KHÔNG
ĐỂ CHO LÒNG TRUNG TÍN VỚI CHÚA BỊ ĐEM RA TRANH
LUẬN
Suy niệm
của Achille Degeest.
(Trích trong ‘Lương
Thực Ngày Chúa Nhật’)
Đức Kitô đã muốn
biết đầy đủ về thân phận làm người, kể cả cám dỗ; ngoại
trừ tội lỗi. Nhân tiện,
cũng nên ghi chú rằng
cám dỗ không phải là tội lỗi;
trái lại, khi đã vượt
qua được, thì
cơn cám dỗ lại tăng cường lòng trung tín
và làm cho
Thiên Chúa càng thêm lòng
nhân từ đối với ta (với điều
kiện là ta đã không
dại dột gieo mình vào
cơn cám dỗ). Người ta có thể
thấy sự khác biệt trong thái độ
của Chúa và thái độ
của Adong khi đối diện với ma quỷ: Chúa không tranh luận
với nó. Chúng ta biết
được các cơn cám dỗ
của Chúa là nhờ chính
Người tiết
lộ ra. Có thể là các
nhà chép Phúc Âm đã
cô đọng lại trong một bài tường
thuật mầu mè, nhiều cơn cám dỗ
khác nhau mà Đức Kitô đã gặp.
Ta không biết dưới hình dạng nào hay nhờ phương cách nào satan đã thử thách Chúa. Điều cốt yếu nằm trong bài học vô
cùng quan trọng rút ra từ câu
chuyện cám dỗ và bài
học ấy kết thúc bằng lời khẳng định mặc nhiên rằng Chúa Giêsu là Con Thiên
Chúa và các
thiên thần phục dịch Người.
Đoạn Tin Mừng
này gợi lên vài ý tưởng:
1) Khi
muốn chịu cám dỗ, mặc
dù biết mình không sa ngã được,
Chúa lưu ý chúng ta rằng
mối nguy thất bại đe dọa số phận chúng ta. Ta không
thiếu phương
tiện đối phó, nhưng ta phải biết
rằng thực tại là thực
tại.
Thực tại ấy bị sự thâm độc của ‘thủ lãnh thế gian này’ (ma quỷ)
nhiễm vào; chủ tâm của
nó là đưa
ta xa lìa
Thiên Chúa. Chúng
ta càng coi
sự đe dọa này là
huyền thoại, lại càng dễ bị sa ngã hơn. “Chúng con hãy tỉnh thức và cầu
nguyện kẻo sa chước cám dỗ” (Mt 26,41).
2) Chúa
chống lại một cách dứt khoát cái tiến trình mà satan muốn đặt vào trong Người. Satan khêu gợi bằng những mục tiêu giả dối đầy vẻ quyến rũ.
Nó muốn nhân đó khơi
dậy một điều ham muốn và lòng chiều
theo ham muốn
đó, tức là tội lỗi.
Mỗi lần như thế, Chúa đều nghiêm khắc xua đuổi nó đi.
3) Cơn
cám dỗ thứ ba đáng
cho ta suy
nghĩ cách riêng. Satan tìm
cách hạ ơn gọi của Đức Kitô xuống hàng một với ‘thuyết cứu thế’ mang tính chất
chính trị. Nó thử làm cho
Chúa Giêsu thờ lạy một sự vật nào khác
thay vì Thiên
Chúa. Đó là một quyến
rũ gần
giống tội phạm tới Chúa Thánh Thần,
là tội duy nhất không được tha. Tội phạm tới Thánh Linh là
sự đồi bại có ý thức, được mong muốn, được chấp thuận, -sự đồi bại của trí khôn
con người hết
còn chịu được ‘thuyết
cứu thế’ đích thực, bởi vì nó
đã quyết định rằng sự cứu rỗi của con người hoàn toàn nằm trong tay con người.
Như thế là chuyển
sự thờ phượng từ Thiên Chúa qua một đối tượng khác. Mà lẽ ra “ngươi
hãy thờ lạy một mình Chúa là
Thiên Chúa ngươi”.
4) Trong
khi chống trả chước cám dỗ, Chúa
Giêsu dựa vào uy thế
của Người là Thiên Chúa.
Trong cơn chiến đấu với cám dỗ,
chúng ta được sự trợ giúp của Chúa Giêsu.
|