Thiên Chúa là
tình yêu – Cố Lm Hồng Phúc
Thiên Chúa phán
cùng Moisê rằng: “Ngươi hãy nói cho
toàn thể Cộng đồng con cái Israel: Các ngươi
hãy nên thánh,
vì Ta là Đấng Thánh, là Thiên Chúa
của các ngươi”.
Thiên Chúa là Đấng siêu việt, là Đấng Thánh. Không có một
tì ố, một vết nhơ, như dòng nước
trong veo, bầu trời trong sáng tuyệt
đẹp. Và Ngài bày tỏ
quyền năng và vinh hiển
khi Ngài tạo dựng, giải phóng cũng như khi Ngài sát
phạt và tha thứ. Tiên tri Isaia như bị chết ngộp khi được cảm nghiệm sự thánh thiện Thiên Chúa trong đền
thờ, và tiên tri Ôsê kêu
lên: “Đấng Thánh đang ở giữa anh em”. (11, 9)
Thiên Chúa muốn
cho chúng ta nên thánh,
nghĩa là chúng ta phải
rửa sạch vết nhơ của Lề luật bên ngoài mà phải
thực thi đức công chính, vâng lời
và yêu thương
(Nhị luật 6,
4-9), một sự thánh thiện trong mọi bối cảnh sống trong gia đình cũng
như ngoài xã hội. “Hãy nên thánh
như Ta là Đấng Thánh, Thiên Chúa của
các ngươi”.
Trong Đạo
cũ, người
Do thái thường tôn đền thờ, “Đền thờ của Thiên Chúa là
Thánh. Ai xúc phạm
tới Đền Thánh thì Thiên
Chúa sẽ hủy diệt người ấy”.
Trong Đạo mới, Chúa Giêsu tự
ví mình là
Đền thờ hiện diện giữa loài người (Ga 1, 4; 2,
19). Thánh Phaolô trong bài đọc
II, còn đi xa hơn nữa,
Người nói Kitô hữu là đền thờ của Thiên Chúa, một
đền thờ thiêng liêng, và
Giáo hội cũng là Đền
thờ do Chúa Giêsu xây dựng
(1Cr 3, 10-17), trong đó
người Do thái cũng như dân ngoại đều được
mời vào như thành phần nhiệm thể Chúa. Đừng ai cho mình là
khôn ngoan, là đồ đệ Phaolô, Kêpha hay Apollô, nhưng, “Anh em tất cả
thuộc về Đức Kitô thuộc về Thiên Chúa”.
Trên tất
cả, Thiên Chúa là tình
yêu. Chúa Giêsu đến
để đem lại một tình yêu bác
ái gạn lọc mọi dơ bẩn, mọi lớp vỏ bao quanh
như tình máu mủ, dân
tộc, gia đình, quốc gia, lễ giáo
chật hẹp. Người xưa bảo: “Mắt đền mắt, răng đền răng”, người ta xúc phạm
mình mức nào, mình có
quyền ăn
miếng trả miếng, đối xử với họ như họ đã đối xử.
Còn Chúa, Chúa
không dạy lấy sự dữ đối lại với sự dữ. Chúa dạy lấy sự lành đối với sự dữ và hơn
thế phải làm sự lành
hơn mức đòi hỏi: “Thầy bảo các con: đừng chống cự lại kẻ hung ác, trái lại,
nếu ai vả má bên
phải của các con hãy đưa
má bên kia cho nó
nữa… Ai xin, thì con hãy cho,
ai muốn vay mượn, con đừng khước từ”. Chúa nói rằng
đức bác ái không có
biên giới, không phát xuất
từ xác thịt mà từ
một tâm hồn yêu mến
Thiên Chúa, yêu mến đến
từ bỏ mình, đến hy sinh.
Việc hy sinh
lớn lao
hơn cả là hy sinh
tính tự ái của mình,
là tha thứ
cho kẻ làm nhục ta, là tha
thứ cho kẻ thù. Xưa nay, chưa
có một đạo giáo nào dạy tha
thứ cho kẻ thù. Chúa phán: “Các
con nghe dạy rằng: ngươi hãy yêu thương
anh em ngươi
và thù ghét
kẻ làm hại ngươi. Còn Ta, Ta bảo các con: Hãy yêu
thương kẻ thù”.
Người Do thái quan niệm anh em là
người đồng
hương hay người
cảm tình với đạo. Đối với Chúa Giêsu, anh
em là tất
cả, là người Samaritanô, là người ngoại bang, là người lạc đạo nữa (Lc 10, 29-37). Chúa biết trái tim con người
có thể vượt tính tự ái, mở
rộng trái tim và vòng
tay để ôm ấp cả
kẻ thù.
Chúa đã tha thứ cho
kẻ giết mình, “Lạy Cha, xin tha cho
chúng” (Lc 23, 34). Khó thật
nhưng Chúa ban cho kẻ thật
lòng xin ơn biết tha thứ.
Văn hào Henry Bordeaux kể: Ngày kia, một
nhóm thợ thuyền 20 người được Đức
Giáo Hoàng Piô XII đến thăm và trò
chuyện thân mật. Bỗng có một người
thợ quỳ xuống và nói: “Thưa Đức Thánh Cha đây là cuốn
sách con đọc điều dữ và đây là…
con dao con muốn ám hại Đức
Thánh Cha, con xin lỗi Ngài.” Đức Piô trả lời: “Con ơi, Chúa chúc
lành cho con như cha”
(Images romaines, plon, trang 279).
Lạy Chúa, xin
dạy chúng con biết yêu thương thù địch, làm lành cho kẻ
ghét và cầu
nguyện cho kẻ bắt bớ và vu khống chúng con…, để chúng con trọn lành như Cha trên trời.
|