthe có thể cảm nhận sâu xa về giá trị của các linh hồn, và cô mong muốn cứu vớt từng linh hồn một, bằng cách lôi kéo nhiều linh hồn quảng đại đi theo cô. Cô luôn nói về bình diện của hoàn vũ. Với Chúa Giêsu, cô cảm nghiệm được sự cô đơn của nhân loại làm cho Ngài chịu gánh tội cho chúng ta (như thánh Phaolô). Khi cô biết mình yếu nhược và không xứng đáng, thì cô biết rõ mình đang cùng Chúa Giêsu gánh tội cho rất nhiều người. Như Chúa Giêsu lúc Ngài buồn khổ trong vườn Cây Dầu, cô cảm thấy nỗi lo sợ, buồn sầu, nhưng mỗi lần như thế, cô cố gắng tín thác nơi Đức Trinh Nữ Maria và nơi quyền năng linh mục của người cha linh hướng của cô trong Chúa, ngài luôn hiện diện để an ủi và khuyến khích cô hãy bền chí trong việc dâng hiến, và ngài không ngừng chịu đau khổ trong Thánh lễ.

Cô Marthe thì thầm cầu nguyện dài lâu, và thỉnh thoảng, cô khóc vì đau khổ hay vì tình yêu, cô dâng mọi sự lên Chúa Cha, mà biết rõ rằng cô được hiệp thông với Chúa Giêsu trong hy lễ cầu cho các linh hồn tội lỗi, để cầu thay cho mỗi một người, và đặc biệt là cầu nguyện cho các linh hồn. Cô nài xin Đức Mẹ Maria gìn giữ nước Pháp và toàn thế giới. Cô nài van Chúa Thánh Thần ban ơn lành cho cha linh hướng, cho nhà Foyer, cho các người dự buổi tĩnh tâm, và cho toàn thế giới.

Cô luôn canh tân lời hiến dâng và lời xin vâng với tình yêu, dù cho cô bị ma quỷ tấn công thường xuyên. Chúng dùng mọi phương tiện để làm cho cô nản lòng. Nhưng cô luôn bám sát Mẹ Maria. Cô năng xin Mẹ giúp và cảm tạ Mẹ. Vì thế, cô thường có niềm vui sâu đậm mà quên cơn đau.

“Ở mỗi giây phút của đời sống con, con có một ao ước lớn lao là cứu vớt các linh hồn, tất cả các linh hồn, bằng cách yêu mến Chúa Giêsu mà không bị lo ra, dòng suối trong tim con bị thương đau vì sự bác ái…”

“Bàn tay yêu thương dẫn dắt con một cách dịu dàng đến chiều cao của sự đau đớn, đó cũng là bàn tay bảo vệ và làm cho con mạnh sức, để con chống lại những cuộc tấn công và sự hận thù của kẻ thù.”

(Kim Hà, 19/10/06)

11. Gặp Gỡ cô Marthe:

“Chúng ta cùng cầu nguyện.”

Những lời cầu nguyện hiến dâng, từ bỏ chính mình đã đem lại hoa quả. Cô Marthe sống mầu nhiệm hiệp thông với các thánh trong đời sống ẩn khuất của cô. Cô cũng rất gần gũi với các thân nhân và các khách đến gặp gỡ cô. Thật sự, sau khi bị mù hoàn toàn, cô Marthe dâng hiến thị giác của mình lên Thiên Chúa để xin cho chiến tranh chấm dứt, cô Marthe giống như người tôi tớ đau khổ trong sách Tiên Tri Isaiah:

“Không một cái nhìn nào làm cho tôi để đôi mắt đến, đó là điều nhân loại khinh rẻ và chống đối…”

Làm sao chúng ta giải thích niềm vui của trẻ thơ khi chúng nhảy chung quanh chiếc giường gỗ của cô, chỉ khi chúng ta thấy trong cô là sự hiện diện của Thiên Chúa. Ngài nói:

“Hãy để các trẻ thơ đến với Ta, vì Thiên Đàng là của những người như chúng.”

Trong cô, không có chỗ cho sự thỏa mãn cá nhân, không có chỗ cho những kẻ mê say thế gian hay những kẻ tò mò. Nhưng những người nhỏ bé, những ai nghèo khó trong tâm linh, những kẻ tội lỗi, những linh hồn đi tìm sự thật, ánh sáng, và một lối sống quảng đại, thì đó là những kẻ đến với cô Marthe. Họ tìm đến cô để được nói chuyện với cô, và cô Marthe đã chăm chú lắng nghe những sự khó khăn của họ. Khi họ gặp cô xong rồi trở về, họ cảm thấy mình mạnh mẽ hơn, và trở nên một chứng nhân trung thành của Thiên Chúa.

Thường thì cuộc gặp gỡ chỉ kéo dài mấy phút. Có nhiều người làm chứng rằng ảnh hưởng của cô rất lớn trên họ, cho dù họ là một người tù nhân hay một đấng sáng lập Dòng Tu.

Tuy nhiên cô Marthe không bao giờ đề nghị một giải pháp dễ dàng để giải quyết vấn đề. Cô lắng nghe cẩn thận, đôi khi cô giữ thinh lặng tuyệt đối. Cô cầu nguyện, và mời gọi các người khách của cô cùng cầu nguyện chung. Rồi cô dâng lời nguyện từ đáy tim cô lên Chúa Giêsu, như dâng một kho tàng đặc biệt lên Chúa. Cô tỏ ra thông cảm và hiểu biết, Vì thế người đối diện cảm thấy họ được yêu mến và kính trọng. Họ được Chúa tha thứ, để rồi họ sẽ trở nên một vị thánh như Chúa kỳ vọng; và họ sẽ lấy lại niềm hy vọng. Cô Marthe rất cẩn thận hướng dẫn những người tội lỗi đến với linh mục và Bí tích hòa giải. Bằng cách đó, người ấy sẽ cảm nhận được sự nhân lành của Thiên Chúa.

Cô Marthe luôn chú ý đến sư an vui của những người khách. Với sự lo lắng và quan tâm, cô chăm sóc và những gói quà gửi đến tặng các nhà truyền giáo và các tù nhân. Đồng thời, cô có thể rất cứng rắn và đòi hỏi, nhưng cô cũng có óc khôi hài. Cô thường hay cười lớn tiếng với khách và ban tặng niềm vui của cô cho họ.

Thường thường, cô đối diện với những vấn đề của khác, nhưng cô luôn mời họ suy gẫm về trường hợp của họ, hay tình trạng sống của họ. Cô biết rằng nguyên nhân của các sự khó khăn là vì họ lười biếng dùng khả năng của con người để suy gẫm:

“Trái đất trở nên hoang vu vì không ai chịu suy nghĩ nữa.”

Đối với những người đau khổ và những người khác, cô nói đến giá trị của việc dâng hiến bản thân mình như trường hợp mà cô đang sống:

“Mỗi linh hồn yêu Chúa thì nên dâng hiến việc tông đồ của đời sống mìnhh và nỗi thống khổ của mình, điều đó có gía trị cứu rỗi lâu dài đối với Vĩnh Cửu. Hơn bao giờ hết, thế giới cần những linh hồn thánh thiện và quảng đại của cô, giống như các Bánh thánh sống động, dâng hiến toàn thân và hy sinh từ bỏ chính mình để trở nên nạn nhân của tình yêu.”

Có một số người xúc động bởi bản chất và sự bình an của Cô Marthe, vì cô có niềm xác tín lớn lao và một tương quan thân mật với Chúa, cô nói:

“Tôi biết rằng Thiên Chúa của tôi luôn nâng đỡ và ngắm nhìn tôi. Chỉ với ý tưởng ấy chắc chắn làm cho tôi hạnh phúc và thoải mái.”

Cô Marthe muốn nói với mọi người về Mầu nhiệm sâu xa của Chúa, đó là hoa quả của Chúa Thánh Thần, Ngài biến đổi cái nhìn của ta về những biến cố của đời sống hàng ngày:

“Ôi, đời sống của những người Ki Tô hữu là những sự vĩ đại không được nhắc đến! Đó là một sự đẹp đẽ, một đại dương yêu thương mà chúng ta đang sống. Làm sao mà Thiên Chúa lại yêu thương chúng tôi quá đỗi như thế?”

Gia đình trần thế của Cô Marthe cũng được thừa hưởng nhờ những nỗi thống khổ của cô. Tháng 11 năm 1940, Cô Marthe chịu đựng nỗi đau đớn ở luyện ngục của mẹ cô trong nhiều tháng.

Ai có thể đoán được những ơn lành trong những cuộc gặp gỡ ở La Plaine? Cô Marthe không bao giờ quên những người mà cô đã gặp gỡ, hay những ai đã viết thư cho cô. Cô luôn trả lời từng người một, qua người thư ký. Tất cả những ai đã từng liên lạc với cô đều tham dự vào cuộc Khổ Nạn hàng tuần của cô. Cô thường nói:

“Chúng ta cùng cầu nguyện,” Sau cùng, khi kết thúc buổi gặp gỡ, nhưng có một số người nghĩ rằng sức nặng của nỗi thống khổ được bao gồm trong những chữ ấy. Cô Marthe không bao giờ nói về những gì mà cô đang chịu đựng. Cô sống cách trung thành với hồng ân là dâng hiến toàn thân cho Chúa.

Niềm vui của cô là giúp đỡ những người khác mà quên chính mình. Khi cô nói về Đức Mẹ Maria, cô cũng bắt chước Mẹ là luôn bận rộn:

”Đưa Chúa Giêsu đến với những ai đã thăm viếng cô.”

“Lạy Chúa Giêsu yêu dấu, Chúa đang ngự trong con. Chúa đang hướng dẫn và chỉ dạy con, làm cho những ai đến với con thì khi ra về, họ đểu cảm thấy được an ủi khi họ khóc, được nâng đỡ khi chán nản, và hạnh phúc khi nghĩ đến những lời của con, cái nhìn của con và nụ cười của con.”

“Có ai đó nói rằng ở một nơi nào đó, không ai truyền giáo bằng một vị thánh, ngay cả khi vị thánh ấy bị sống trong bốn bức tường.” (Còn tiếp)

12. Giai đoạn từ năm 1948-1981: Cuộc Sống ẩn khuất dài lâu của Cô Marthe:

“Hơn bao giờ hết tôi tin tưởng vào Đức Mẹ Maria, vì Mẹ làm cho tôi khiêm nhường, dịu sàng, đầy lòng trung thành và trở nên nhỏ bé, để Thiên Chúa có thể hoạt động tự do trong linh hồn tôi…”

Từ năm 1948 trở đi, Cô Marthe dấu kín mình trong sự dâng hiến thinh lặng. Cô không còn đọc các lời cầu nguyện nữa, cô cũng không cầu nguyện lớn tiếng nữa, nhưng cha Finet tiếp tục thực hành sứ vụ tông đồ, đó là Cha luôn ở bên cạnh Cô Marthe. Ma quỷ ngày càng tấn công mãnh liệt hơn, nhưng sự hiện diện của Đức Mẹ Maria làm cho Cô Marthe trở nên êm ái, dịu dàng. Như thế là một dấu hiệu của sự phục sinh ngay trong trái tim của cuộc khổ nạn.

Trong thời gian cuối của cuộc đời, bà Marthe Robin có lúc không thể đón tiếp khách đến thăm, nhưng khách vẫn đua nhau đến thăm viếng bà.

Một trường học cho nam sinh được lập ra tại vùng St. Bonnet, ở một giáo xứ lân cận, cũng là nơi mà Cô Marthe được rửa tội. Đây cũng là lúc mà các nhà bác ái Foyers tăng trưởng mau chóng. Công tác của các nhà này lan rộng ra khắp nước Pháp, và lan đến một số nơi trên thế giới.Đó là điều mà Chúa Giêsu đã hứa với cô và Cha Finet. Chúa nói:

“Các tín hữu và những người trung thành sẽ giúp cho cha giảng dạy và nuôi dưỡng các linh hồn.”

Rất nhiều giáo dân, nam cũng như nữ, cảm nhận được lời mời gọi để sống ơn gọi bằng sự thánh hiến đời sống họ cho Thiên Chúa nơi các nhà bác ái.

Đây là một “Lễ Hiện Xuống Mới”, vì Chúa Giêsu đã hứa với Cô Marthe (Lời này cũng giống như lời mở đầu của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, khi khai mạc Công Đồng Vaticano II), xác nhận rằng các nhà bác ái Foyers trong sứ mạng làm việc cho Giáo Hội, đã làm chứng cho hoa quả bởi sự hiến dâng âm thầm của Cô Marthe. Vì lý do đó, Châteauneuf-de-Galaure được tồn tại, và sẽ tồn tại như là Trung Tâm nhà Foyers, và là suối nguồn hiệp nhất với các nhà Foyers khác.

“Lạy Chúa, xin gửi Chúa Thánh Thần đến và tất cả mọi sự sẽ được tạo thành, và Chúa sẽ canh tân bộ mặt của trái đất…”

“Lạy Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa tình yêu, xin hãy đến như một làn gió mạnh mẽ thổi vào các Vương Cung Thánh Đường, các thánh đường và nhà nguyện, các nhà tiệc ly, các dinh thự hay các túp lều lụp xụp. Xin Chúa hãy đổ đầy tràn trên trái đất với ánh sáng, sự an ủi và tình yêu của Ngài.”

“Lạy Chúa Giêsu, tình yêu Chúa thiêu đốt con, không phải vì sự cố gắng của con nhưng là ơn lành đầy quyền năng của Chúa! Con không chết, nhưng sống để yêu Chúa…Lạy Chúa, xin hãy ban cho con sự bình an, nếu Chúa cho con hạnh phúc ở trên trái đất này thì ở Thiên Đàng còn hạnh phúc nhiều như thế nào?”

13. Tháng 2, năm 1981: Sự Ra Đi của Bà Marthe Robin.

“Ẩn khuất và vô danh, đó là đặc quyền của con trên Thiên Đàng.”

“Trừ khi hạt giống rơi xuống đất và mục nát.” Trong đêm 5-6 tháng 2 năm 1981, Bà Marthe Robin trở về với Thiên Chúa. Bà được sống lại, sau một cuộc chiến đấu gian khổ chống lại ma quỷ vì chúng muốn theo phá phách bà đến giờ phút cuối.

Đám tang của bà được cử hành trong một bầu không khí suy gẫm và bình an, đánh dấu một niềm vui trong đức tin của sự sống lại. Có một đám đông đến từ khắp nơi trên thế giới, gồm đủ mọi thành phần. Đức Ông Marchand, Giám Mục của Valence, chủ tế và giảng lời Chúa, trích từ Thánh Kinh Thánh Gioan, (chương 12). Bài giảng được nói lên từ trái tim của ngài, sau khi ngài viếng xác của Bà Marthe Robin ở La Plaine:

“Nếu hạt lúa mì không rơi xuống đất và chết đi, thì nó chỉ là một hạt giống; nhưng khi nó chết thì sẽ có một mùa gặt to tát.”

Mầu nhiệm của Chúa Giêsu là mầu nhiệm của Bà Marthe Robin. Chúng ta cảm ơn bà vì bà đã thương yêu Giáo Hội, kể cả Giáo Hội địa phương và Giáo Hội hoàn vũ. Là chứng nhân để thấy những sự kỳ diệu của Thiên Chúa, bà luôn mong muốn làm con gái của Giáo Hội.”

Khi nhấn mạnh tính tình và tình yêu của Bà Marthe Robin đối với Giáo Hội, vị Giám Mục của Valence nhấn mạnh đến hồng ân sứ mệnh mà Bà Marthe Robin và các nhà bác ái Foyers nhận được, qua bước chân của thánh Têrêsa, để phục vụ Giáo Hội và toàn thế giới:

“Bà Marthe muốn sống một cuộc đời chân thật và khiêm nhường, biết rất rõ và với ý thức rằng đức tin không dựa trên những cảm tính…”

Với những ai gần gũi với trái tim bà, Bà Marthe Robin là dấu hiệu sự hiện diện của Đức Mẹ Maria thành Nazareth, nơi mà mầu nhiệm Cứu Thế được chuẩn bị và thực hiện, bằng phương tiện dâng hiến âm thầm, bên dưới các hành động bình thường.

Có phải Bà Marthe Robin là một tiên tri của giáo dân thời đại không? Có phải bà là người mà Giáo Hội tin tưởng trong thời đại này không? Bà có phải là người “không những biến đổi thế giới, mà còn thánh hoá thế giới từ trong ra ngoài không?”

Bà Marthe Robin nói:

“Điều bình thường là chúng ta phải đi đến là chót đỉnh của sự hiệp thông và tình yêu. Sự thánh thiện thật sự gồm có việc bác ái. Và điều hoàn hảo này cần cho mọi người, không cần phải dựa vào các ơn cao siêu, hay các hồng ân đặc biệt, không cần phải là các hành động tốt, nhưng bằng con đường bé nhỏ của thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Thánh nữ dâng hiến tất cả cho tình yêu…đó là một linh hồn cầu nguyện và ngợi khen.”

Bà Marthe Robin kết luận:

“Mọi sự hoàn hảo ở trong tình yêu. Mọi sự thánh thiện ở trong sự khiêm nhường.”

Tôi hy vọng rằng việc sưu tầm về cuộc đời của Bà Marthe Robin, một cuộc đời lệ thuộc vào Chúa, sẽ đem lại ánh sáng chân lý. LM Faure mô tả Bà Marthe Robin như là “một linh hồn ưu tuyển.” Nếu ai nghĩ đến sự tự do yêu thương mà Thiên Chúa ban cho tạo vật bé nhỏ này, là điều bé nhỏ và không quan trọng trong cái nhìn của thế gian, những lại vô cùng lớn lao trước mặt Chúa, vì linh hồn này đã được tuyển chọn.

Trong con đường Chúa chọn, những người ưu tuyển là những ai xin vâng, vì muốn phục vụ Giáo Hội để cứu rỗi thế giới. Công việc đẹp đẽ nhất của Bà Marthe Robin là kêu gọi mỗi người đã được rửa tội và trở thành người Công giáo. Việc này giống như việc của một người chị lớn hay một người bạn thân, để suy gẫm món qùa đặc biệt mà Chúa Cha ban cho, đó là thực hành tình yêu để xây dựng Nhiệm Thể của Chúa Giêsu KiTô; Đấng đã chọn chúng ta trong Ngài, trước khi sáng tạo thế giới, để chúng ta trở nên các thánh và tuyệt hảo trong tình yêu, trong sự hiện diện của Ngài.”

14. Lời cầu nguyện:

“Lạy Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu, Chúa đã làm cho Bà Marthe Robin trở nên một dấu hiệu vĩ đại của Tình Yêu và đời sống, để lôi kéo những ai đi tìm hay những ai quên Ngài, để rồi với sự dâng hiến không ngừng của bà, thì lòng trắc ẩn và thương xót của Chúa sẽ dẫn đến sự tham gia trong một lễ Hiện Xuống mới.

Chúng con cầu nguyện rằng khi Giáo Hội phong thánh cho bà Marthe thì sẽ làm cho mọi người biết đến Chúa nhiều hơn. Lạy Ngôi Lời của tình yêu và bình an, và bởi sự cầu bầu của Đức Mẹ Maria thì chúng con có thể theo gương mẫu của Mẹ để đáp lại các nhu cầu của anh chị em chúng con.

Xin Chúa vui lòng nhận lời cầu nguyện mà chúng con dâng lên Chúa, qua tôi tớ Chúa là Marthe, để niềm vui và sự vinh quang của Chúa được tỏ bầy. Amen.

“Chúa Giêsu chọn một linh hồn yếu đuối, nhỏ bé và khiêm nhường. Ngài ôm linh hồn ấy trong cánh tay. Ngài che chở linh hồn ấy trong Thánh Tâm Ngài. Nếu linh hồn ấy hiểu biết, bỏ chính mình để dâng cho Chúa mọi sự thì Chúa sẽ biến đổi linh hồn ấy như hình ảnh Chúa. Sứ mệnh của linh hồn ấy rất đẹp và cảm động. Linh hồn ấy nhận được bí nhiệm thánh để làm việc với Chúa cách âm thầm, không hề nhận được lời ngợi khen hay phần thưởng nào của nhân loại, nhưng nhận được tình yêu của Chúa và Thiên Đàng.”

(Những ai nghĩ rằng mình nhận được ơn lành hay ân huệ, qua lời cầu bầu của bà Marthe, thì xin viết thư cho: The Commission of Enquiry, Cause of Marthe Robin, B.P. 825, 26008 Valence, France).

(Kim Hà, 21/10/06)

 

 

 

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Đức Mẹ Laus, Pháp: Bài 5: Nơi Ẩn Náu Của Các Linh Hồn Tội Lội (7/10/2008)
Đức Mẹ Laus, Pháp: Bài 5: Nơi Ẩn Náu Của Các Linh Hồn Tội Lội (7/10/2008)
Đức Mẹ Laus, Pháp: Bài 6: Nơi Ẩn Náu Của Các Linh Hồn Tội Lội (7/10/2008)
CN 934: Chúa Chọn Tôi Làm Linh Mục. (7/10/2008)
Các Đền Thánh Đức Mẹ Trên Toàn Thế Giới (7/10/2008)
Tin/Bài khác
Kinh Mân Côi Kính Đức Trinh Nữ Maria (8/13/2007)
Video Clip: # 1 Ave Maria, Kinh Kính Mừng! Bài Ca Bất Hủ (8/13/2007)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768