Cám
dỗ – Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Chúng ta bắt
đầu bước vào Mùa Chay Thánh, câu truyện của
sách Sáng Thế Ký dẫn chúng ta trở lại sự
khởi nguyên của dòng dõi loài người. Thiên Chúa sáng tạo
con người từ bùn đất và thổi sinh khí ban cho
con người có sự sống. Thiên Chúa đặt
sẵn một mảnh vườn tuyệt đẹp
để con người được vui hưởng
hạnh phúc. Ngay từ giây phút đầu tiên,
Thiên Chúa đã nhắc nhở hai ông bà tổ tiên Ađam và
Evà về sự chọn lựa giữa sự sống và
sự chết. Con rắn, biểu
hiện của ma quỉ, đã cám dỗ lòng thèm khát
của ông Ađam và bà Evà muốn trở nên giống Chúa qua
sự hiểu biết về sự lành và sự dữ.
Ma quỉ mon men dụ dỗ
người đàn bà trước, Người nữ nói
với con rắn: "Chúng tôi được ăn trái cây
trong vườn; nhưng trái cây ở giữa vườn
thì Thiên Chúa bảo: 'Các ngươi đừng ăn,
đừng động tới nó, nếu không sẽ
phải chết'" (Stk 3, 2-3). Bà Evà đã sa
ngã nghe theo lời cám dỗ và cùng kéo lôi Ađam vào bẫy
của ma quỉ. Ông bà đã chọn lựa
sự bất tuân lệnh của Chúa và trong phút chốc
sự ngây thơ vô tội đã biến mất.
Cám dỗ là sự
ước muốn một hành động mà chúng ta có
thể hưởng lạc ngay trong khoảnh khắc
nhưng sau đó lại hối hận. Cám
dỗ là hướng chiều về tội. Cám
dỗ cũng là dịp hay cơ hội dẫn đến
những ước muốn tò mò thực hiện những
hành động xấu. Những đòi
hỏi ước muốn của bản năng len lỏi
vào mọi khía cạnh của cuộc sống. Chúng ta
không thể nào thỏa mãn tất cả mọi khao khát
của lòng ham muốn hay dục vọng. Lòng
ước muốn có thể là điều tốt hoặc
xấu và điều phải hoặc trái. Chúng ta có quyền chọn lựa thái độ
sống tốt. Dịp tội đưa dẫn chúng
ta thỏa mãn sự tò mò của tâm trí và đáp ứng
những khao khát của ngũ quan thèm
muốn. Vì nhùng nhằng với cơn cám dỗ, bà Evà
bị rơi vào bẫy xập của ma quỉ. Người nữ thấy trái cây đẹp
mắt, ngon lành và thèm ăn để nên thông minh. Bà hái trái cây ăn, rồi lại cho chồng,
người chồng cũng ăn (Stk 3, 6). Hậu
qủa của sự tò mò tìm kiếm những kinh nghiệm
sống thực là: Mắt họ liền mở ra và họ
nhận biết mình trần truồng, nên kết lá vả
che thân (Stk 3,7). Bài học
kinh nghiệm sống đời giống như thế
đã gây nên biết bao nhiêu thất bại nơi nhiều
người. Thôi lỡ rồi!
Trong Kinh Lạy Cha, Chúa dạy chúng ta cầu
xin: Xin chớ để chúng con xa chước cám dỗ,
nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Chúng ta khó
có thể tránh khỏi các cơn cám dỗ, vì nó xảy
đến bất ngờ mọi nơi và mọi lúc
dưới nhiều hình thức. Điều
quan trọng là chúng ta phải biết tỉnh thức
phấn đấu và thắng vượt.
Thường thì các cơn cám dỗ đến rất
nhẹ nhàng và xem ra hợp tình hợp lý. Nó
đáp ứng đúng những nhu cầu đòi hỏi
của lòng ao muốn thỏa mãn thân xác và tâm linh.
Muốn thắng các cơn cám dỗ, chúng ta cần tỉnh
thức cầu nguyện và ăn chay hãm
mình. Đôi khi chúng ta còn phải trốn chạy,
người ta nói: Đào vi thượng
sách là thế! Chúng ta phải biết
lượng sức mình, nếu chúng ta coi thường mà
cứ quanh quẩn trong thách đố, ma quỉ sẽ
không buông tha cho chúng ta. Chúng ta thường đối
diện với những cám dỗ về danh vọng, ham
muốn quyền lực, đức công bằng, sự tham
lam của cải vật chất, sự ghen tương,
thù ghét, và lòng ước muốn dâm dục.
Ma quỉ đã cám
dỗ Chúa Giêsu về những ước muốn thỏa
mãn của ăn vật chất, quyền lực và danh
vọng. Chúa Giêsu đã dứt khoát chống trả các
chước cám dỗ một cách mau lẹ bằng cách
dựa vào lời Kinh Thánh: Nhưng Chúa Giêsu đáp lại:
"Có lời chép rằng: 'Người ta sống không
nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng
Thiên Chúa phán ra'"(Mt 4,4). Lời
Chúa là lẽ sống và là khí giới vạn năng giúp chúng
ta chiến đấu thắng vượt những cạm
bẫy của ma quỉ. Với sức
riêng, chúng ta khó vượt qua các mưu mô của quỉ
dữ. Chúng ta cần phải cậy
nhờ vào ơn Chúa và luôn tỉnh thức. Hằng
ngày chúng ta đối diện với rất nhiều
cơn cám dỗ. Trong khi lựa chọn thái
độ sống là khi chúng ta chạm trán với sự cám
dỗ giữa lành và dữ, tốt và xấu. Bảy
mối tội đầu là bảy loại cám dỗ hay
xuất hiện: Tội kiêu ngạo, hà tiện, dâm dục,
hờn giận, mê ăn uống, ghen ghét
và lười biếng phụng thờ Thiên Chúa.
Tập trung
hướng nhìn về Chúa và chỉ tôn thờ một mình
Ngài.
Chúa Giêsu thắng vượt các cơn cám dỗ dễ dàng
bởi sự tỉnh thức và ăn
chay nguyện cầu. Chúa đã dùng lời Kinh Thánh
để đối đáp với những lạm
dụng của ma quỉ: Bấy giờ Chúa Giêsu bảo nó
rằng: "Hãy lui đi, hỡi Satan! Vì có lời đã
chép: 'Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa
ngươi, và chỉ phụng sự một mình Ngài'"
(Mt 4, 10). Ma quỉ cũng thấu đạt
lời Kinh Thánh, cũng khéo léo áp dụng, tuy nhiên không
đúng nơi đúng chỗ và không có ý hướng ngay
lành. Ma quỉ đã thất bại và
bỏ cuộc. Lời Chúa là vũ khí
rất lợi hại giúp chúng ta vượt thắng
những mời mọc và khiêu khích của ma quỉ. Trong mùa chay thánh này, chúng ta hãy cố gắng
đọc, học hỏi, suy niệm và tin vào lời Chúa.
Nghi thức xức tro mời gọi: Hãy sám hối và tin vào
Phúc âm.
Lòng con người hay hướng chiều
về điều dữ là do bởi bản tính mỏng dòn
ô nhiễm bởi tội nguyên tổ. Thánh Phaolô tông
đồ trong thở gởi cho giáo đoàn Rôma đã
viết: Anh em thân mến, cũng như do một
người mà tội lỗi đã nhập vào thế gian,
và do tội lỗi mà có sự chết, và thế là sự
chết đã truyền tới mọi người, vì
lẽ rằng mọi người đã phạm tội (Rm
5, 12). Nếu ai nói rằng mình không bao giờ
phạm tội, đó là người nói dối và lừa
đảo chính mình. Đôi khi chúng ta
chỉ xét mình một cách hời hợt bên ngoài và chỉ
xưng thú một vài lỗi lầm quen thuộc. Thí
dụ: Một năm chúng ta có cơ hội xưng tội
vào mùa chay, khi vào tòa cáo giải, có người xưng:
Thưa cha, trong năm qua con có bỏ lễ Chúa Nhật 2
lần, xin hết. Có lẽ chúng ta chưa xét
mình cho đủ. Không dám nhìn vào
đời sống nội tâm và không biết cách xét mình.
Chúng ta có thể xét mình bằng cách dựa vào 10 giới
răn của Chúa và 6 điều răn của Hội
Thánh. Chúng ta có thể xét mình về những
tội trong tư tưởng, lời nói, việc làm và
những điều thiếu xót. Chúng ta
có thể xét mình về bổn phận đối với
Chúa, với tha nhân và với chính mình. Càng xét mình
kỹ, càng xưng thú rõ ràng và thật lòng ăn
năn chừa cải, chúng ta mới có cơ hội
thăng tiến trên đường nhân đức.
Truyện minh
họa: Có một thiếu phụ đem quần áo ra
giếng chung để giặt nhưng
vì sợ người ta thấy quần áo mình quá dơ
bẩn, nên vội vàng giặt sơ sơ rồi gấp
mang về phơi. Vì thế, quần áo không có cái nào
sạch cả. Ngày nay, nhiều người
cũng làm như thế trước mặt Chúa và trong tòa
cáo giải với linh mục. Vì sợ
linh mục nghe biết tội mình quá ô uế, nên họ
không dám xưng từng tội một và chỉ trình bày cách
tổng quát. Họ giấu những tội trọng
hay cố tình nói cho nhẹ bớt, nên linh hồn họ
dơ vẫn hoàn dơ.
Chúa Giêsu là Con Thiên
Chúa đã xuống trần hy sinh chịu chết trên
thập giá để cứu độ. Chúa có
uy quyền để tha thứ mọi tội lỗi
của chúng ta đã phạm. Vì như bởi tội
không vâng lời của một người mà muôn
người trở thành những tội nhân thế nào, thì do
đức vâng lời của một người mà muôn
người trở thành kẻ công chính cũng như
thế (Rm 5, 19). Chúa đến để
cứu độ, chứ không phải để luận
phạt chúng sinh. Khi đi rao giảng Tin mừng
nước trời, Chúa Giêsu đã tha tội cho nhiều
người: Chúa tha tội cho người đàn bà tội
lỗi khi xức dầu chân Chúa, tha tội cho phụ
nữ Samaria tại giếng Giacob, tha tội cho
người bất toại và tha tội cho kẻ trộm
bị đóng đinh cùng… Chúa cũng đã
trao quyền tháo cởi cho thánh Phêrô, các tông đồ và
những người kế vị. Chúng ta tin
tưởng vào quyền năng tha thứ của Chúa.
Lạy Chúa,
bước vào Mùa Chay Thánh là chúng con bắt đầu
bước vào mùa tập luyện. Xin cho chúng con biết can
đảm xét mình và nhận diện tình trạng tâm hồn
yếu đuối và tội lỗi. Chúng con là kẻ
tội lỗi cần đến lòng thương xót
của Chúa. Xin Chúa xót thương và tha thứ tội
lỗi chúng con.
|