Thử thách
và lựa chọn – G.
Nguyễn Cao Luật
Trình thuật
về các lần cám đỗ được coi như
phần mở đầu giúp người tín hữu
hiểu được điều sâu kín nhất trong tâm
hồn Đức Giêsu. Đó là một bản Tin Mừng
thu gọn, một thứ hướng dẫn. Những ai
muốn hiểu rõ về cuộc đời công khai của
Đức Giêsu, cần phải để ý điều này:
nếu muốn hiểu biết điều gì trong đó,
hãy luôn nhớ lại 3 lựa chọn căn bản này
của Đức Giêsu, những điều Người
còn lựa chọn lại trong suốt cả cuộc
đời.
Cuộc thử thách và
lòng trung thành
Thời gian 40
đêm ngày Đức Giêsu trải qua trong sa mạc đánh
dấu việc khởi đầu một cuộc phiêu
lưu, cuộc phiêu lưu của Giao Ước Mới.
Cuộc phiêu lưu này tái hiện quãng thời gian 40 năm
dân Do-thái đã trải qua trong cuộc Xuất hành,
đồng thời nhắc lại 40 ngày đêm ông Mô-sê
đã ở trên núi Xi-nai.
Còn hơn
thế nữa, khoảng thời gian này không chỉ là
một cuộc khởi đầu, nhưng còn là một
cuộc sáng tạo với những yếu tố như
cuộc sáng tạo vũ trụ: sa mạc (miền
đất trống rỗng, hoang vu), và sự thử thách.
Trong cuộc
sáng tạo, A-đam đã phải chịu thử thách,
đã đứng trước một lựa chọn, trong
đó ông phải bày tỏ tự do của mình. Cũng
vậy, với biến cố hôm nay, với cuộc
thử thách và lựa chọn trong sa mạc, Đức
Giêsu đã bày tỏ tự do của mình, đã thể
hiện sự gắn bó với Thiên Chúa, và cho thấy
bản tính sâu xa của Người: Con Thiên Chúa và Con Loài
Người.
Thực
vậy, sa mạc và thử thách luôn là những cơ
hội để bày tỏ lòng trung thành hay thái độ
bất trung (A-đam, sự kiện con bò vàng ...). Lần
đầu tiên trong suốt lịch sử cứu
độ, Đức Giêsu thực hiện điều mà
trước đây, cả A-đam lẫn ÍT-RA-EN không
thể thực hiện: lòng trung thành với Thiên Chúa.
Nhờ sự
trung thành với căn tính Con Người và Con Thiên Chúa, Đức
Giêsu mở ra con đường cho Giao ước Mới,
con đường đặt nền tảng trên lòng trung
thành, một yếu tố mà con người có thể
thực hiện được với nỗ lực và
tự do của mình. Và lòng trung thành này được
biểu hiện qua việc nhìn nhận Lời Chúa là
của ăn, nhìn nhận thánh ý Chúa Cha có giá trị ưu
tiên tuyệt đối, nhìn nhận Thiên Chúa là Chúa duy
nhất.
Một cuộc
chiến đấu
Con người
vẫn thường nghĩ về Đức Giêsu như Đấng
có uy quyền, Đấng bày tỏ các mầu nhiệm và
thực hiện những điều lạ lùng. Về
phần mình, Đức Giêsu lại đề ra một
cuộc chiến đấu.
Quả
thực, qua các cám dỗ tại sa mạc, Đức Giêsu
đã thể hiện trọn vẹn tính cách con
người. Mặc dù có thể, Người đã không
sử dụng các phép lạ cho riêng mình để loại
bỏ đi những yếu tố vẫn gắn liền
với thân phận con người.
Đức Giêsu
muốn uống lấy chén đắng, Người
muốn cứu nhân loại chứ không cứu lấy
bản thân mình. Chính ý tưởng này còn đưa
đến cho Người nhiều thử thách khác, không kém
phần cam go, nhưng Người đã vượt qua.
Thử thách cuối cùng là cái chết, Người cũng
đã đón nhận, bởi vì Người hiểu
rằng, chính trong tâm tình tự hiến vì yêu thương,
Người nhận lấy vinh quang của cuộc
chiến đấu, đồng thời đem lại vinh
quang cho tất cả những ai bền lòng vững chí.
Suốt
cuộc đời của Đức Giêsu là một
cuộc chiến đấu liên lỉ chống lại
sự dữ, chống lại quyền lực xấu xa
đang đè nặng trên cuộc sống của con người.
Người muốn giải phóng họ khỏi những
quan niệm, những cách sống đang làm vướng
bận mối tương giao của họ với Thiên
Chúa, hay làm cho mối tương giao đó không
được trong sáng, không đạt tới ý nghĩa
thâm sâu. Chẳng hạn như sau khi chứng kiến phép
lạ hoá bánh ra nhiều, dân chúng đã muốn tôn
Người làm vua, nhưng Người đã lánh đi (Ga
6,15) hoặc khi Phê-rô lên tiếng can ngăn Đức Giêsu,
xin Người đừng lên Giê-ru-sa-lem, Người
đã không xiêu lòng trước thử thách, nhưng đã
quyết liệt khước từ và nặng lời trách
móc Phê-rô (x. Mt 16,23).
Như thế, Đức
Giêsu không muốn sống an toàn, trái lại, Người lao
vào một cuộc đấu tranh, chấp nhận
những mất mát thua thiệt về phía mình, kể
cả sự sống. Người hiểu rằng,
để khai sinh một nhân loại mới, một ý
nghĩa mới cho cuộc sống của con người,
cần phải chiến đấu, phải hi sinh, phải
liều lĩnh. Nếu không có can đảm vượt lên
trên cái nhìn bình thường, vượt lên trên sự an toàn
cho riêng mình, thì nhân loại không thể nào được
cứu vớt, được giao hoà với Thiên Chúa.
Cuối cùng,
cuộc chiến đấu này đã dẫn đưa
Người tới cái chết trên thập giá, và
Người đã chiến thắng nhờ sự Phục
sinh. Sự kiện này cho thấy rằng cuộc chiến
đấu của Người không phải là vô nghĩa, và
con người có thể đạt tới chiến
thắng vinh quang nhờ lòng trung thành, nhờ thái độ
tuân phục thánh ý Thiên Chúa.
Vì vậy, xét
theo cái nhìn bình thường, Đức Giêsu đã hành
động như là không yêu mến con người;
Người đã mở ra một cuộc chiến và
mời gọi họ dấn thân, chứ không đem
đến cho họ sự an toàn. Tuy nhiên, chính cuộc
chiến do Đức Giêsu khởi đầu lại là con
đường duy nhất để đạt tới
vinh quang đích thực. Trong cuộc chiến đấu
của mình, Đức Giêsu đã liên đới với
tất cả những người đau khổ, liên
đới với thân phận làm người của nhân
loại; Người hành động như thế vì yêu
mến họ, yêu mến cách tận tình, muốn đưa
họ tới sự sống chân thật. Bình an do Đức
Giêsu đem đến là bình an được chiếm
đoạt bàng sức mạnh, bằng sự trung tín
với Lời Chúa.
Chiến dấu
từng ngày và suốt đời
Ba cám dỗ, hay
ba chọn lựa, vẫn thường xảy ra trong
suốt dòng lịch sử. Mỗi người sẽ
gặp phải những thử thách và họ sẽ ngã
gục như A-đam và dân It-ra-en, nếu họ không nhìn vào
Đức Giêsu, và không noi theo gương của
Người.
Cuộc
chiến đấu ấy, thử thách ấy vẫn
diễn ra cách này cách kia theo nhiều hình thức khác nhau;
mỗi thời mang một vẻ khác, mỗi giai
đoạn lại có vẻ tế nhị hơn, quyết
liệt hơn, nhưng bao giờ cũng vẫn là sự
chọn lựa giữa Thiên Chúa và trần gian. Đó là
một cuộc chiến đấu dài, rất dài, không bao
giờ chấm dứt; người ta phải chiến
đấu đến giây phút cuối cùng, mà không
được quyền bỏ cuộc, rút lui.
Vậy, đâu
là những thử thách vẫn thường xảy ra và
không khi nào Đức Giêsu nhượng bộ?
Thứ nhất:
Con người được dựng nên không phải
chỉ vì những lương thực trần gian. Họ
còn có những lương thực thiêng liêng và chính thứ
lương thực này mới cần thiết.
Thứ hai: Con
người được dựng nên không phải
để cảm nghiệm về Thiên Chúa mà thôi. Họ
cần phải hiệp thông với Người, như
một đứa con, với lòng tin tưởng tuyệt
đối. Đó không phải là mối tương giao
đặt nền tảng trên lòng yêu mến. Họ ở
trong Người, không một chút nghi ngờ, không một
khoảng cách.
Thứ ba: Con
người được dựng nên không phải để
thống trị anh em mình, không phải để bắt
người khác thần phục mình. Trái lại, mọi
người đều là con một Cha; tất cả
đều quy hướng về Thiên Chúa. Hơn nữa,
họ không được dựng nên để phục
lạy các ngẫu tượng, nhưng là để
thờ phượng Thiên Chúa:
Như vậy,
vấn đề được đặt ra chính là
căn tính của con người. Họ được
sáng tạo theo hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi và Ba Ngôi Chí
Thánh không ngừng làm cho họ nên giống hình ảnh
của Người. Đó là chương trình đã có
từ thời sáng thế, và hôm nay vẫn đang
được thực hiện. Chương trình này
vẫn đang bị đe doạ vì những ham muốn
chống đối của con người, và Thiên chúa không
ngừng bày tỏ lòng yêu thương của Người:
Chính trong
việc cử hành Thánh Thể,
Đức Kitô
ban mình làm lương thực để nuôi sống con
người.
Đức Kitô
xoá tan mọi khoảng cách và nghi ngờ,
Ngài đến
ở với chúng ta qua việc rước lễ.
Đức Kitô
quỳ gối trước mặt chúng ta,
rửa chân cho
chúng ta,
biến chúng ta
thành một dân biết phục vụ,
sắn sàng
quỳ gối để rửa chân và giúp đỡ
người khác.
Con người
không được dựng nên cho riêng mình. Cộng đoàn
ngày Chúa Nhật là cơ hội để chúng ta thấy rõ
căn tính của mình. Trong cộng đoàn này, chúng ta chia
sẻ với nhau những thành quả do cuộc chiến
đấu của Đức Kitô, đồng thời
trở nên hình ảnh của Thiên Chúa.
Đi vào Mùa Chay
là cùng với Đức
Kitô
lao vào cuộc
chiến đấu.
để bày
tỏ lòng trung thành
đặt
nền tảng trên Lời Chúa.
|