Đứng
về phía Chúa Giêsu để chống lại tên cám dỗ
(Suy niệm của Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ)
Bước vào Mùa Chay Thánh, Giáo hội quen
gọi là mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng
với những việc tốt lành theo
truyền thống là ăn chay, cầu nguyện và bố
thí. Chúa nhật thứ I Mùa Chay hôm nay, thánh Matthêu trình bày cho
chúng ta cơn cám dỗ của Chúa Giêsu: "Chúa Giêsu
được Thánh Thần hướng dẫn vào hoang
địa để chịu ma quỷ cám dỗ" (Mt 4,1), cho thấy dù là Con Thiên Chúa, Ngài đã
nhận lấy thử thách, chiến đấu với
chống lại tội lỗi để cứu chúng ta là
kẻ có tội. Sau khi Chúa Giêsu đã nhịn
chay bốn mươi đêm ngày, Ngài cảm thấy
đói, ma quỷ bắt đầu cám dỗ (x. Mt 4, 2), nó
bắt Ngài lựa chọn giữa những gì có thể.
Cảnh đối nghịch giữa tên cám dỗ và Chúa
Giêsu thể hiện rõ căn tính và nguồn gốc của
Chúa Giêsu trong lịch sử Israel.
Ba phen cám dỗ
Trình thuật ghi rõ "Ma quỷ lìa bỏ
Người" (Mt 4,11) Điều này muốn nói rằng,
cuộc chạm trán giữa Chúa Giêsu và tên cám dỗ
được lặp lại, nhưng chắc chắn
kết thúc và phần thắng thuộc về Chúa Giêsu qua
việc thánh hiến, hoàn tất bằng cuộc khổ
nạn và Phục sinh.
Ma quỷ cám dỗ Chúa Giêsu theo
một trình tự rõ ràng. Một bên Chúa Giêsu, bên kia là ma quỷ. Cả hai nhân
vật không cần giới thiệu. Chúa
Giêsu được độc giả biết đến
khi tin vào Ngài. Ma quỷ là thành phần
của thế giới quen thuộc nơi người
Dothái. Ma quỷ tiếng Dothái là
"Satan" (tiếng Hylạp là "Quỷ") ám
chỉ tên đối phương. Đó
là một nhân vật mà bản tính là đối đầu.
Nó đối đầu với ai? Với Thiên Chúa trước hết.
Phen thứ nhất (c. 1-4)
Khung cảnh diễn
ra tại samạc. Samạc tự nhiên gợi lên
thời Xuất hành và sự đối diện giữa
Thiên Chúa và dân Ngài. 40 ngày nhắc lại 40
năm trong samạc và 40 ngày Môsê ở trên núi. Chúa Giêsu ăn chay 40 ngày. Chúa Giêsu đang ở trong
tình trạng cần thiết "Người cảm
thấy đói" (Mt 4,2). Ma quỷ
đặt vấn đề: "Nếu ông là Con Thiên Chúa,
hãy khiến những hòn đá này biến thành bánh" (Mt 4,3). Như là một gợi ý cho
Con Thiên Chúa.
- Ma quỷ cám dỗ Chúa về quyền
lực: "hãy khiến những hòn đá này...". Đá chỉ đá và bánh
chỉ là bánh, Ma Quỷ yêu cầu Chúa làm trái tự nhiên
"khiến đá thành bánh". Khi
từ chối khiến đá thành bánh, Chúa Giêsu mạc
khải rõ Ngài là Con Thiên Chúa.
- Chúa ra lệnh: "Có lời chép rằng:
‘Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa
ngươi’"(Mt 4,10). Nó ẩn
chứa một cách hành văn theo
kiểu Sách Thánh để làm sáng tỏ thái độ.
Đây là cả một chương trình, Chúa Giêsu là Con Thiên
Chúa, đúng như lời Kinh Thánh, Ngài đã trở nên
người vâng lời Thiên Chúa Cha, chấp nhận đói
để mạc khải cho con người biết
rằng, cuộc sống của họ còn đói một
thứ rất quan trọng, đó là: đói Lời Chúa. Thật vậy, "Người ta sống không
nguyên bởi bánh" (Mt 4, 4).
Phen thứ hai (c. 5-7)
Ma Quỷ đưa Chúa Giêsu lên nóc Đền
thờ Giêrusalem, đặt Chúa vào một vị trí
ngược lại với bản chất của Ngài:
mục tiêu tối hậu của nó là chỉ cho Ngài
thấy rõ Đền thờ Giêrusalem, thử thách Ngài
về thực tại quyền lực, yêu cầu Ngài gieo
mình từ Đền thờ xuống để chiếm
được ngay lập tức với sự giúp
đỡ tuyệt vời của các Thiên Thần, và qua
sự thể hiện uy quyền đó, người Do thái
nhận biết Ngài là Con Thiên Chúa.
Ma Quỷ biện
minh rõ về danh tính của nó là kẻ chống đối
Thiên Chúa. Lời đề nghị của nó
rất thô thiển. Khi ấy, phải
đặt sự cám dỗ vào đâu và tại sao Chúa Giêsu
lại đẩy lùi cơn cám dỗ? Nếu
Chúa Giêsu chịu thua tên cám dỗ, thì Ngài trở về
với những niềm mong đợi của dân chúng,
họ đi tìm một Đấng Messia huy hoàng và quyền
lực. Chúa Giêsu đã từ chối Messia theo kiểu trên. Con đường mà Ngài
chọn bao hàm sự chôn vùi trong nhân thế. Thái độ
của Chúa Giêsu thật rõ ràng: được mời
gọi xác định căn tính tiên tri của mình. Ngài
khẳng định cách từ chối của mình thật
tuyệt vời lạ thường khi đặt ra
một khoảng cách căn bản giữa quyền lực
thế gian và nước Thiên Chúa .
Phen thứ ba (c. 8-11)
Cuối cùng ma
quỉ đưa Chúa Giêsu lên núi cao. Sau
cuộc cám dỗ lần thứ nhất về kinh tế,
lần thứ hai về tôn giáo và lần thứ ba cám
dỗ về chính trị. Tư thế
ở đây chuyển biến cách đột ngột.
Từ trên cao sấp mình xuống (trả
lại) sự thống trị cho Ma Quỷ. Ma quỷ
chỉ cho Đức Giêsu xem thấy mọi nước
thế gian và vinh quang (trong chốc lát), nó hứa "Tôi
sẽ cho ông tất cả những cái đó, nếu ông
sấp mình xuống thờ lạy tôi" (Mt 4,9).
Nếu ông là con Thiên Chúa (4,3)
Nếu ông thờ lạy tôi (4,9).
Ở đây, ma quỷ tự vạch
trần Con Thiên Chúa mà nó thách thức và mời gọi tôn
thờ nó, có nghĩa là bắt Chúa Giêsu tôn thờ thần
tượng thế gian.
Với lời đề nghị này, Chúa Giêsu
đặt ma quỷ vào vị trí của nó: "
Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa
người, và chỉ phụng sự một mình
Ngài"(Mt 4,10).
Phần kết:
Cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu và tên
cám dỗ kết thúc bằng sự chiến thắng
của Chúa Giêsu: "Ma quỷ lìa bỏ Người. Và các thiên thần tiến lại hầu hạ
Người".
Đứng về phía Chúa Giêsu
Chúa Giêsu bị Ma Quỷ cám dỗ đủ
cả ba phen, đó cũng là những cơn cám dỗ
của chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta được Thiên Chúa phú
ban cho tự do lựa chọn giữa ý Chúa và ý chúng ta, chúng
ta ngần ngại giữa thiện và ác. Chúa
Giêsu hoàn toàn chiến thắng điều ác vì Ngài đã vâng
lời Chúa Cha vô điều kiện.
Chúa nhật này đưa chúng ta vào ngay trung
tâm của mầu nhiệm vượt qua: "Cũng
như do một người mà tội lỗi đã
nhập vào thế gian, và do tội lỗi mà có sự
chết, và thế là sự chết đã truyền tới
mọi người, vì lẽ rằng mọi người
đã phạm tội" (Rm 12, 17). Và đây, phía sau của
mầu nhiệm: Nhưng "Vì như bởi tội không
vâng lời của một người mà muôn người trở
thành những tội nhân thế nào, thi do đức vâng
lời của một người mà muôn người
trở thành kẻ công chính cũng như thế." (Rm 12,
19) Tất cả lịch sử nhân loại trải dài
giữa hai sự kiện này: trước là tội nguyên
tổ, ảnh hưởng đến chúng ta; sau là mầu
nhiệm cứu chuộc được ban tặng cho chúng
ta trong Chúa Giêsu Đấng Cứu Thế.
Bước vào Mùa
Chay Thánh, mùa chiến đấu thiêng liêng, vậy chúng ta
đứng về phía nào, đứng về phía Chúa Giêsu là
chắc rồi. Đứng về phía Ngài, lắng nghe
lời Ngài để chống lại tội lỗi,
đương đầu với trận chiến thiêng
liêng chống lại thần dữ, ba thù: Ma Quỷ,
thế gian và xác thịt.
Lạy Mẹ Maria và
Thánh Cả Giuse, xin giúp sức cho chúng con trong suốt Mùa
Chay Thánh này. Amen.
|