Như hoa sen trong đầm lầy – Thiên Phúc
(Trích trong “Như Thầy Đã Yêu”)
Vua Cản công có
cô con gái yêu, muốn gả cho Án Tử. Một hôm vua
đến ăn tiệc nhà Án Tử, thấy vợ
của ông, Vua liền hỏi: - Phu nhân đấy phải
không?
Án Tử thưa: - Vâng, phải
đấy!
Vua nói: - Ôi ! người trông sao
vừa già, vừa xấu! Quả nhân có đứa con gái
trẻ và đẹp, muốn cho về hầu, khanh nghĩ
sao?
Án Tử đứng dậy,
thưa rằng: - Phu nhân tôi vừa già, vừa xấu
nhưng lấy tôi và cùng tôi ăn ở đã lâu, từ lúc
còn trẻ đẹp. Xưa nay đàn bà
lấy chồng lúc trẻ cốt để nhờ cậy
lúc già; lúc đẹp cốt để nhờ cậy lúc
xấu. Phu nhân tôi thường nhờ
cậy tôi và tôi cũng đã nhận sự nhờ cậy
ấy. Nay nhà vua tuy muốn ban ơn, chắc cũng
không nỡ để cho tôi ăn ở
bội bạc với những điều phu nhân tôi đã
cậy bấy lâu nay!
Nói đoạn, Án Tử lạy hai lạy, xin chối từ
không nhận người con gái xinh đẹp của Vua.
***
Con người biết giữ lòng thủy chung như Án Tử thật đáng quý
biết bao. Còn đáng khâm phục hơn
nữa, khi chính ông quyết chối từ một sự
mời mọc quá hấp dẫn. Ông đã dứt khoát
tiêu diệt cơn cám dỗ ngay từ trong trứng
nước. Cao quý thay tình nghĩa phu thê mặn nồng!
Trong bài tin mừng hôm nay, Đức Giêsu
đã kiện toàn luật trong sạch của đời
sống hôn nhân: “Anh em đã nghe luật dạy rằng:
chớ ngoại tìn. Còn thầy, thầy bảo cho anh em biết : ai nhìn người phụ nữ mà
thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với
người ấy rồi” (Mt 5,27). Có những con mắt
không nhìn thấy vẻ đẹp nơi người yêu
của mình, mà chỉ thấy nét đẹp nơi
người yêu của kẻ khác. Đôi
mắt là cánh cửa tâm hồn. Và
tội lỗi cũng đi vào từ đó. Cho nên, luật cũ dạy “chớ ngoại tình”,
còn Đức Giêsu, cấm ngay từ sự thèm muốn
vừa nhen nhúm trong lòng. Vì “ý tưởng
dẫn tới hành động”, nên tự bản chất
cưu mang ý tưởng xấu là đã phạm tội
rồi.
Luật cũ dạy: “Chớ giết
người”, còn Đức Giêsu dạy: “Ai giận anh em mình” thì coi
như đã phạm tội giết người. vì thù oán anh em là
đã tiêu diệt họ ngay trong lòng mình. Tuy chưa giết
họ thật sự, nhưng đã giết chết họ
trong trái tim mình rồi. Thánh Gioan viết:
“Phàm ai ghét anh em mình thì là kẻ sát nhân” (1 Ga 3,15).
Luật cũ cho phép thề, nhưng “chớ
bội thề”, còn Đức Giêsu bảo: “Đừng
thề chi cả”. Lời nói tự nó phải
có một giá trị. Vì thế, “Hễ có
thì phải nói có, hễ không thì phải nói không. Thêm
thắt điều gì là do ác quỷ” (Mt 5,37).
Cả 3 khoản luật trên đây đã
được Đức Giêsu “kiện toàn” và làm cho nên
“mới”.
-
“kiện toàn” vì nó đòi hoi cao hơn, hoàn hảo
hơn, nhân bhan hơn và đạo đức hơn. Nói cách khác, vì nó thấm nhuần tinh thần bác ái,
yêu thương.
- “mới” vì từ nay tuân giữ luật
lệ, không chỉ làm theo hình thức bên
ngoài, mà phải tỏ thiện chí từ bên trong với
một ý hướng ngay lành tuyệt đối, một
tình mến chân thành.
Luật mới mà Đức
Giêsu kiện toàn thật tuyệt vời, nhưng lại
đòi hỏi quá nhiều, quá khó, quá sức con
người. Tuy nhiên, Người lại bảo:
“Nếu anh e m không ăn ở công chính hơn các kinh sư
và người Pharisêu, thì sẽ chẳng được vào
Nước Trời” (Mt 5,20). Các kinh sư và nhóm Pharisêu tự cho mình là
người công chính nhờ tuân giữ lề luật.
Đức Giêsu trái lại, Người cho rằng chỉ
nhờ ơn Chúa con người mới được nên
công chính. Người công chính là người luôn mau mắn
thi hành thánh ý Chúa, mà thánh Chúa bao giờ cũng tốt lành và
luôn hữu ích cho phần rỗi con người. Không một thánh ý nào của Người mà không
phát xuất từ tình yêu. Nên cho dù Người có
đòi hỏi gắt gao cũng là
để mang lại hạnh phúc cho họ mà thôi.
Hãy cố gắng hết
khả năng với tất ả thiện chí, phần còn
lại là cha Chúa. Người đã hứa với Phao
lô: “ơn của Thầy đủ cho con” (2Cr 12,9). Với ơn Chúa chúng ta
sẽ làm được tất cả. Thánh Phao lô nói:
“Tôi làm được mọi sự trong Đấng ban
sức mạnh tôi” (Pl 4,13).
***
Lạy Chúa,
Giữa một
thế giới tôn thờ khoái lạc, xin thanh luyện lòng
trí chúng con.
Giữa một
thế giới thù hận ganh ghét, xin hoán cải con tim chúng con.
Giữa một
thế giới lọc lừa gian dối, xin gìn giữ
miệng lưỡi chúng con.
Như đóa hoa
sen trong đầm lầy, xin bảo vệ tâm hồn chúng
con luôn thanh khiết. Amen.
|