Cám dỗ
Chàng
thanh niên vừa lên 18 tuổi khi giết viên cảnh sát. Trước
khi tuyên án, quan tòa đã hỏi anh có muốn nói điều
gì không. Bằng một giọng nức nở, anh đã nói
lên một sự thật kín đáo chưa bao giờ
tiết lộ: “Thưa quan tòa, tôi rất ân hận vì
việc tôi đã làm. Tất cả mọi sự đã
bắt đầu khi tôi ăn cắp một đô la trong
bóp đựng tiền của mẹ tôi. Rồi tôi ăn
cắp hai đô, năm đô, rồi 10 đô, và mỗi
lần số tiền ăn cắp cứ tăng lên. Tôi
đã bắt đầu lấy trộm đồ dùng
của nhà trường và cửa hàng tạp hóa. Một ngày
nọ, tôi đã gia nhập vào một nhóm du đãng. Sau cùng
chúng tôi quyết định ăn cướp ngân hàng.
Đó là khi tôi bắn ông cảnh sát chết. Tất cả
mọi sự đã bắt đầu khi tôi ăn cắp
một đô la trong cái bóp đựng tiền của
mẹ tôi.
Đây
chính là câu chuyện diễn tả cơn cám dỗ đã
ảnh hưởng đến đời sống của
chúng ta như thế nào. Một cách rất chậm chạp
và từ từ, nó đã làm cho chúng ta đi vào con
đường sai lạc và tội lỗi. Bài Phúc âm hôm
nay, diễn tả rất chi tiết cơn cám dỗ
của Chúa Giêsu sau bốn mươi ngày ăn chay, cầu
nguyện. Suy niệm về cơn cám dỗ của Chúa
Giêsu, văn hào Dostoievesky đã viết rằng ba cơn cám
dỗ được diễn tả trong Phúc âm thống
trị toàn thể lịch sử nhân loại và vạch ra
những mâu thuẫn đối nghịch trong bản
năng của mỗi người chúng ta.
“Nếu
là Con Thiên Chúa, hãy khiến những hòn đá này biến thành
bánh”: Cơn cám dỗ về bánh nói lên cái ước
muốn căn bản nhất, bản năng sinh tồn
của con người. Thân xác với những sự khát
khao thèm muốn luôn đòi hỏi phải được
nuôi nấng, chiều chuộng và vỗ về.
Sau
đó ma quỷ đưa người lên nóc đền
thờ: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy gieo mình xuống
đi…” Con người thường muốn quên đi
những điều kiện sinh sống giới hạn
của mình, muốn tránh khỏi thực tại phũ
phàng. Họ muốn cất cánh bay lên cõi thần tiên
bằng men bia rượu, thuốc lá, á phiện, thuốc
kích thích… Ngay cả trẻ con cũng say mê những
chuyện thần tiên, mộng mị, và muốn làm siêu nhân,
thần thánh. Tất cả đều nói lên cái bản
năng đối kháng lại những giới hạn
của cuộc sống nhân sinh.
Sau
cùng, ma quỷ lại đưa Chúa Giêsu lên đỉnh núi
cao xem thấy mọi nước thế gian cùng vinh quang
của chúng và nói: “Nếu ông sấp mình thờ lạy tôi…”
Bản năng thống trị, cái “ý chí quyền lực”
nằm sẵn trong mỗi người chúng ta. Người
ta thường muốn cai trị và sai khiến những
người yếu hơn mình. Bắt đầu từ
tội nguyên tổ muốn ngang bằng Thiên Chúa, bạo
lực lan tràn trên khắp thế giới.
Ba
cơn cám dỗ của Chúa Giêsu đều đã bắt
đầu bằng chữ “nếu”. Chúng khởi sự
bằng một lý luận với những lý do có vẻ
chính đáng, hợp lý và đáng ao ước để
tấn công vào những đòi hỏi của bản năng
con người Giêsu. Tuy là ba cơn cám dỗ, nhưng
vẫn chỉ là một. Bởi trọng tâm của vấn
đề chính là gieo rắc sự khủng hoảng
của niềm tin. Chúa Giêsu bị cám dỗ nghi ngờ
về căn tính Con Thiên Chúa của chính mình. Cả ba Phúc
âm, Matthêu, Marcô và Luca, đều mô tả cơn cám dỗ
ngay sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa ở sông Giocđan, và
có tiếng từ trời phán: “Đây là Con yêu dấu
của Ta, Ta hài lòng về Người”. Ma quỷ cám dỗ
Chúa Giêsu quay lưng lại với sứ mạng đã
nhận được từ nơi Chúa Cha.
Cơn
cám dỗ của Chúa Giêsu cũng giống như cơn cám
dỗ của ông Adong và bà Eva trong bài đọc thứ
nhất, trích từ sách Sáng Thế Ký. Ma quỷ gieo sự
nghi ngờ, và mất niềm tin nơi những kẻ
được gọi là con cái Thiên Chúa. Qua bản năng
ăn uống thèm khát của thể xác, nó khơi dậy
bản năng phản kháng bất tuân lệnh Chúa, và sau
cùng, con người sa ngã ở “ý chí quyền lực”,
bản năng đòi bá chủ và thống trị vì
muốn ngang hàng với Thiên Chúa.
Sau
khi chịu phép rửa tội để trở nên một
Kitô hữu, chúng ta dấn thân vào đời với
nhiều thử thách của niềm tin. Ở đó chúng ta
phải chịu nhiều cám dỗ. Những cám dỗ
của chúng ta đều là những thử thách của
niềm tin, của căn tính người Kitô hữu, con
cái Thiên Chúa, môn đệ Chúa Giêsu.
|